Sử học là một khoa học gần chính xác?

  1. Lịch sử

Mình bắt đầu đọc cuốn này, thấy quan điểm này nên share lại hỏi quan điểm của mọi người như thế nào?

Từ khóa: 

lịch sử

Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ, mà đã là khoa học thì mục tiêu phải là chính xác. Mọi phỏng đoán hay suy luận đều phải đến được cái đích cuối cùng là sự chính xác. Ví dụ năm Gia Long lên ngôi là 1802 chứ không thể bịa là 1812.

Tuy nhiên sử học cũng là 1 môn khoa học rất chủ quan, dựa nhiều vào góc nhìn cá nhân. Ví dụ việc chúa Nguyễn xây dựng Đàng Trong, người này có thể bảo là phản tặc triều đình đòi chia cắt Việt Nam, nhưng người khác lại khen là người anh hùng biết vượt lên nghịch cảnh để mở mang bờ cõi cho đất nước.

Trả lời

Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ, mà đã là khoa học thì mục tiêu phải là chính xác. Mọi phỏng đoán hay suy luận đều phải đến được cái đích cuối cùng là sự chính xác. Ví dụ năm Gia Long lên ngôi là 1802 chứ không thể bịa là 1812.

Tuy nhiên sử học cũng là 1 môn khoa học rất chủ quan, dựa nhiều vào góc nhìn cá nhân. Ví dụ việc chúa Nguyễn xây dựng Đàng Trong, người này có thể bảo là phản tặc triều đình đòi chia cắt Việt Nam, nhưng người khác lại khen là người anh hùng biết vượt lên nghịch cảnh để mở mang bờ cõi cho đất nước.

Nếu ai nói sử học chỉ là ghi chép thì người đó chưa thực sự chạm vào khía cạnh khoa học của sử học, khoa học là gồm cả lý luận và thực tiễn, vì vậy phải xét đến các yếu tố: hiện vật, chứng tích và cả yếu tố lưu truyền dân gian. Đương nhiên là 2 yếu tốghi chép và lưu truyền dân gian của sử học dưới góc nhìn chính trị sẽ có sự đan xen với quan điểm cá nhân của người tuyên truyền. Nhưng các yếu tố thực tiễn của sử học thì khó có thể thay đổi được, trừ khi bị phá hoại, thất lạc,... Vì vậy để đưa ra kết luận ở bất kỳ sự việc nào của sử học cần có sự đối chứng và cân bằng giữa các bên. Không chỉ riêng sử học, mà tất cả các môn khoa học đều mang tính tương đối, một học thuyết sẽ có giá trị cho đến khi một học thuyết mới được chứng minh và phủ định học thuyết cũ. 
Tuy nhiên theo thực tiễn thì bên thua cuộc sẽ có nhiều lý do để bóp méo hoặc gây nhiễu loạn yếu tố ghi chép và lưu truyền dân gian hơn là bên thắng cuộc, bên thắng cuộc thì thường sẽ có xu hướng tô hồng lịch sử để bảo vệ cho tính chính nghĩa của mình, nhưng điều đó không làm thay đổi được giá trị của những sự việc đã được 1 trong 2 bên thừa nhận, cách nhìn nhận có thể khác đi nhưng bản chất thì không thay đổi được, đó là những hằng số bất biến. Song song với trào lưu tìm hiểu lịch sử của các bạn trẻ thì trào lưu lật sử và xét lại đang dần dần manh nha để phục vụ cho mục đích chính trị của một số bên thua cuộc, và như mình đã nói, ngoại trừ một số thứ đã được 1 trong 2 bên thừa nhận thì còn lại đều là tương đối. Có tư duy phản biện là tốt, nhưng cần phải hết sức tỉnh táo.
" Thua làm giặc - Thắng làm người viết sử " Lịch sử ( không tính khảo cổ học ), cùng với báo chí, xưa nay luôn là công cụ tuyên truyền hữu hiệu, ở mọi nơi mọi thời đại. Mà đã là công cụ tuyên truyền thì không bao giờ có tính khách quan, mà không cótính khách quan thì không phải là chân lý hay khoa học.
SỬ GIA CHUYÊN NGHIỆP VÀ KHÔNG CHUYÊN
Hôm qua mình có tranh luận với 1 bác GS TS về lịch sử, cũng có tiếng, gọi là sử gia chuyên nghiệp cũng được. Tranh luận 1 hồi về nạn đói năm 45, bác ý có đưa 1 số nhận định, đánh giá về 1 số sử gia VNCH mà mình cho là đầy định kiến về nhân thân, chứ không phải về khoa học lịch sử. Tranh luận qua lại 1 lúc thì bác ấy phán: "Xin lỗi, có lẽ bạn không phải sử gia chuyên nghiệp nên mới...". Mình trả lời: "Tất nhiên rồi, vì nếu tôi chuyên nghiệp (kiểu trong nước), thì tôi cũng y như anh, thậm chí tệ hơn". 2 câu trao đổi trên là động cơ để mình viết stt này.
Theo mình, sai lầm nhất trong việc GD lịch sử, cũng như quan niệm của người dân là nhét môn lịch sử vào khối C và coi LS là môn học thuộc lòng.
Thực ra LS không chỉ có học thuộc lòng, vì học/nghiên cứu LS nghiêm túc là phải biết phản biện sử liệu và phải thạo về logic và các môn khoa học. Đúng là học/nghiên cứu LS ở VN đang là học thuộc lòng thật! Sách dạy thế nào thì HS, SV cứ học thuộc lòng như thế, rồi sau này có làm thầy thì lại dạy SV y chang.
Mình có cái may là học dốt môn LS nên đỡ mất công tẩy não, lại là dân chuyên Toán. Nên về mặt bằng chung là mình rành về logic và các môn khoa học hơn các bạn khối C. Nếu nghiên cứu sử tận ngọn ngành, thì phải biết nhiều thứ lắm, mới phản biện được sử liệu.
Ví dụ dễ thấy, để phản biện sự tồn tại của anh Lê Văn Tám thì phải hiểu là người tự thiêu đâu thể chạy được mấy chục mét. Làm sao chạy được mấy chục mét mà không bị lính canh bắn chết? Xác người sao bịt được lỗ châu mai, sao chèn được pháo lao dốc? Đấy là những thứ dễ thấy, không cần kiến thức gì cao siêu.
Để phản biện về nạn đói cũng cần kiến thức tổng hợp, về tình hình chiến tranh thế giới, về quân đội Nhật và đồng minh, về dân số và nông nghiệp Bắc Kỳ, về Việt Minh và các thủ pháp tuyên truyền, về chính phủ Trần Trọng Kim...Thì mới có thể vén tạm mây mù che lấp bởi lịch sử nhồi sọ mấy chục năm nay, mà chưa dám chắc có thể tiếp cận sự thật.
Lịch sử còn là người anh em của chính trị, chính trị gia chuyên nghiệp không thể không rành lịch sử, người rành lịch sử khắc biết về chính trị. Lịch sử cũng gắn liền với PĐ và bò đỏ, vì lịch sử là môn được dùng để tuyên truyền, nhồi sọ nặng nhất. Người có tâm, chỉ cần nói/viết đúng những gì mình biết về lịch sử, thì đã thành PĐ mất rồi!
Lịch sử nhắc đến toàn bộ các sự việc trong quá khứ, tức là trong đó có cả triết, cả các môn khoa học... Nói về Khổng tử, Lão tử, Socrates, Marx, Hayek...là nói về lịch sử, hay triết học, hay kinh tế, hay chính trị? Thật sự là không có ranh giới giữa các bộ môn. Lịch sử cũng có đủ các chuyên ngành như vậy, 1 bạn khối C học vẹt thì sao mà rành được?
Theo mình, cái khó và cái hay của môn lịch sử là để trả lời các câu hỏi TẠI SAO? Chứ không phải NHƯ THẾ NÀO? Tiếc thay, cách GD lịch sử XHCN chỉ muốn biến HS và cả GV, GS thành những con vẹt trẻ và già hoặc cao cấp hơn là con robot. Không phủ nhận là sử gia nhà nước cũng có người nọ người kia, nhưng họ vì nồi cơm mà không thể nói/viết lộn lề.
Lạ thay, cuốn sách có vẻ lộn lề nhất về lịch sử hiện đại VN được in chính thức trong nước lại là của thượng tướng An ninh Nguyễn Văn Hưởng, mà do NXB CAND phát hành (nội bộ)! Còn các sử gia chuyên nghiệp thì mình chưa thấy có cuốn nào thực sự đáng đọc, có những kiến thức mà mình không biết. Vài năm gần đây, sách lịch sử đáng đọc hầu hết là do các "sử gia" không chuyên viết hoặc tái bản sách của sử gia VNCH, Việt kiều hoặc sách dịch.
Vậy sử gia chuyên nghiệp có gì đáng tự hào hay "sử gia" không chuyên thì có gì đáng xấu hổ?
Khoa học cũng không phải tuyệt đối. Đương nhiên sử học cũng vậy thôi. Tuy chưa đọc sách này, nhưng có vẻ như câu nói này có hàm ý rằng có thể phủ nhận lịch sử và đưa những điều chưa được công nhận ngang bằng với điều đã được công nhận. Hay nói ngắn gọn là có mùi lật sử. Không biết có đúng không.

Cá nhân mình thì thấy ngược lại, lịch sử chưa bao h là một môn khoa học chính xác cả. Lịch sử chúng ta biết tới đều là từ những ghi chép được truyền lại, mà những ghi chép ấy mang rất nhiều quan điểm cá nhân của người viết.

Các ghi chép luôn có xu hướng bảo vệ cho phe chính trị mà người viết ủng hộ, các tác phẩm văn học có dính đến lịch sử cũng thế. Trong Thép đã tôi thế đấy, Paven và các thanh niên trong LX vì "sự nghiệp giải phóng loài người" tự nguyên đi xây đường sắt ở vùng khỉ ho cò gáy, còn trong Hai số phận, mô tả quân LX cũng chả khác gì phát xít, cũng cướp bóc rồi tống hết thanh niên Ba Lan lên Siberi đào đường.

Các con số cũng chẳng chính xác đâu, ví dụ như chiến thắng ĐBP trên không, các con số của người Mỹ ghi lại và chúng ta khác xa nhau.

Lịch sử là của kẻ chiến thắng, nếu trong WW2 phe chiến thắng là phe phát xít thì chắc hẳn là lịch sử mà chúng ta biết đến đã khác nhiều rồi.

Sử học cần chính xác về mặt thời gian và diễn biến. Nhưng cùng 1 câu chuyện lịch sử mỗi người lại có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau nên dẫn tới sự không đồng nhất.

Kết luận của mình: Sử học là chính xác, nhưng học sử, đọc sử lại mang tính khách quan.

Sử học sẽ là môn khoa học chính xác khi nói tới các mốc thời gian, nhưng cũng rất chủ quan với quan điểm người viết, chưa kể có hợp với quan điểm người phê duyệt hay không thì đã thấy "tam sao thất bản".

Họa may, người viết sử viết lại sự kiện chân thật. Người phê duyệt thì muốn thêm thắt 1 xíu để câu chuyện thêm hay, chiến thắng thêm hào hùng hoặc thất bại nhưng học được nhiều kinh nghiệm ra sao,...