Sự phát triển công nghệ số đến viễn cảnh việc làm và thu nhập của người lao động trong bối cảnh hiện nay?

  1. Kiến thức chung

Bàn về kịch bản việc làm trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, GS. Klaus Schwab nhận định: “sự trỗi dậy của một thế giới nơi mà các mô hình công việc chiếm ưu thế là một loại những giao dịch giữa một người lao động và một công ty, chứ không phải các mối quan hệ lâu dài”, “nền kinh tế theo yêu cầu đang làm thay đổi một cách cơ bản mối quan hệ của chúng ta với công việc và với cơ cấu xã hội, nơi nó đang diễn ra”. Viện dẫn những ví dụ minh họa thực tế để phân tích tác động từ sự phát triển công nghệ số đến viễn cảnh việc làm và thu nhập của người lao động trong bối cảnh hiện nay?

Từ khóa: 

kiến thức chung

Khái niệm về cách mạng công nghiệp 4.0 Khái niệm Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (CMCN4) hay là Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Tuy nhiên vào khoảng 4 năm sau, ngày 20/01/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, thu hút sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia và hơn 2.500 quan khách từ hơn 100 quốc gia, trong đó có Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh David Cameron, Bill Gates, CEO của Microsof Satya Nadella, Chủ tịch của Alibaba Jack Ma,... Khái niệm Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã được làm rõ tại diễn đàn này. ` Theo GS. Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) hay CMCN 4.0, là một thuật ngữ gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. CMCN 4.0 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, internet kết nối vạn vật (IoT) và internet của các dịch vụ (IoS). Chính các yếu tố trên đã tạo ra những tác động không nhỏ đến đến viễn cảnh việc làm và thu nhập của người lao động trong bối cảnh hiện nay. Cơ hội -Gia tăng các việc làm an toàn, giảm nguy cơ từ các việc làm nguy hiểm: Ngày nay, các robot đang được sử dụng nhiều hơn ở tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp cho đến chăm sóc người bệnh. Sự phát triển nhanh công nghệ robot làm cho sự hợp tác giữa người và máy móc sớm trở thành hiện thực. Hơn nữa, do tiến bộ công nghệ, robot đang trở nên thích nghi và linh hoạt hơn với thiết kế cấu trúc và chức năng được lấy cảm hứng từ các cấu trúc sinh học phức tạp. Chính vì lẽ đó mà trong tương lai Robot có thể thay con người làm các công việc nguy hiểm, từ đó làm giảm nguy cơ từ các việc làm nguy hiểm. VD: robot sẽ trực tiếp thay thế con người trong nhiều công việc có độ an toàn thấp như: cứu nạn tại các hiện trường hỏa hoạn, nhiễm độc hoặc thay thế người công nhân trong các hầm mỏ... -Thúc đẩy năng xuất lao động, tạo khả năng nâng cao thu nhập: Cùng một công việc nhưng với sự thay thế của trí tạo nhân tuệ mà máy móc thiết bị hiện đại, năng xuất lao động sẽ ổn định hơn so với con người. Như vậy, đồng nghĩa với việc con người phải tham gia vào quá trình sản xuất ít hơn, trong khi doanh thu và năng xuất tăng cao hơn. Như vậy, thu nhập cũng có thể cao hơn. VD: Thử so sánh thành phố Detroit vào năm 1990 (là một trung tâm lớn của các ngành công nghiệp truyền thống) với Thung lũng Silicon vào năm 2014. Năm 1990, ba công ty lớn nhất tại Detroit có vốn cổ phần hóa thị trường là 36 tỷ đô la Mỹ, doanh thu là 250 tỷ đô la Mỹ và có 1,2 triệu nhân viên. Trong năm 2014, ba công ty lớn nhất ở Thung lũng Silicon có vốn cổ phần hóa thị trường cao hơn một cách đáng kể (1,09 nghìn tỷ USD), tạo ra doanh thu tương tự với ba công ty ở Detroit là khoảng 247 tỷ USD, nhưng với số nhân viên ít hơn khoảng 10 lần (137.000 nhân viên). -Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: một điều rõ ràng rằng, thị trường lao động trong cuộc CMCN 4.0, con người không chỉ phải cạnh tranh với chính con người mà còn phải cạnh tranh với cả robot và các trí tuệ nhân tạo. Trong tình hình ấy, để duy trì thu nhập, và có công việc, con người không có cách nào khác là phải nâng cao năng lực bản thân, rèn luyện kĩ năng. Từ đó, sẽ hình thành và gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao. -Tạo ra nhiều ngành nghề mới: Khoa học và Công nghệ đang ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ, thị trường kinh tế sẽ có những điều tiết để bắt kịp với nó. Cùng với đó, thị trường lao động sẽ có thêm nhiều ngành nghề mới xuất hiện. Diễn đàn Kinh tế Davos năm ngoái đã dự đoán, CMCN 4.0 diễn ra sẽ tạo ra 2 triệu việc làm mới . Do đó, trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ bị tác động mạnh mẽ và toàn diện. Danh mục ngành nghề đào tạo sẽ phải điều chỉnh, cập nhật liên tục vì ranh giới giữa các lĩnh vực rất mong manh. Sẽ là sự liên kết của các lĩnh vực lý – sinh; cơ – điện tử - sinh,. Công nghệ thực tế ảo sẽ thay đổi cách dạy và học. Những khái niệm phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo sẽ trở thành xu hướng trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp thời gian tới. VD: những nghề đào tạo mới, đặc biệt là những nghề liên quan đến sự tương tác giữa con người và máy... -Mở ra nhiều sự lựa chọn với các phương thức đầu tư kinh doanh mới: Cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ là một thị trường lớn cho các ý tưởng sáng tạo, các doanh nghiệp (DN) starup mà đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo được nhà nước và giới đầu tư thúc đẩy mạnh mẽ. Năm 2016, lần đầu tiên Việt Nam có hơn 110 nghìn DN thành lập trong một năm, bình quân một giờ đồng hồ có 12 DN mới ra đời. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 có hơn 1 triệu DN, hỗ trợ khoảng 600 DN với 2.000 dự án trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo để thúc đẩy các DN tiếp cận với công nghệ mới. Đồng thời, việc đàm phán hoặc ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hy vọng đem lại những cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành thâm dụng lao động giá rẻ. VD: vào các thế kỉ trước đây, người ta không thể hình dung sẽ có những doanh nghiệp như instagram, Facebook... sẽ hình thành và phát triển mạnh mẽ với doanh thu lớn mà lại không tốn nhiều chi phí đầu tư. Cuộc cách mạng 4.0 sẽ tạo ra nhiều doanh nghiệp như thế. Thách thức -Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu thị trường lao động : cuộc cách mạng này có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế cho người lao động trong toàn bộ nền kinh tế, sự thay thế con người lao động bằng máy móc có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, quá trình con người được thay thế bằng công nghệ này cũng có thể sẽ dẫn đến sự gia tăng các việc làm an toàn và thu nhập cao hơn: kĩ năng thấp →lương thấp, kĩ năng cao → lương cao. -Thất nghiệp tăng cao: Diễn đàn Kinh tế Davos năm ngoái đã dự đoán, CMCN 4.0 diễn ra sẽ khiến 7 triệu việc làm trước đây biến mất. Đồng nghĩa với việc hàng chục triệu người lao động có nguy cơ rơi vào cảng không có việc làm. VD: Theo ILO, 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông-Nam Á đang bị đe dọa, trong đó 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của Cam-pu-chia và 64% lao động In-đô-nê-xi-a trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa trong ngành. Hay như hệ thống tổng đài (Call Center) trả lời trong ngành viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán cũng bị đe dọa, khi mà hàng trăm nghìn người đang làm việc cho các “call center” trên khắp thế giới có thể mất việc. -Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao: Cách mạng 4.0 không chỉ tạo ra cơ hội mà còn cả thách thức cho lao động. Cách mạng công nghệ cao đòi hỏi nguồn nhân lực chất lực chất lượng cao. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có sẵn 1 nguồn nhân lực chất lượng cao. Đối với các quốc gia như vậy, nền kinh tế sẽ nhanh chóng bị nhấn chìm và thụt lùi so với thị trường thế giới. VD: Thị trường lao động Việt Nam, với khoảng 60% dân số trong độ tuổi lao động, Việt Nam còn ở thời kỳ dân số vàng trong ít nhất 20 năm nữa. Tuy nhiên, do nguồn nhân lực có sự thiếu hụt trầm trọng lao động có trình độ tay nghề cao và công nhân kỹ thuật lành nghề khiến cho chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước (WB, 2014). Hiện có khoảng 52% dân số Việt Nam sử dụng Internet, dự báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 1 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tổng kết : Cuộc CMCN 4.0 xuất hiện sẽ mang tới cho con người nhiều cơ hội và thách thức mới. Tuy nhiên, chúng ta không cần quá lo lắng vì như CEO Microsoft - Satya Nadella cho rằng “chúng ta không phải lo lắng, bởi trong tương lai có nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra và robot không thể thay thế con người ở rất nhiều công việc đặc thù”. Đứng trước cuộc CMCN 4.0, nhà vật lý, vũ trụ học Stephen Hawking gần đây đã có phát ngôn chấn động khi dự đoán về tác động khủng khiếp của công nghệ rô-bốt trong tương lai: “Loài người đang đối diện với khả năng diệt vong trong 1.000 năm nữa, nếu không phải vì chiến tranh hạt nhân thì cũng vì công nghệ rô-bốt phát triển”. Tuy nhiên đó sẽ là một tương lai còn xa, điều quan trọng nhất bây giờ là chúng ta cần vượt qua thách thức lớn nhất của mỗi cá nhân là vượt qua chính mình, vượt qua tâm lý tư duy phát triển tự hài lòng của người tiểu nông, không dám chấp nhận mạo hiểm để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Cần chủ động đưa tư duy của mình thoát khỏi lối mòn với những ý tưởng, những hệ thống thậm chí chưa bao giờ nghĩ tới. Xét đến cùng nếu không muốn bị lệ thuộc vào những quốc gia đi trước thì mỗi cá nhân, DN hay rộng hơn là đất nước, đều cần phải liên tục đổi mới để sinh tồn. Và đây chính là lúc công việc của chúng ta trong tương lai sẽ thay đổi.
Trả lời
Khái niệm về cách mạng công nghiệp 4.0 Khái niệm Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (CMCN4) hay là Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Tuy nhiên vào khoảng 4 năm sau, ngày 20/01/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, thu hút sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia và hơn 2.500 quan khách từ hơn 100 quốc gia, trong đó có Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh David Cameron, Bill Gates, CEO của Microsof Satya Nadella, Chủ tịch của Alibaba Jack Ma,... Khái niệm Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã được làm rõ tại diễn đàn này. ` Theo GS. Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) hay CMCN 4.0, là một thuật ngữ gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. CMCN 4.0 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, internet kết nối vạn vật (IoT) và internet của các dịch vụ (IoS). Chính các yếu tố trên đã tạo ra những tác động không nhỏ đến đến viễn cảnh việc làm và thu nhập của người lao động trong bối cảnh hiện nay. Cơ hội -Gia tăng các việc làm an toàn, giảm nguy cơ từ các việc làm nguy hiểm: Ngày nay, các robot đang được sử dụng nhiều hơn ở tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp cho đến chăm sóc người bệnh. Sự phát triển nhanh công nghệ robot làm cho sự hợp tác giữa người và máy móc sớm trở thành hiện thực. Hơn nữa, do tiến bộ công nghệ, robot đang trở nên thích nghi và linh hoạt hơn với thiết kế cấu trúc và chức năng được lấy cảm hứng từ các cấu trúc sinh học phức tạp. Chính vì lẽ đó mà trong tương lai Robot có thể thay con người làm các công việc nguy hiểm, từ đó làm giảm nguy cơ từ các việc làm nguy hiểm. VD: robot sẽ trực tiếp thay thế con người trong nhiều công việc có độ an toàn thấp như: cứu nạn tại các hiện trường hỏa hoạn, nhiễm độc hoặc thay thế người công nhân trong các hầm mỏ... -Thúc đẩy năng xuất lao động, tạo khả năng nâng cao thu nhập: Cùng một công việc nhưng với sự thay thế của trí tạo nhân tuệ mà máy móc thiết bị hiện đại, năng xuất lao động sẽ ổn định hơn so với con người. Như vậy, đồng nghĩa với việc con người phải tham gia vào quá trình sản xuất ít hơn, trong khi doanh thu và năng xuất tăng cao hơn. Như vậy, thu nhập cũng có thể cao hơn. VD: Thử so sánh thành phố Detroit vào năm 1990 (là một trung tâm lớn của các ngành công nghiệp truyền thống) với Thung lũng Silicon vào năm 2014. Năm 1990, ba công ty lớn nhất tại Detroit có vốn cổ phần hóa thị trường là 36 tỷ đô la Mỹ, doanh thu là 250 tỷ đô la Mỹ và có 1,2 triệu nhân viên. Trong năm 2014, ba công ty lớn nhất ở Thung lũng Silicon có vốn cổ phần hóa thị trường cao hơn một cách đáng kể (1,09 nghìn tỷ USD), tạo ra doanh thu tương tự với ba công ty ở Detroit là khoảng 247 tỷ USD, nhưng với số nhân viên ít hơn khoảng 10 lần (137.000 nhân viên). -Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: một điều rõ ràng rằng, thị trường lao động trong cuộc CMCN 4.0, con người không chỉ phải cạnh tranh với chính con người mà còn phải cạnh tranh với cả robot và các trí tuệ nhân tạo. Trong tình hình ấy, để duy trì thu nhập, và có công việc, con người không có cách nào khác là phải nâng cao năng lực bản thân, rèn luyện kĩ năng. Từ đó, sẽ hình thành và gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao. -Tạo ra nhiều ngành nghề mới: Khoa học và Công nghệ đang ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ, thị trường kinh tế sẽ có những điều tiết để bắt kịp với nó. Cùng với đó, thị trường lao động sẽ có thêm nhiều ngành nghề mới xuất hiện. Diễn đàn Kinh tế Davos năm ngoái đã dự đoán, CMCN 4.0 diễn ra sẽ tạo ra 2 triệu việc làm mới . Do đó, trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ bị tác động mạnh mẽ và toàn diện. Danh mục ngành nghề đào tạo sẽ phải điều chỉnh, cập nhật liên tục vì ranh giới giữa các lĩnh vực rất mong manh. Sẽ là sự liên kết của các lĩnh vực lý – sinh; cơ – điện tử - sinh,. Công nghệ thực tế ảo sẽ thay đổi cách dạy và học. Những khái niệm phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo sẽ trở thành xu hướng trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp thời gian tới. VD: những nghề đào tạo mới, đặc biệt là những nghề liên quan đến sự tương tác giữa con người và máy... -Mở ra nhiều sự lựa chọn với các phương thức đầu tư kinh doanh mới: Cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ là một thị trường lớn cho các ý tưởng sáng tạo, các doanh nghiệp (DN) starup mà đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo được nhà nước và giới đầu tư thúc đẩy mạnh mẽ. Năm 2016, lần đầu tiên Việt Nam có hơn 110 nghìn DN thành lập trong một năm, bình quân một giờ đồng hồ có 12 DN mới ra đời. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 có hơn 1 triệu DN, hỗ trợ khoảng 600 DN với 2.000 dự án trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo để thúc đẩy các DN tiếp cận với công nghệ mới. Đồng thời, việc đàm phán hoặc ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hy vọng đem lại những cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành thâm dụng lao động giá rẻ. VD: vào các thế kỉ trước đây, người ta không thể hình dung sẽ có những doanh nghiệp như instagram, Facebook... sẽ hình thành và phát triển mạnh mẽ với doanh thu lớn mà lại không tốn nhiều chi phí đầu tư. Cuộc cách mạng 4.0 sẽ tạo ra nhiều doanh nghiệp như thế. Thách thức -Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu thị trường lao động : cuộc cách mạng này có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế cho người lao động trong toàn bộ nền kinh tế, sự thay thế con người lao động bằng máy móc có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, quá trình con người được thay thế bằng công nghệ này cũng có thể sẽ dẫn đến sự gia tăng các việc làm an toàn và thu nhập cao hơn: kĩ năng thấp →lương thấp, kĩ năng cao → lương cao. -Thất nghiệp tăng cao: Diễn đàn Kinh tế Davos năm ngoái đã dự đoán, CMCN 4.0 diễn ra sẽ khiến 7 triệu việc làm trước đây biến mất. Đồng nghĩa với việc hàng chục triệu người lao động có nguy cơ rơi vào cảng không có việc làm. VD: Theo ILO, 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông-Nam Á đang bị đe dọa, trong đó 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của Cam-pu-chia và 64% lao động In-đô-nê-xi-a trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa trong ngành. Hay như hệ thống tổng đài (Call Center) trả lời trong ngành viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán cũng bị đe dọa, khi mà hàng trăm nghìn người đang làm việc cho các “call center” trên khắp thế giới có thể mất việc. -Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao: Cách mạng 4.0 không chỉ tạo ra cơ hội mà còn cả thách thức cho lao động. Cách mạng công nghệ cao đòi hỏi nguồn nhân lực chất lực chất lượng cao. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có sẵn 1 nguồn nhân lực chất lượng cao. Đối với các quốc gia như vậy, nền kinh tế sẽ nhanh chóng bị nhấn chìm và thụt lùi so với thị trường thế giới. VD: Thị trường lao động Việt Nam, với khoảng 60% dân số trong độ tuổi lao động, Việt Nam còn ở thời kỳ dân số vàng trong ít nhất 20 năm nữa. Tuy nhiên, do nguồn nhân lực có sự thiếu hụt trầm trọng lao động có trình độ tay nghề cao và công nhân kỹ thuật lành nghề khiến cho chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước (WB, 2014). Hiện có khoảng 52% dân số Việt Nam sử dụng Internet, dự báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 1 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tổng kết : Cuộc CMCN 4.0 xuất hiện sẽ mang tới cho con người nhiều cơ hội và thách thức mới. Tuy nhiên, chúng ta không cần quá lo lắng vì như CEO Microsoft - Satya Nadella cho rằng “chúng ta không phải lo lắng, bởi trong tương lai có nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra và robot không thể thay thế con người ở rất nhiều công việc đặc thù”. Đứng trước cuộc CMCN 4.0, nhà vật lý, vũ trụ học Stephen Hawking gần đây đã có phát ngôn chấn động khi dự đoán về tác động khủng khiếp của công nghệ rô-bốt trong tương lai: “Loài người đang đối diện với khả năng diệt vong trong 1.000 năm nữa, nếu không phải vì chiến tranh hạt nhân thì cũng vì công nghệ rô-bốt phát triển”. Tuy nhiên đó sẽ là một tương lai còn xa, điều quan trọng nhất bây giờ là chúng ta cần vượt qua thách thức lớn nhất của mỗi cá nhân là vượt qua chính mình, vượt qua tâm lý tư duy phát triển tự hài lòng của người tiểu nông, không dám chấp nhận mạo hiểm để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Cần chủ động đưa tư duy của mình thoát khỏi lối mòn với những ý tưởng, những hệ thống thậm chí chưa bao giờ nghĩ tới. Xét đến cùng nếu không muốn bị lệ thuộc vào những quốc gia đi trước thì mỗi cá nhân, DN hay rộng hơn là đất nước, đều cần phải liên tục đổi mới để sinh tồn. Và đây chính là lúc công việc của chúng ta trong tương lai sẽ thay đổi.