Sự khác nhau giữa content creator, content writer và copy writer?
Thực sự mình cũng một vài bài viết về phân biệt hai vị trí này nhưng không thể nào mà hiểu tách bạch, rõ ràng được. Các bác giúp em với ạ.
content
,marketing
,marketing
Trước tiên, bạn cần hiểu rõ các khái niệm cơ bản sau:
CONTENT ở đây chính là bất cứ thứ gì ta sử dụng để truyền đạt một thông tin đến một đối tượng với một mục tiêu cụ thể. Nội dung có thể ở bất kỳ hình thức nào trên Internet: video, tin tức, bài post trên mạng xã hội, bài viết trên blog, meme, v.v. Hầu hết mọi thứ mà bạn thấy trực tuyến đều có thể được phân loại theo “nội dung”.
Nội dung có thể là bất cứ thứ gì nhưng không phải bất cứ thứ gì cũng là nội dung. Nội dung được đưa ra phải mang tính chủ đích, hướng tới một đối tượng hay mục tiêu nào đó. Nếu không thỏa điều kiện trên thì đó không phải là nội dung mà có thể là ngữ cảnh/môi trường.
Ok, vào vấn đề chính:
CONTENT CREATOR có thể hiểu là Người sáng tạo nội dung, là người chịu trách nhiệm tạo ra thông tin và tài liệu trên bất kỳ nền tảng hoặc kênh nào: các kệnh mạng xã hội như facebook, instagram, tiktok hay các trang web, blog.... Mục đích của những nội dung này nhằm thu hút, hấp dẫn người xem.
Ở một phạm vi hẹp hơn, CONTENT WRITER, hay còn gọi là Người viết nội dung, là người chuyên sản xuất nội dung bằng văn bản cho một chủ đề cụ thể nhằm mục tiêu marketing.
→ Có thể thấy rõ nội dung mà content writer tạo ra chỉ giới hạn ở phần chữ trong khi nội dung mà một content creator tạo ra sẽ mở rộng về cả hình ảnh, video, âm thanh.
COPYWRITER là người viết quảng cáo. Các Copywriter thường sẽ phụ trách viết các Slogan, Tagline, đặt tên sản phẩm mới, kịch bản phim hay là tất tần tật những thứ trên các mẫu quảng cáo khiến khán giả thực hiện hành động. Lấy ví dụ để các bạn dễ hình dung hơn thì bài viết của họ sẽ có tiêu đề mang tính thúc đẩy động cơ mua hàng hay sử dụng dịch vụ của người đọc như “Thiết kế ảnh cho Social Media tốn rất nhiều thời gian. Bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm thời gian hơn với…: Link”, “Bạn bị bí ý tưởng cho bài viết? Để tình trạng này tiếp diễn hoặc tìm ra giải pháp cho ý tưởng… tham khảo bài viết này”.
Chung quy lại, mục tiêu cuối cùng của việc viết những nội dung này là mang lại nhiều thông tin hữu ích, chất lượng cao nhằm mang lại giá trị người đọc, chứ không phải là bán hàng hay giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên những thông tin này cần liên quan mật thiết tới những gì mà công ty đang cung cấp. Để cụ thể hóa và giúp các bạn dễ hiểu hơn thì dưới đây là bảng so sánh cùng video mình sưu tầm đươc. Mong là sẽ giúp ích cho các bạn.
Video tham khảo:👇
Huyen Linh
Trước tiên, bạn cần hiểu rõ các khái niệm cơ bản sau:
CONTENT ở đây chính là bất cứ thứ gì ta sử dụng để truyền đạt một thông tin đến một đối tượng với một mục tiêu cụ thể. Nội dung có thể ở bất kỳ hình thức nào trên Internet: video, tin tức, bài post trên mạng xã hội, bài viết trên blog, meme, v.v. Hầu hết mọi thứ mà bạn thấy trực tuyến đều có thể được phân loại theo “nội dung”.
Nội dung có thể là bất cứ thứ gì nhưng không phải bất cứ thứ gì cũng là nội dung. Nội dung được đưa ra phải mang tính chủ đích, hướng tới một đối tượng hay mục tiêu nào đó. Nếu không thỏa điều kiện trên thì đó không phải là nội dung mà có thể là ngữ cảnh/môi trường.
Ok, vào vấn đề chính:
CONTENT CREATOR có thể hiểu là Người sáng tạo nội dung, là người chịu trách nhiệm tạo ra thông tin và tài liệu trên bất kỳ nền tảng hoặc kênh nào: các kệnh mạng xã hội như facebook, instagram, tiktok hay các trang web, blog.... Mục đích của những nội dung này nhằm thu hút, hấp dẫn người xem.
Ở một phạm vi hẹp hơn, CONTENT WRITER, hay còn gọi là Người viết nội dung, là người chuyên sản xuất nội dung bằng văn bản cho một chủ đề cụ thể nhằm mục tiêu marketing.
→ Có thể thấy rõ nội dung mà content writer tạo ra chỉ giới hạn ở phần chữ trong khi nội dung mà một content creator tạo ra sẽ mở rộng về cả hình ảnh, video, âm thanh.
COPYWRITER là người viết quảng cáo. Các Copywriter thường sẽ phụ trách viết các Slogan, Tagline, đặt tên sản phẩm mới, kịch bản phim hay là tất tần tật những thứ trên các mẫu quảng cáo khiến khán giả thực hiện hành động. Lấy ví dụ để các bạn dễ hình dung hơn thì bài viết của họ sẽ có tiêu đề mang tính thúc đẩy động cơ mua hàng hay sử dụng dịch vụ của người đọc như “Thiết kế ảnh cho Social Media tốn rất nhiều thời gian. Bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm thời gian hơn với…: Link”, “Bạn bị bí ý tưởng cho bài viết? Để tình trạng này tiếp diễn hoặc tìm ra giải pháp cho ý tưởng… tham khảo bài viết này”.
Chung quy lại, mục tiêu cuối cùng của việc viết những nội dung này là mang lại nhiều thông tin hữu ích, chất lượng cao nhằm mang lại giá trị người đọc, chứ không phải là bán hàng hay giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên những thông tin này cần liên quan mật thiết tới những gì mà công ty đang cung cấp. Để cụ thể hóa và giúp các bạn dễ hiểu hơn thì dưới đây là bảng so sánh cùng video mình sưu tầm đươc. Mong là sẽ giúp ích cho các bạn.
Video tham khảo:👇