Sự khác nhau về áp lực giữa thế hệ học sinh và thế hệ phụ huynh?
xã hội
,phong cách sống
Tôi thấy mỗi thế hệ có những kiểu áp lực khác nhau, nên nói về so sánh thì có lẽ hơi khập khiễng. Nên tôi sẽ chỉ chỉ ra áp lực của thế học sinh và thế hệ của phụ huynh dưới quan điểm cá nhân của mình.
Áp lực của phụ huynh
Ở thế hệ phụ huynh - cụ thể là những bậc người làm cha, làm mẹ, thầy, cô,... hầu hết mọi người đều đang trải qua một loại khó khăn, đó là khó khăn về vật chất, về cơm ăn áo mặc. Điều mà họ chỉ kỳ vọng mỗi ngày rằng sao cho cả nhà đủ ăn, đủ mặc, cho con của mình được đi học. Họ lăn lội, kiếm tiền, chịu đau đớn về thể xác, tinh thần, nhưng chưa bao giờ dừng lại vì nỗ lực cho chúng ta ăn học ngày nay. Việc hiểu khó khăn là như thế nào, khổ sở là như thế nào đối với họ đã quá trải lòng rồi. Sau khi trải qua hàng loạt những khổ ải cuộc đời, có lẽ sự kỳ vọng cuối cùng là về con cái, muốn tạo những con đường tốt đẹp nhất dành cho chúng, nuôi dạy chúng nên người để rồi có một cuộc sống chu toàn, hạnh phúc.
Áp lực của học sinh
Sinh ra trong thời kì phát triển của xã hội, phần lớn các em đều không thiếu thứ gì từ quần áo, không phải lo chuyện cơm ăn, có điện thoại để dùng, gần như đáp ứng về mọi yêu cầu ngay cả khi chúng còn chưa đòi hỏi. Bên cạnh cũng sẽ có những em tuy sinh ra không được đầy đủ như bao đứa trẻ khác nhưng tôi có thể thấy được rằng áp lực chung của các em bây giờ chính là sự kỳ vọng của gia đình, xã hội vào bản thân - thứ mà thúc ép các em phải "học, học nữa, học mãi". Và áp lực sẽ còn khổng lồ hơn nữa nếu các em là học sinh trường - nơi mà sự ganh đua được đẩy lên cao chót và sự sợ hãi thất bại vô tận. Theo báo cáo mới đây nhất của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) cho thấy mỗi năm gần 46.000 trẻ em và vị thành niên trong độ tuổi từ 10 -> 19 kết liệu cuộc đời mình, tức là trung bình cứ 11 phút lại có một trẻ tự sát. Trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với trẻ em vị thành niên, năm 2019, tự sát đứng thứ 6.
Ngày trước tôi có đọc được một bài viết nọ trên Tumblr về tư vấn tâm lý, họ nói rằng:
- Khi bản thân cha mẹ không hài lòng về cuộc đời hiện cócủa họ, những ước mơ mong muốn còn dang dở mà chính họ chưa thực hiện được.
- Ban đầu, họ chưa có kỳ vọng vào con nhưng do bị tác động bởi những lời hỏi han, họ lại đặt những kỳ vọng cao hơn vào con cái mình và khó chấp nhận khi con không hoàn thành được kì vọng đó.
- Điểm số ở đây, không chỉ là việc con cái học hành ra sao, mà chính là điểm số của việc chúng ta làm cha mẹ giỏi bao nhiêu!
Chúng ta muốn con em được hạnh phúc nhưng liệu ta có đang làm đúng cách?Vốn dĩ tôi dành nhiều thời gian hơn khi viết về áp lực của thế học sinh, bởi tôi thấy thế hệ học sinh hiện nay đang là một vấn đề đáng để quan tâm, những bậc phụ huynh, giáo viên cần có những kế hoạch, chính sách giáo dục để thấu hiệu những gì mà thế hệ sinh sau đẻ muộn đang trải qua.
Việt Cường
Tôi thấy mỗi thế hệ có những kiểu áp lực khác nhau, nên nói về so sánh thì có lẽ hơi khập khiễng. Nên tôi sẽ chỉ chỉ ra áp lực của thế học sinh và thế hệ của phụ huynh dưới quan điểm cá nhân của mình.
Áp lực của phụ huynh
Ở thế hệ phụ huynh - cụ thể là những bậc người làm cha, làm mẹ, thầy, cô,... hầu hết mọi người đều đang trải qua một loại khó khăn, đó là khó khăn về vật chất, về cơm ăn áo mặc. Điều mà họ chỉ kỳ vọng mỗi ngày rằng sao cho cả nhà đủ ăn, đủ mặc, cho con của mình được đi học. Họ lăn lội, kiếm tiền, chịu đau đớn về thể xác, tinh thần, nhưng chưa bao giờ dừng lại vì nỗ lực cho chúng ta ăn học ngày nay. Việc hiểu khó khăn là như thế nào, khổ sở là như thế nào đối với họ đã quá trải lòng rồi. Sau khi trải qua hàng loạt những khổ ải cuộc đời, có lẽ sự kỳ vọng cuối cùng là về con cái, muốn tạo những con đường tốt đẹp nhất dành cho chúng, nuôi dạy chúng nên người để rồi có một cuộc sống chu toàn, hạnh phúc.
Áp lực của học sinh
Sinh ra trong thời kì phát triển của xã hội, phần lớn các em đều không thiếu thứ gì từ quần áo, không phải lo chuyện cơm ăn, có điện thoại để dùng, gần như đáp ứng về mọi yêu cầu ngay cả khi chúng còn chưa đòi hỏi. Bên cạnh cũng sẽ có những em tuy sinh ra không được đầy đủ như bao đứa trẻ khác nhưng tôi có thể thấy được rằng áp lực chung của các em bây giờ chính là sự kỳ vọng của gia đình, xã hội vào bản thân - thứ mà thúc ép các em phải "học, học nữa, học mãi". Và áp lực sẽ còn khổng lồ hơn nữa nếu các em là học sinh trường - nơi mà sự ganh đua được đẩy lên cao chót và sự sợ hãi thất bại vô tận. Theo báo cáo mới đây nhất của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) cho thấy mỗi năm gần 46.000 trẻ em và vị thành niên trong độ tuổi từ 10 -> 19 kết liệu cuộc đời mình, tức là trung bình cứ 11 phút lại có một trẻ tự sát. Trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với trẻ em vị thành niên, năm 2019, tự sát đứng thứ 6.
Ngày trước tôi có đọc được một bài viết nọ trên Tumblr về tư vấn tâm lý, họ nói rằng:
Chúng ta muốn con em được hạnh phúc nhưng liệu ta có đang làm đúng cách?Vốn dĩ tôi dành nhiều thời gian hơn khi viết về áp lực của thế học sinh, bởi tôi thấy thế hệ học sinh hiện nay đang là một vấn đề đáng để quan tâm, những bậc phụ huynh, giáo viên cần có những kế hoạch, chính sách giáo dục để thấu hiệu những gì mà thế hệ sinh sau đẻ muộn đang trải qua.
huong thuy huynh
Cái mà bạn hỏi là loại áp lực nào nhỉ? Nếu là vấn đề học thì thời phụ huynh đi học thì đa số các bác tự học nghèo với đi xa trường mà thi đại học ít nguyện vọng , còn bây giờ thì hs áp lực về điểm số, học thêm nhiều tùm lum😵 có mà thi trắc nghiệm và nhiều phương thức xét tuyển.