Sự hòa đồng đoàn kết trong lớp và tính trẻ con của trẻ ?

  1. Phong cách sống

  2. Xã hội

  3. Cơ hội nghề nghiệp

Mình có con gái học lớp 3 ,cháu có lịch học khá dày do có lịch ôn thi và học ngoại ngữ ,dạo gần đây còn về có trao đổi với mẹ là ở lớp các bạn thế này thế kia là bạn này không chơi với con bạn kia thế này bắt con thế này , giống như ô sin hoặc lợi dụng con ý,nếu con không làm bạn ấy không chơi và nói các bạn không chơi con về rất buồn và muốn chuyển trường ,mọi người có ai cho e xin ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này với ạ?

Từ khóa: 

phong cách sống

,

xã hội

,

cơ hội nghề nghiệp

Chào chị, gần đây có không ít bạn trẻ chia sẻ về việc khó kết bạn trong trường lớp. Nguyên nhân có thể xuất phát từ một vài lý do như sau:

  • Các bạn thiếu năng lực cảm xúc xã hội và các kỹ năng giao tiếp căn bản (do cha mẹ ở nhà ít quan tâm, thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ trên không gian mạng nhiều)
  • Ảnh hưởng từ phim ảnh, sách truyện có nội dung lệch lạc về đời sống học đường (chứng tỏ bản thân bằng hành vi bạo lực, quan hệ đồng giới, lựa chọn ứng xử chìm đắm theo cảm xúc, tin vào các "thuyết âm mưu" trong tình bạn v.v.)
  • Đặc điểm tâm lý lứa tuổi dậy thì muốn khẳng định bản thân (thông qua việc áp đặt ảnh hưởng, cô lập các cá nhân yếu hơn)
  • Lớp đông học sinh, giáo viên phải chạy đua với chương trình và các kì kiểm tra, đánh giá nên không thể quan tâm giúp đỡ các em kết bạn (thường là các em phải tự học cách để kết bạn theo bản năng)
  • Muốn bạn bè chiều theo ý thích của mình (vì ở nhà quen được chiều chuộng hoặc quen với việc các thiết bị công nghệ không bao giờ phản kháng nhu cầu của mình) nên đưa ra các đòi hỏi vô lý. Nếu không được đáp ứng thì cũng không suy xét thay đổi mà thường tiếp tục dùng điện thoại trên lớp hoặc đi ngủ cho đến hết giờ.

Hướng giải quyết:

Đầu tiên cần xác minh lại thông tin bạn nhỏ cung cấp đã đầy đủ hay chưa. Chúng ta tin tưởng trẻ nhưng không nên tin tuyệt đối những gì trẻ nói mà chưa kiểm chứng lại thông qua các góc nhìn đa dạng từ bạn bè cùng lớp, giáo viên, những người bạn khác mà trẻ tiếp xúc. Chẳng hạn:

Tất cả bạn bè trong lớp đều đối xử như vậy hay chỉ một nhóm bạn làm vậy với bé?

Nhóm bạn ấy làm vậy với tất cả các bé khác hay chỉ riêng bé nhà mình?

Giáo viên nhận xét bé ở lớp thường có biểu hiện như thế nào?

Bé có bạn thân trên lớp không? nếu có thì bạn thân nghĩ bé là người bạn thế nào?

Nếu bé không có bạn thân thì tại sao lại như vậy? nếu bé chưa có bạn thân thì trong lớp tất cả các bạn đều như vậy hay chỉ mình bé như vậy? Các bạn học khác trên lớp có gặp phải vấn đề tương tự không?

Hành vi khiến bé có cảm giác "giống như ô sin và bị lợi dụng" là gì? vì sao bé lại có liên tưởng ấy? Từ "ô sin" kia bé học được ở đâu và hiểu gì về ý nghĩa của nó?

Khi có đủ thông tin rồi thì mới tìm được phương án giải quyết phù hợp. Chúc chị và bé sẽ tìm ra phương án tốt nhất- vì chuyển trường không phải là phương án tốt nhất.

Trả lời

Chào chị, gần đây có không ít bạn trẻ chia sẻ về việc khó kết bạn trong trường lớp. Nguyên nhân có thể xuất phát từ một vài lý do như sau:

  • Các bạn thiếu năng lực cảm xúc xã hội và các kỹ năng giao tiếp căn bản (do cha mẹ ở nhà ít quan tâm, thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ trên không gian mạng nhiều)
  • Ảnh hưởng từ phim ảnh, sách truyện có nội dung lệch lạc về đời sống học đường (chứng tỏ bản thân bằng hành vi bạo lực, quan hệ đồng giới, lựa chọn ứng xử chìm đắm theo cảm xúc, tin vào các "thuyết âm mưu" trong tình bạn v.v.)
  • Đặc điểm tâm lý lứa tuổi dậy thì muốn khẳng định bản thân (thông qua việc áp đặt ảnh hưởng, cô lập các cá nhân yếu hơn)
  • Lớp đông học sinh, giáo viên phải chạy đua với chương trình và các kì kiểm tra, đánh giá nên không thể quan tâm giúp đỡ các em kết bạn (thường là các em phải tự học cách để kết bạn theo bản năng)
  • Muốn bạn bè chiều theo ý thích của mình (vì ở nhà quen được chiều chuộng hoặc quen với việc các thiết bị công nghệ không bao giờ phản kháng nhu cầu của mình) nên đưa ra các đòi hỏi vô lý. Nếu không được đáp ứng thì cũng không suy xét thay đổi mà thường tiếp tục dùng điện thoại trên lớp hoặc đi ngủ cho đến hết giờ.

Hướng giải quyết:

Đầu tiên cần xác minh lại thông tin bạn nhỏ cung cấp đã đầy đủ hay chưa. Chúng ta tin tưởng trẻ nhưng không nên tin tuyệt đối những gì trẻ nói mà chưa kiểm chứng lại thông qua các góc nhìn đa dạng từ bạn bè cùng lớp, giáo viên, những người bạn khác mà trẻ tiếp xúc. Chẳng hạn:

Tất cả bạn bè trong lớp đều đối xử như vậy hay chỉ một nhóm bạn làm vậy với bé?

Nhóm bạn ấy làm vậy với tất cả các bé khác hay chỉ riêng bé nhà mình?

Giáo viên nhận xét bé ở lớp thường có biểu hiện như thế nào?

Bé có bạn thân trên lớp không? nếu có thì bạn thân nghĩ bé là người bạn thế nào?

Nếu bé không có bạn thân thì tại sao lại như vậy? nếu bé chưa có bạn thân thì trong lớp tất cả các bạn đều như vậy hay chỉ mình bé như vậy? Các bạn học khác trên lớp có gặp phải vấn đề tương tự không?

Hành vi khiến bé có cảm giác "giống như ô sin và bị lợi dụng" là gì? vì sao bé lại có liên tưởng ấy? Từ "ô sin" kia bé học được ở đâu và hiểu gì về ý nghĩa của nó?

Khi có đủ thông tin rồi thì mới tìm được phương án giải quyết phù hợp. Chúc chị và bé sẽ tìm ra phương án tốt nhất- vì chuyển trường không phải là phương án tốt nhất.