Sự khác nhau giữa gốm và sứ?
nghệ thuật
* Đồ Gốm thông thường là đồ đc tạo hình từ đất sét hoặc các vật liệu tương tự, nung lên thành đồ dùng (gốm nung). Nên đồ đất nung, đồ sành, sứ tráng men hay không đều đc gọi là đồ gốm cả.
* Với đồ sứ thì nó là đồ đất nung nhưng vật liệu là đất sét cao lanh được nung ở nhiệt rất cao (1.200-1.400 độ C) để đất bị thủy tinh hóa hoàn toàn. Tương tự với đồ sành là đất sét thông thường và thủy tinh hóa ở nhiệt độ khoảng 1.100-1.250 độ C.
Do đc thủy tinh hóa nên đồ sành và sứ dễ thấy nhất là có khả năng chống thấm tốt (ấm sứ, lu sành) khác biệt với đồ đất nung thông thường đc nung ở nhiệt độ dưới 1.100 độ C rất dễ thấm nước (như viên gạch chẳng hạn). Ngoài ra nó còn chịu lực tốt hơn, có âm sắc,...
Tóm lại, với câu hỏi ở trên thì sứ chỉ là 1 trong những loại đồ gốm, nên ko so sánh đc.
Nguyễn Quang Vinh
* Đồ Gốm thông thường là đồ đc tạo hình từ đất sét hoặc các vật liệu tương tự, nung lên thành đồ dùng (gốm nung). Nên đồ đất nung, đồ sành, sứ tráng men hay không đều đc gọi là đồ gốm cả.
* Với đồ sứ thì nó là đồ đất nung nhưng vật liệu là đất sét cao lanh được nung ở nhiệt rất cao (1.200-1.400 độ C) để đất bị thủy tinh hóa hoàn toàn. Tương tự với đồ sành là đất sét thông thường và thủy tinh hóa ở nhiệt độ khoảng 1.100-1.250 độ C.
Do đc thủy tinh hóa nên đồ sành và sứ dễ thấy nhất là có khả năng chống thấm tốt (ấm sứ, lu sành) khác biệt với đồ đất nung thông thường đc nung ở nhiệt độ dưới 1.100 độ C rất dễ thấm nước (như viên gạch chẳng hạn). Ngoài ra nó còn chịu lực tốt hơn, có âm sắc,...
Tóm lại, với câu hỏi ở trên thì sứ chỉ là 1 trong những loại đồ gốm, nên ko so sánh đc.
Nguyen Chi
Về định nghĩa, gốm là dạng vật chất có nhiệt độ nung thấp khoảng từ 800 độ C. Các sản phẩm đồ gốm được sản xuất bằng cách nung nguyên liệu dạng bột bao gồm khoáng thiên nhiên và các chất vô cơ tổng hợp bao gồm cả kim loại.Đặc tính của gốm là thân đất, có màu, rỗng, xốp và độ hút ẩm cao. Các sản phẩm gốm phổ biến hiện nay trên thị trường như: gốm đất nung, gốm sành xốp, gốm sành nâu, gốm sành trắng…
Sứ được tạo thành bằng cách nung nóng nguyên liệu ở nhiệt độ cao khoảng từ 1200 độ C đến 1400 độ C. Nguyên liệu được sử dụng làm sứ thường là đất sét ở dạng cao lanh.Đặc tính quan trọng của sứ là độ thẩm thấu thấp; đàn hồi; bền; cứng; có độ vang và có tính đề kháng cao với chất hóa học, sốc nhiệt… Trên thị trường, các sản phẩm sứ được chia thành hai loại chính gồm đồ sứ và đồ bán sứ.
Cụ thể sau đây là những khác biệt giữa gốm và sứ:
+ Một là nhiệt độ nung. Nhiệt độ nung của gốm thấp, phổ biến ở khoảng 900 độ C; còn nhiệt độ nung của sứ luôn phổ biến ở khoảng trên 1300 độ C.
+ Hai là độ cứng, độ bền. Do có kết cấu giòn, xốp, nhiệt độ nung thấp nên độ cứng và độ bền của gốm không tốt. Sản phẩm này rất dễ vỡ nếu va chạm hoặc rơi. Ở đồ sứ, nhờ có kết cấu chắc, nhiệt độ nung cao nên sứ có độ cứng, độ bền cao hơn.
+ Ba là khả năng giữ nhiệt. Khả năng giữ nhiệt của gốm thấp hơn rất nhiều so với sứ vì kết cấu giòn, xốp.
+ Bốn là khả năng chịu nhiệt. Tương tự như khả năng giữ nhiệt, khả năng chịu nhiệt của đồ gốm cũng thấp hơn. Minh chứng rõ nhất của điều này là chúng ta không thể cho một chiếc bát bằng gốm vào lò vi sóng. Trong khi đó với bát sứ, chúng ta có thể ho vào lò vi sóng nhiều lần vẫn đảm bảo bát không bị rạn nứt.
+ Năm là độ thẩm thấu nước. Gốm có độ thẩm thấu nước cao hơn nên dễ bị mục. Chính vì thế các sản phẩm gốm thường được tráng men kín để chống nước. Đồ sứ hầu như không thấm nước.
+ Sáu là lớp trang men. Lớp trang men của gốm có tính kín tuyệt đối; còn với sứ lớp tráng men không kín hoàn toàn.
+ Bảy là độ thấu quang. Độ thấu quang của sứ tốt hơn do có độ tinh khiết cao hơn gốm.
+ Tám là về mức giá. Do yêu cầu, quy trình sản xuất không quá khắt khe, cầu kỳ như sứ nên giá đồ gốm thường thấp hơn giá đồ sứ.