Sự phát triển ngành công tác xã hội ở Việt Nam như thế nào?
kiến thức chung
Sự phát triển công tác xã hội như một ngành chuyên môn là một quá trình tự phát, vì cơ quan chính quyền có liên quan là ngành Lao động Thương binh Xã hội lúc đầu không có khái niệm nào về an sinh xã hội và công tác xã hội như những ngành khoa học. Nó xuất phát từ nhu cầu bức bách của xã hội với những vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều. Bên cạnh đó là sự hiện diện của nhóm nhân văn công tác xã hội sẵn sàng đáp ứng. Năm 1949, với sự giúp đỡ của Hội Hồng Thập Tự và Đại sứ quán Pháp tại Sài Gòn, trường Cán sự xã hội Caritas được thành lập do các nữ tu dòng Vinh Sơn thành lập, thời gian học 3 năm. Năm 1968, Trường công tác xã hội Quốc gia, thuộc Bộ Xã hội (cũ) được thành lập với sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc (UNICEF và UNDP), chương trình học 2 năm cho 2 chức danh: Cán sự xã hội và Kiểm sự xã hội. Năm 1975, cả hai trường đều giải thể. Song vẫn còn một nhóm các nhà khoa học tâm huyết đã cố gắng duy trì ngành học này tại một vài cơ sở đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1992, bộ môn công tác xã hội mới được thành lập trở lại tại Khoa Phụ nữ học thuộc trường Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh, công tác xã hội được giảng dạy với đầy đủ các tiết về lý thuyết và thực hành để sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành một nhân văn công tác xã hội chuyên nghiệp. Bên cạnh đó là một số tổ chức như các tổ chức tôn giáo, Hội Liên hiệp Phụ Nữ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số cở ban ngành như Ủy ban dân số gia đình và trẻ em, Hội chữ thập đỏ...gửi người đi học các khóa cán sự xã hội ngắn hạn và các khóa tập huấn về công tác Phát triển cộng đồng. Tháng 10 năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình khung đào tạo cử nhân ngành công tác xã hội bậc đại học và bậc cao đẳng tạo bước ngoặc căn bản trong sự phát triển của nghề công tác xã hội ở Việt Nam. Đến nay đã có 38 trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành công tác xã hội. Đặc biệt, ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32 về việc phê duyệt Đề án phát triễn ngành công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển nghề công tác xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngày 15/7/2011 Bộ Trưởng Bộ Y tế cũng đã ký Quyết định số 2514/QĐ-BYT về Đề án Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y giai đoạn 2011 – 2020. Đề án này nhằm cụ thể Quyết định số 32 của Thủ tướng Chính phủ vào thực tiễn của lĩnh vực Y tế góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ như làm gia tăng sự hài lòng của người dân khi sự dụng các dịch vụ Y tế.
Nội dung liên quan
Nguyễn Yến