Sự nhận dạng trong “Thất lạc cõi người” của Dazai Osamu ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Dazai Osamu tên thật là Tsushima Shūji - nhà văn nổi tiếng nước Nhật thời kì ngay sau chiến tranh Thế giới thứ Hai. Thời trung học, ông là một học sinh giỏi, những năm cấp ba đã cùng bạn bè viết văn làm báo. Ông ghi danh vào đại học Tokyo, chuyên ngành Văn chương Pháp, bắt đầu tham gia hoạt động chính trị cánh tả. Dazai dùng lối viết giản dị như câu nói thường ngày. Những tác phẩm nổi tiếng của ông đều dựa vào những sự việc xảy ra trong cuộc đời mình nên ông được xếp vào tự truyện, tiểu thuyết tự. Tác phẩm của Dazai hàm chứa nỗi bi quan sâu đậm, các nhân vật tiểu thuyết của ông cũng quan niệm chuyện tự tử như cách duy nhất để thay thế cho đời sống địa ngục của họ, nhưng thường thất bại trong việc tự tử chính vì thái độ khinh bạc đối với sự sống hay chết. “Thất lạc cõi người” là một tiểu thuyết tự thuật của Dazai, là cuốn sách được người Nhật truyền tay nhau qua nhiều thế hệ, và là tiểu thuyết bán chạy thứ hai trong lịch sử đất nước này. Tác phẩm được thể hiện dưới dạng ghi chép của chàng trai trẻ Oba Yozo được một người lạ mặt tìm thấy từ một người phụ nữ từng ở quán bar, gồm 3 quyển sổ kể lại cuộc đời của Oba Yozo. Sau khi hoàn thành tác phẩm này, Dazai cùng với người tình là Tomie trầm mình tự sát ở hồ nước ngọt Tamagawa, chấm dứt cuộc đời 39 năm ngắn ngủi. “Thất lạc cõi người" được xem là cuốn tự truyện của chính tác giả Dazai Osamu. Tiểu thuyết được hoàn thành ngay trước khi ông quyết định tự sát lần thứ 5. Câu chuyện kể về cuộc đời của Yochan, một thiếu niên đẹp, thông minh và nhạy cảm. Nhưng ngay từ khi còn nhỏ đã sống trong trạng thái hoang mang, với nỗi mặc cảm nhức nhối, rằng bản thân mình chỉ là kẻ bên rìa xã hội, vĩnh viễn không bao giờ được sống hạnh phúc giữa tha nhân. “Thất lạc” mang nghĩa là đánh mất hay mất mát. Đó là một con người đánh mất chính phận làm người của mình. Bởi chăng, dù là trong vô thức, suốt cả đời mình, người ấy đã phạm phải bao nhiêu cái tội, đã mắc phải bao nhiêu sai lầm? “Thất lạc”, nhưng cũng như không phải thất lạc, bởi vì con người này đâu có đánh mất cái bản ngã của mình. Ngay từ nhỏ, nhân vật đã tự cho mình đứng ở ngoài rìa xã hội, suốt cả đời đóng cái vai anh hề với chiếc mặt nạ da người ấy. Từ “thất lạc” được sử dụng giống như là một lời nhận xét của một người ngoài khi nhìn vào nhân vật chính của câu chuyện. Nhân vật chính trong tiểu thuyết – hay chính là tác giả đang kể lại chuyện đời mình – là một người thất cách như vậy. Anh không hiểu nổi những gì người bình thường hiểu, cả cuộc đời anh nhuốm một màu bi quan. Trần thế không có chỗ đứng cho anh, người đời coi anh như một phế nhân. Vì thế phía cuối của con đường mà nhân vật chính đi lạc vào chính là nơi không có những con người bình thường nữa. Tuy nhiên, dù hiểu thế nào thì đều mang những nỗi chua xót nhuốm màu cổ kính, gợi nên hình ảnh một con người đi ngược chiều giữa những con người khác, hay như một hình ảnh ví von phổ biến hơn là một con cừu đen. Trong khi đó, khi theo dõi câu chuyện về cả cuộc đời nhân vật, ta đều thấy anh đáng thương nhiều hơn là đáng trách. “Thất lạc cõi người” được viết dưới dạng nhật ký, ghi lại tâm tư sâu kín của một con người bằng một hệ thống ngôn ngữ trần trụi, sắc lạnh, và thẳng thắn đến tàn nhẫn. Người đọc những dòng nhật ký ấy thấy tâm trí bải hoải, nặng nề. Cuộc đời tha hóa đến thế, đau khổ đến thế thì đúng là bỏ đi rồi. Không chết được lại là sự đầy đọa dai dẳng. Nhân gian kia lại chẳng khác gì địa ngục cay đắng. Mặc cảm về cái chết là thứ mặc cảm tồn tại mạnh mẽ trong tác phẩm này. Cái chết hiện diện ở khắp mọi nơi, xung quanh đời sống của các nhân vật. Cái chết là bước đường cùng hay là sự giải thoát? Cái chết tồn tại mạnh mẽ đến nỗi con người hít thở được nó. Một bầu không khí ngột ngạt chết chóc bao trùm tất thảy, nhưng mọi điều rồi sẽ qua đi. Yochan cũng đến lúc chịu sống như một phế nhân, một cái xác biết cử động. Một cuốn sách đậm chất cá nhân, như là những lời tuyệt vọng sau cùng của đời người, để khẩn thiết mong nhân thế thấu hiểu. Văn chương Dazai luôn mang lại cảm giác cùng quẫn tuyệt vọng, mang dấu ấn về sự úa tàn cực đoan. Nhưng Dazai cũng từ những bĩ cực cá nhân ấy mà cất giọng nói đẹp đẽ về tâm tư con người. Dù giọng văn khắc nghiệt, yếm thế, nhưng tác phẩm vẫn gợi lên nhưng khoảng lặng dai dẳng, mang đậm tính chất hiện sinh của đời sống. Đó cũng là khả năng nhận dạng của Dazai trong bối cảnh xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ, biết khai thác triệt để tâm lý nhân vật tạo nên hiệu ứng thành công cho tác phẩm. Vấn đề nhận dạng , ý thức được sự cần thiết phải xác định lại chính mình, tạo ra một hình ảnh bản thân là một điều vô cùng quan trọng trong lúc Nhật Bản vừa vực dậy sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng trước những rối loạn của thời cuộc, không biết phải sống một cuộc đời ra sao nên cứ vĩnh viễn sống trong nỗi tủi nhục của một kẻ tha hóa, đã từng nhận biết rất rõ về bản thân, nhưng cứ buông mình theo dòng chảy ấy, “Thất lạc cõi người” đã cho ta thấy được những lời tuyệt vọng sau cùng của đời người, để khẩn thiết mong nhân thế thấu hiểu, gợi lên nhưng khoảng lặng dai dẳng, mang đậm tính chất hiện sinh của đời sống. Với nhiều lớp nội dung và giá trị nghệ thuật lẫn nhân văn, dù là một cuốn tiểu thuyết ngắn nhưng thường phải bỏ ra rất nhiều thời gian để đọc và hiểu hết. Với một tiểu thuyết viết bằng lối hài hước thâm thúy và đau xót, đi ngược lại với các tác phẩm cùng trường phái, Dazai Osamu đã thực sự để lại một tiếng vang, một âm hưởng ám ảnh đến mãi về sau này, một tác phẩm đến bây giờ vẫn còn mang rất nhiều giá trị.
Trả lời
Dazai Osamu tên thật là Tsushima Shūji - nhà văn nổi tiếng nước Nhật thời kì ngay sau chiến tranh Thế giới thứ Hai. Thời trung học, ông là một học sinh giỏi, những năm cấp ba đã cùng bạn bè viết văn làm báo. Ông ghi danh vào đại học Tokyo, chuyên ngành Văn chương Pháp, bắt đầu tham gia hoạt động chính trị cánh tả. Dazai dùng lối viết giản dị như câu nói thường ngày. Những tác phẩm nổi tiếng của ông đều dựa vào những sự việc xảy ra trong cuộc đời mình nên ông được xếp vào tự truyện, tiểu thuyết tự. Tác phẩm của Dazai hàm chứa nỗi bi quan sâu đậm, các nhân vật tiểu thuyết của ông cũng quan niệm chuyện tự tử như cách duy nhất để thay thế cho đời sống địa ngục của họ, nhưng thường thất bại trong việc tự tử chính vì thái độ khinh bạc đối với sự sống hay chết. “Thất lạc cõi người” là một tiểu thuyết tự thuật của Dazai, là cuốn sách được người Nhật truyền tay nhau qua nhiều thế hệ, và là tiểu thuyết bán chạy thứ hai trong lịch sử đất nước này. Tác phẩm được thể hiện dưới dạng ghi chép của chàng trai trẻ Oba Yozo được một người lạ mặt tìm thấy từ một người phụ nữ từng ở quán bar, gồm 3 quyển sổ kể lại cuộc đời của Oba Yozo. Sau khi hoàn thành tác phẩm này, Dazai cùng với người tình là Tomie trầm mình tự sát ở hồ nước ngọt Tamagawa, chấm dứt cuộc đời 39 năm ngắn ngủi. “Thất lạc cõi người" được xem là cuốn tự truyện của chính tác giả Dazai Osamu. Tiểu thuyết được hoàn thành ngay trước khi ông quyết định tự sát lần thứ 5. Câu chuyện kể về cuộc đời của Yochan, một thiếu niên đẹp, thông minh và nhạy cảm. Nhưng ngay từ khi còn nhỏ đã sống trong trạng thái hoang mang, với nỗi mặc cảm nhức nhối, rằng bản thân mình chỉ là kẻ bên rìa xã hội, vĩnh viễn không bao giờ được sống hạnh phúc giữa tha nhân. “Thất lạc” mang nghĩa là đánh mất hay mất mát. Đó là một con người đánh mất chính phận làm người của mình. Bởi chăng, dù là trong vô thức, suốt cả đời mình, người ấy đã phạm phải bao nhiêu cái tội, đã mắc phải bao nhiêu sai lầm? “Thất lạc”, nhưng cũng như không phải thất lạc, bởi vì con người này đâu có đánh mất cái bản ngã của mình. Ngay từ nhỏ, nhân vật đã tự cho mình đứng ở ngoài rìa xã hội, suốt cả đời đóng cái vai anh hề với chiếc mặt nạ da người ấy. Từ “thất lạc” được sử dụng giống như là một lời nhận xét của một người ngoài khi nhìn vào nhân vật chính của câu chuyện. Nhân vật chính trong tiểu thuyết – hay chính là tác giả đang kể lại chuyện đời mình – là một người thất cách như vậy. Anh không hiểu nổi những gì người bình thường hiểu, cả cuộc đời anh nhuốm một màu bi quan. Trần thế không có chỗ đứng cho anh, người đời coi anh như một phế nhân. Vì thế phía cuối của con đường mà nhân vật chính đi lạc vào chính là nơi không có những con người bình thường nữa. Tuy nhiên, dù hiểu thế nào thì đều mang những nỗi chua xót nhuốm màu cổ kính, gợi nên hình ảnh một con người đi ngược chiều giữa những con người khác, hay như một hình ảnh ví von phổ biến hơn là một con cừu đen. Trong khi đó, khi theo dõi câu chuyện về cả cuộc đời nhân vật, ta đều thấy anh đáng thương nhiều hơn là đáng trách. “Thất lạc cõi người” được viết dưới dạng nhật ký, ghi lại tâm tư sâu kín của một con người bằng một hệ thống ngôn ngữ trần trụi, sắc lạnh, và thẳng thắn đến tàn nhẫn. Người đọc những dòng nhật ký ấy thấy tâm trí bải hoải, nặng nề. Cuộc đời tha hóa đến thế, đau khổ đến thế thì đúng là bỏ đi rồi. Không chết được lại là sự đầy đọa dai dẳng. Nhân gian kia lại chẳng khác gì địa ngục cay đắng. Mặc cảm về cái chết là thứ mặc cảm tồn tại mạnh mẽ trong tác phẩm này. Cái chết hiện diện ở khắp mọi nơi, xung quanh đời sống của các nhân vật. Cái chết là bước đường cùng hay là sự giải thoát? Cái chết tồn tại mạnh mẽ đến nỗi con người hít thở được nó. Một bầu không khí ngột ngạt chết chóc bao trùm tất thảy, nhưng mọi điều rồi sẽ qua đi. Yochan cũng đến lúc chịu sống như một phế nhân, một cái xác biết cử động. Một cuốn sách đậm chất cá nhân, như là những lời tuyệt vọng sau cùng của đời người, để khẩn thiết mong nhân thế thấu hiểu. Văn chương Dazai luôn mang lại cảm giác cùng quẫn tuyệt vọng, mang dấu ấn về sự úa tàn cực đoan. Nhưng Dazai cũng từ những bĩ cực cá nhân ấy mà cất giọng nói đẹp đẽ về tâm tư con người. Dù giọng văn khắc nghiệt, yếm thế, nhưng tác phẩm vẫn gợi lên nhưng khoảng lặng dai dẳng, mang đậm tính chất hiện sinh của đời sống. Đó cũng là khả năng nhận dạng của Dazai trong bối cảnh xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ, biết khai thác triệt để tâm lý nhân vật tạo nên hiệu ứng thành công cho tác phẩm. Vấn đề nhận dạng , ý thức được sự cần thiết phải xác định lại chính mình, tạo ra một hình ảnh bản thân là một điều vô cùng quan trọng trong lúc Nhật Bản vừa vực dậy sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng trước những rối loạn của thời cuộc, không biết phải sống một cuộc đời ra sao nên cứ vĩnh viễn sống trong nỗi tủi nhục của một kẻ tha hóa, đã từng nhận biết rất rõ về bản thân, nhưng cứ buông mình theo dòng chảy ấy, “Thất lạc cõi người” đã cho ta thấy được những lời tuyệt vọng sau cùng của đời người, để khẩn thiết mong nhân thế thấu hiểu, gợi lên nhưng khoảng lặng dai dẳng, mang đậm tính chất hiện sinh của đời sống. Với nhiều lớp nội dung và giá trị nghệ thuật lẫn nhân văn, dù là một cuốn tiểu thuyết ngắn nhưng thường phải bỏ ra rất nhiều thời gian để đọc và hiểu hết. Với một tiểu thuyết viết bằng lối hài hước thâm thúy và đau xót, đi ngược lại với các tác phẩm cùng trường phái, Dazai Osamu đã thực sự để lại một tiếng vang, một âm hưởng ám ảnh đến mãi về sau này, một tác phẩm đến bây giờ vẫn còn mang rất nhiều giá trị.