Sự khác biệt giữa năng lực và phẩm chất của một giáo viên phổ thông?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

khác biệt

,

giáo dục

Chào bạn, mình nghĩ năng lực thiên về chuyên môn. Tức là có thể được rèn luyện, bồi dưỡng qua năm tháng. Còn phẩm chất thiên về đặc trưng tính cách và giá trị quan, nhân sinh quan.

Năng lực thường được trau dồi để đạt những mục đích cụ thể, còn phẩm chất thường được gìn giữ để không đánh mất những niềm tin cụ thể. 

Trả lời

Chào bạn, mình nghĩ năng lực thiên về chuyên môn. Tức là có thể được rèn luyện, bồi dưỡng qua năm tháng. Còn phẩm chất thiên về đặc trưng tính cách và giá trị quan, nhân sinh quan.

Năng lực thường được trau dồi để đạt những mục đích cụ thể, còn phẩm chất thường được gìn giữ để không đánh mất những niềm tin cụ thể. 

Có năng lực cũng chưa chắc làm được giáo viên, nhưng có thể làm được gia sư =))

Có phẩm chất thì kiểu gì cũng làm được giáo viên dù giỏi hay không giỏi. 

https://cdn.noron.vn/2022/11/05/nghe-giao-vien-co-con-ot-khong-to-chat-can-co-la-gi-1667620700.jpg

Nếu chỉ ra sự khác biệt thì nó chỉ đúng với mọi người nói chung thôi, chứ nghề nhà giáo. Không có cái nào hơn cái nào, 1 người thầy - người cô đều phải có song song 2 phẩm chất này thì mới được gọi là một giáo viên. Nếu xảy ra sự chênh lệch giữa 1 trong 2 điều trên thì tôi e là bản thân người ấy chưa đủ tốt để rèn luyện 1 thế hệ học trò.

Một giáo viên có năng lực nhưng kém phẩm chất -> Áp lực tâm lí học trò, tạo cảm giác các em suy nghĩ khác về môi trường học, rèn ra khuôn khổ "phải đúng và không được sai"

Một giáo viên có phẩm chất nhưng kém về năng lực -> Gây ảnh hưởng tới điểm số và cách các em tư duy về môn học, có thể khiến các em không tôn trọng môn học. Giáo viên này khó mà đảm nhiệm được nhiều chuyên môn khác nhau. Tôi nghĩ thế mạnh duy nhất là cô ấy nên dạy GDCD là tốt nhất, còn các môn chính thì không thể, không những ảnh hưởng tới trình độ học sinh mà còn cả uy tín của nhà trường.

Một giáo viên có đầy đủ cả phẩm chất và năng lực -> Có được sự tôn trọng cả thầy cô và học trò, có thể rèn luyện những học trò có năng lực về môn học cụ thể, để đưa đi thi này kia, ẵm giải về cho trường, rèn luyện được cả tính kỉ luật và việc tiếp thu bài học của học sinh. Được trọng dụng trong nhà trường, đảm nhận nhiều trách nhiệm khác nhau. Có khả năng lãnh đạo trong môi trường THPT.