Sự khác nhau giữa các mô hình chủ nghĩa xã hội trên thế giới như Việt Nam, Cuba, Triều Tiên, Trung Quốc ?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Đây là một chủ đề phức tạp và cần có những nghiên cứu chuyên sâu để có thể hiểu được nó một cách toàn diện nhất. Trước đây mình từng có thắc mắc tương tự nên đã tự tìm hiểu và rút ra vài điểm khác nhau cơ bản và dễ hiểu nhất giữa các mô hình chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở các quốc gia này (trừ Triều Tiên).

Trong lịch sử có nhiều quốc gia theo đuổi CNXH, tuy nhiên tiêu biểu nhất có thể kể đến là Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên, Campuchia và Lào. Tại thời điểm mới bắt đầu xây dựng XHCN các quốc gia này đều sử dụng một mô hình giống nhau, có thể hiểu một cách đơn giản là: Thể chế chính trị một đảng cộng sản duy nhất cầm quyền, còn về mặt kinh tế thì nhà nước kiểm soát toàn bộ công cụ sản xuất (nhà máy, đất đai…) và trực tiếp điều chỉnh mọi giá cả, lương của người lao động.

Vào thời điểm hiện tại, Việt Nam, Trung Quốc, Lào và Cuba là các nước XHCN do các Đảng Cộng sản lãnh đạo theo chủ nghĩa Marx – Lenin, còn Triều Tiên đã không còn là một nước XHCN từ khi Hiến pháp 1972 chính thức thay thế học thuyết Marx - Lenin bằng thuyết Chủ thể và loại các mối liên hệ với Chủ nghĩa cộng sản trong Hiến pháp vào năm 2009.

Theo như bạn hỏi về sự khác nhau giữa mô hình XHCN được áp dụng ở VN, Cuba và TQ, thì mình thấy về chính trị thì không có sự khác biệt lớn, còn về kinh tế có thể phân ra làm 2 nhóm. Một là các nước đã thực hiện cải cách kinh tế, mở cửa thị trường gồm VN và TQ, và còn lại Cuba là nước vẫn áp dụng nền kinh tế bao cấp tập trung, mặc dù đã nhận thấy những điểm hạn chế của XHCN, tuy nhiên do nhiều lý do, đặc biệt là cấm vận từ Mỹ nên Cuba trong những năm gần đây (đặc biệt sau khi Fidel Castro rút lui và nhường quyền lực cho em trai ông là Raul Castro), đã bắt đầu tiến hành một vài cải cách kinh tế nhỏ như thúc đẩy kinh tế tư nhân và kêu gọi đầu tư nước ngoài, những chính sách này đã giúp kinh tế Cuba đạt được chuyển biến tích cực mặc dù chưa đáng kể.

Còn trường hợp VN và TQ, dù hai nước đều tiến hành cải cách và xây dựng nền kinh tế thị trường nhưng có tồn tại nhiều điểm khác biệt mà mình thấy điều lớn nhất phải kể đến là việc chính phủ TQ thả lỏng nền kinh tế và khu vực tư nhân phát triển, nhà nước chỉ điều chỉnh ở tầm vĩ mô, ngoài ra TQ còn áp dụng cơ chế “Một quốc gia, hai chế độ”, tức là sự tồn tại song song giữa TQ đại lục XHCN và các lãnh thổ độc lập Hong Kong và Macao với nền kinh tế-chính trị tư bản chủ nghĩa.

Trên đây là một vài điều mình tự tìm hiểu được, hi vọng nó giúp ích cho bạn.

Trong bài mình chỉ đưa ra quan điểm cá nhân và không đánh giá ưu nhược điểm từng mô hình.

Vì đây là chủ đề khó nên mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người.

Trả lời

Đây là một chủ đề phức tạp và cần có những nghiên cứu chuyên sâu để có thể hiểu được nó một cách toàn diện nhất. Trước đây mình từng có thắc mắc tương tự nên đã tự tìm hiểu và rút ra vài điểm khác nhau cơ bản và dễ hiểu nhất giữa các mô hình chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở các quốc gia này (trừ Triều Tiên).

Trong lịch sử có nhiều quốc gia theo đuổi CNXH, tuy nhiên tiêu biểu nhất có thể kể đến là Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên, Campuchia và Lào. Tại thời điểm mới bắt đầu xây dựng XHCN các quốc gia này đều sử dụng một mô hình giống nhau, có thể hiểu một cách đơn giản là: Thể chế chính trị một đảng cộng sản duy nhất cầm quyền, còn về mặt kinh tế thì nhà nước kiểm soát toàn bộ công cụ sản xuất (nhà máy, đất đai…) và trực tiếp điều chỉnh mọi giá cả, lương của người lao động.

Vào thời điểm hiện tại, Việt Nam, Trung Quốc, Lào và Cuba là các nước XHCN do các Đảng Cộng sản lãnh đạo theo chủ nghĩa Marx – Lenin, còn Triều Tiên đã không còn là một nước XHCN từ khi Hiến pháp 1972 chính thức thay thế học thuyết Marx - Lenin bằng thuyết Chủ thể và loại các mối liên hệ với Chủ nghĩa cộng sản trong Hiến pháp vào năm 2009.

Theo như bạn hỏi về sự khác nhau giữa mô hình XHCN được áp dụng ở VN, Cuba và TQ, thì mình thấy về chính trị thì không có sự khác biệt lớn, còn về kinh tế có thể phân ra làm 2 nhóm. Một là các nước đã thực hiện cải cách kinh tế, mở cửa thị trường gồm VN và TQ, và còn lại Cuba là nước vẫn áp dụng nền kinh tế bao cấp tập trung, mặc dù đã nhận thấy những điểm hạn chế của XHCN, tuy nhiên do nhiều lý do, đặc biệt là cấm vận từ Mỹ nên Cuba trong những năm gần đây (đặc biệt sau khi Fidel Castro rút lui và nhường quyền lực cho em trai ông là Raul Castro), đã bắt đầu tiến hành một vài cải cách kinh tế nhỏ như thúc đẩy kinh tế tư nhân và kêu gọi đầu tư nước ngoài, những chính sách này đã giúp kinh tế Cuba đạt được chuyển biến tích cực mặc dù chưa đáng kể.

Còn trường hợp VN và TQ, dù hai nước đều tiến hành cải cách và xây dựng nền kinh tế thị trường nhưng có tồn tại nhiều điểm khác biệt mà mình thấy điều lớn nhất phải kể đến là việc chính phủ TQ thả lỏng nền kinh tế và khu vực tư nhân phát triển, nhà nước chỉ điều chỉnh ở tầm vĩ mô, ngoài ra TQ còn áp dụng cơ chế “Một quốc gia, hai chế độ”, tức là sự tồn tại song song giữa TQ đại lục XHCN và các lãnh thổ độc lập Hong Kong và Macao với nền kinh tế-chính trị tư bản chủ nghĩa.

Trên đây là một vài điều mình tự tìm hiểu được, hi vọng nó giúp ích cho bạn.

Trong bài mình chỉ đưa ra quan điểm cá nhân và không đánh giá ưu nhược điểm từng mô hình.

Vì đây là chủ đề khó nên mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người.

Theo cá nhân mình thì Cuba là quốc gia mang nhiều nét về mô hình xã hội chủ nghĩa nhất.

Triều Tiên nói là xã hội chủ nghĩa thì hơi lệch về thiên hướng phong kiến tập quyền hơn vì bộ máy nhà nước điều hành theo hướng cha truyền con nối, hệ thống pháp luật quá khắt khe với người dân cứ như lệnh vua ban ra ấy, nói chung nhìn khái quát là hơi bảo thủ.

Riêng Trung Quốc thì mình thấy chỉ còn cái danh xã hội chủ nghĩa thôi chứ thực tế là nhà nước tư bản từ kiếp nào rồi trừ cách truyền bá tư tưởng. Đọc về Trung Quốc sẽ thấy cái tư tưởng bành trướng thế lực và cái tính tự tôn dân tộc của Trung Quốc mới là cốt lõi và đó mới là hệ tư tưởng gốc của Trung Quốc chứ không phải chủ nghĩa Mac-Lenin về nhà nước xã hội chủ nghĩa đâu.

Về Việt Nam thì mang hơi hướng phát triển toàn diện khá nhiều mặt, tuy nhiên, chúng ta chưa có tiếng nói mạnh trên trường quốc tế vì nhiều điều còn hạn chế, nhín chung thì Việt Nam vẫn có nét của xã hội chủ nghĩa nhưng có thêm vài nét mới để phù hợp với thời đại.

Đối với mình thì cái mô hình xã hội chủ nghĩa nguyên mẫu sẽ không thể thực hiện được vì xã hội vận động phát triển theo xu hướng của thời đại chứ không nhất thiết phải đặt ra chuẩn mực nào cả. Hơn nữa xã hội chủ nghĩa nếu tìm hiểu kỹ sẽ thấy đây là mô hình tưởng không tưởng chứ hiện thực sẽ rất khó.

TQ là sự kết hợp với hình thức nghị viện đa nghị với sự có mặt của 8 chính đảng trong đó 7 chính đảng còn lại xác nhận quyền lãnh đao tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Còn Triều Tiên và Cuba gần giống với chế độ độc tài gia đình trị hơn, như TT là Kim Nhật Thành "truyền" lại cho Kim Chính Nhật rồi truyền lại cho Kim Jong Un, Cuba là Fidel Castrol truyền lại cho Raun Castrol .