Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ học.

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ý kiến về thời gian ra đời của ngôn ngữ học với tư cách là một khoa học tự lập, có đối tượng riêng, phương pháp riêng, cho đến nay vẫn chưa thống nhất. Có người cho rằng ngôn ngữ học ra đời từ thế kỉ 19 cùng với sự xuất hiện của khuynh hướng so sánh - lịch sử. Người khác lại cho rằng ngôn ngữ học chỉ thực sự được hình thành từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, cùng với sự xuất hiện của Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Ferdinand de Saussure. Dù chọn mốc thời gian nào đi nữa, người ta cũng không thể phủ nhận một quá trình quan tâm, mày mò, tìm hiểu ngôn ngữ của loài người từ nhiều thế kỉ trước đó. Nếu chọn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Saussure làm mốc hình thành của khoa học ngôn ngữ, ta có thể phân quá trình phát triển của ngôn ngữ học ra làm hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: trước thế kỉ 20 - thời kì chuẩn bị cho sự ra đời của ngôn ngữ học. - Giai đoạn 2: từ thế kỉ 20 trở đi - thời kì ra đời và phát triển của ngôn ngữ học. Việc nghiên cứu ngôn ngữ giai đoạn trước thế kỉ 20. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và gắn bó chặt chẽ với con người và đã được loài người nghiên cứu từ rất sớm. Có thể nói khoảng 500 năm trước công nguyên, con người đã nghiên cứu khá sâu về ngôn ngữ và để lại nhiều công trình có giá trị. a. Việc nghiên cứu ngôn ngữ thời cổ đại + Ở Trung Quốc, từ thời cổ đại, đã có những thảo luận bàn về vấn đề triết học - ngôn ngữ. Các nhà tư tưởng lớn giai đoạn cổ đại của Trung Quốc như Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử... đều có những ý kiến bàn về mối quan hệ giữa danh và thực (tên gọi và hiện thực) của từ và vấn đề câu. Tuy nhiên, do trình độ khoa học còn thấp của thời đại, ngôn ngữ chưa được coi là một đối tượng để xem xét riêng. Trong tình trạng văn - sử - triết bất phân, ngôn ngữ chưa thể nào là một ngành khoa học tự lập. Sang thời Xuân Thu, những công trình đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ đã bắt đầu xuất hiện. Ngày nay, nhắc đến những thành tựu về ngôn ngữ học Trung Quốc cổ đại, người ta không thể không nhắc đến cuốn sách Tiểu học, công trình đi sâu vào việc dạy chữ cho trẻ em Trung Quốc. Sau này, xuất phát từ thành tựu của cuốn sách, người Trung Hoa đã phát triển lên thành các ngành huấn hỗ học (chuyên giải thích nghĩa của chữ Trung Quốc), tự thư học (chuyên phân tích hình chữ Trung Quốc) và âm vận học (chuyên nghiên cứu cách phát âm của chữ Trung Quốc). Ngoài ra, người ta cũng không thể không nhắc đến Nhĩ nhã, tác phẩm được xem như quyển tự điển sớm nhất của thế giới và Thuyết văn giải tự của Hứa Thận, tác phẩm có mục đích chuẩn hóa chữ viết Trung Quốc... + Ở Ấn Ðộ, bộ phận cổ nhất của các kinh Vêđa được viết khoảng 1.500 đến 2000 năm trước công nguyên. Theo sự tiến triển của thời gian và những biến động lớn lao của lịch sử, ngôn ngữ viết trong kinh được các tộc người ở nhiều địa phương đọc lên và hiểu nghĩa rất khác nhau rồi dần trở nên khó hiểu trong khi việc truyền giảng đòi hỏi sự chính xác... Yêu cầu nghiên cứu để chuẩn hóa tiếng Sanscrit hay Védique (tiếng nói của kinh Vêđa) được đặt ra. Nhiều thế hệ đã nghiên cứu để mô tả tiếng Sanscrit và khoảng 500 đến 400 năm trước công nguyên, Panini đã kế thừa xuất sắc những người đi trước để sáng tạo nên bộ Ngữ pháp tiếng Sanscrit. Ðó là công trình ngữ pháp cổ nhất gồm 8 tập, mỗi tập 8 chương bao gồm 3996 quy tắc ngữ âm, ngữ pháp, được đánh giá là tiến bộ nhất thời kì này và có thể làm mẫu mực cho nhiều công trình nghiên cứu về sau. Trong công trình của mình, Panini đã miêu tả một cách tỉ mỉ các đơn vị của chính âm và chính tả, cùng cấu trúc ngữ pháp tiếng Sanscrit một cách chắc chắn và khoa học. H.A. Gleason, nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái ngôn ngữ học miêu tả Mĩ, đã nhận định: ... các nhà ngôn ngữ học hiện đại sẽ phải thừa nhận một cách bái phục rằng việc miêu tả đầy đủ nhất, tốt nhất, chắc chắn là quyển ngữ pháp tiếng Sanscrit của Panini và các cộng tác viên của ông viết vào thế kỷ V hay thế kỷ IV trước c.n. (1) . Những công trình nghiên cứu ngôn ngữ Ấn Ðộ sau Panini đều kế thừa những thành tựu của ông theo cách này hay cách khác. + Ở Hi Lạp - La Mã, từ những thế kỉ V - IV trước công nguyên cũng đã có những ý kiến hay công trình có liên quan đến ngôn ngữ . ( Démocrite (460-370 trước CN) lần đầu tiên trong lịch sử Hi Lạp đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật. Theo ông giữa từ và tên gọi có mối liên hệ tự nhiên, tên gọi được hình thành trên cơ sở cảm giác của con người vềì sự vật, hiện tượng. Từ chủ trương nhấn mạnh cảm giác, Démocrite tiếp tục quan tâm đến nhiều vấn đề thực tế của ngôn ngữ như: về nhịp điệu và sự hài hòa, về vẻ đẹp của các từ, về các chữ êm tai và không êm tai, về sự nói năng, về các tên gọi, ... ( Platon (427-347 trước CN), nhà triết học duy tâm khách quan, dầu những phát kiến về ngôn ngữ còn chừng mực, nhưng vẫn được đánh giá là có nhiều đóng góp có giá trị cho ngôn ngữ học nhân loại. Lần đầu tiên, trong tác phẩm Cratile, Platon đã nghiên cứu về cách cấu tạo từ và cho rằng nghĩa của mọi từ không phải đều có nguồn gốc từ âm thanh và người ta có thể phân tích từ ghép, từ nhánh ra thành những yếu tố nhỏ nhất có nghĩa. Ðồng thời, ông còn phát hiện ra tính biểu trưng ngữ âm theo cách gọi ngày nay. Platon còn hướng đến việc nghiên cứu từ nguyên học. Có điều là trong điều kiện đương thời, ông chỉ dừng lại nghiên cứu từ nguyên học dân gian. Một đóng góp quan trọng khác của Platon là những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tư tưởng và lời nói. Do hạn chế của thời đại, Platon chưa phân tích thành phần ngữ pháp của câu mà chỉ đi vào phân tích cấu trúc của phán đoán, bởi vì khi ấy logic học và ngữ pháp học chưa tách thành những khoa học độc lập. ( Aristote (384-322 trước CN) được Mác gọi là nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ. Là học trò của Platon nhưng ông đã phê phán lí thuyết duy tâm của thầy. Ông là nhà triết học tiếp cận chủ nghĩa duy vật, là nhà logic học, nhà khoa học của nhiều ngành: mĩ học, đạo đức học, thi pháp học, tu từ học, vật lí học, sinh học, toán học... Các tác phẩm của ông bao quát mọi tri thức của xã hội đương thời. Tuy không có một công trình dành riêng cho việc nghiên cứu ngôn ngữ, nhưng những ý kiến của ông về ngôn ngữ có thể được tìm thấy rải rác ở nhiều sách khác nhau của ông. Về từ, Aristote đã có những ý kiến rất quan trọng. Theo ông, tên gọi là âm thanh mang ý nghĩa theo sự thỏa thuận; trong tên không có gì tự bản tính mà ra và mối quan hệ giữa tên gọi và ý nghĩa là gián tiếp thông qua ý niệm về sự vật trong ý thức con người... Từ là một thành tố của lời nói, tự thân có ý nghĩa nhất định nhưng không thể chia thành những thành tố nhỏ hơn (1). Ngoài ra, lần đầu tiên trong lịch sử ngôn ngữ học, ông đã chỉ ra sự khác nhau giữa hiện tượng đồng âm và hiện tượng nhiều nghĩa. Mối quan hệ giữa lời nói và tư tưởng cũng được ông quan tâm. Ông cho rằng giữa từ và ý tuy rằng hai cái khác nhau nhưng thống nhất nhau. Do đó, muốn suy nghĩ phải biết cách dùng các phương tiện ngôn ngữ một cách trật tự. Từ đó, ông tiếp tục nghiên cứu ngôn ngữ bằng việc gắn bó lôgic với sự biểu đạt tư duy bằng ngôn ngữ. Aristote đã sáng lập bộ môn ngữ pháp học - lôgic mà ngày nay ta còn có thể tìm thấy ảnh hưởng sâu đậm của nó trong ngữ pháp nhà trường. Ở La Mã, một thời gian dài trước công nguyên người ta đã quan tâm đến việc hoàn thiện tiếng La Tinh. Nói chung, ngữ văn học La Mã chịu ảnh hưởng sâu sắc, mạnh mẽ của ngữ văn học Hi Lạp. Các tư tưởng triết học thống trị trong việc nghiên cứu ngữ văn học, đến nội dung nghiên cứu đều tương tự Hi Lạp. Chính vì vậy ta có thể gộp chung nền khoa học hai khu vực thành nền khoa học Hi - La. + Ở Ả Rập, trên cơ sở tiếp thu thành tựu ngữ văn học của Ấn Ðộ, Hi lạp, người Ả Rập, sau này, đã miêu tả tỉ mỉ, chính xác ngữ âm của tiếng Ả Rập, có những tìm tòi về cú pháp và đạt được nhiều thành tựu về từ điển học. Tóm lại, ngành ngữ văn học nói chung hay ngôn ngữ học nói riêng của thế giới, đặc biệt là của Hi - La, Ấn Ðộ, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Tuy có những hạn chế khó tránh khỏi, nhưng cóï thể nói, những thành tựu của thời kì này chính là những khơi mào quan trọng cho ngôn ngữ học phát triển sau này. Ðáng tiếc là thời kì trung đại đã không phát huy được những thành tựu đáng kể này do ảnh hưởng nặng nề của hệ giáo lí và triết học kinh viện của thời đại. Việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các thế kỉ sau Từ thế kỉ 15 - 16 trở về sau, cùng với sự phát triển của ngành hàng hải, thương mại, những phát minh về địa lí, những cuộc xâm chiếm thuộc địa, việc truyền bá đạo cơ đốc ra ngoài phạm vi Châu Âu, ngôn ngữ học Châu Âu đã tiến xa hơn so với các vùng khác trên thế giới. Do đó bàn về ngôn ngữ học giai đoạn này là bàn về những ý kiến và thành tựu của các nước phương Tây. Ðến thế kỉ thứ 17, 18, ảnh hưởng mạnh mẽ tư tưởng của F.Bacon (nhà khoa học thực nghiệm Anh đề cao phương pháp quy nạp), René Descartes (nhà khoa học, triết học Pháp chống chủ nghĩa kinh viện, đề cao lí trí và phương pháp diễn dịch duy lí), W. G. Leibnitz (nhà triết học, toán học, khoa học tự nhiên người Ðức, đề cao phát minh), trường phái Port-Royal ở Pháp đã nghiên cứu những vấn đề về bản chất, cấu tạo và các thuộc tính của từ. Theo họ, bản chất của từ là kí hiệu gồm hai mặt: âm (chữ) và nghĩa (tư tưởng được biểu đạt). Chúng được tạo ra bởi lí trí con người. Lí trí là tiền đề của ngôn ngữ và sự phát triển của lí trí là tiền đề của sự phát triển ngôn ngữ. Từ đó các tác giả chỉ ra và giải thích quan hệ giữa các phạm trù và hiện tượng ngôn ngữ với các phạm trù tư duy. Ngoài ra trường phái này còn hướng đến việc tìm ra các nguyên lí chung, phổ biến của ngôn ngữ. Lần đầu tiên trong lịch sử ngôn ngữ học, cấu trúc phán đoán, cấu trúc câu được nêu lên khá rõ. Cấu trúc phán đoán dựa trên cơ sở phân tích mệnh đề gồm hai phần: Chủ từ và thuật từ. Ðó cũng là cấu trúc của một câu đơn giản. Sang thế kỉ 18, hầu hết các công trình ngôn ngữ học hay triết lí - ngôn ngữ học, đều mang ảnh hưởng của ngữ pháp Port-Royal: hoặc là tiếp tục phát triển các tư tưởng của nó, hoặc là tách khỏi nó trong khi xây dựng các khái niệm riêng, hoặc là tranh luận về các tư tưởng ấy. Sau Cách mạng tư sản Pháp, các nước tư bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bước vào giai đoạn phát triển; học thuyết của Darwin về nguồn gốc và sự tiến hóa của các loài được xác lập; tư tưởng của Hêghen về quy luật vận động và phát triển của thực tế khách quan được phổ biến. Những tiền đề xã hội và học thuật đó đã tạo điều kiện cho ngôn ngữ học so sánh - lịch sử ra đời. Ngôn ngữ học so sánh - lịch sử chủ yếu áp dụng phương pháp so sánh để nghiên cứu các ngôn ngữ, từ đó hướng đến tìm cội nguồn lịch sử của các ngôn ngữ, chỉ ra mối quan hệ giữa chúng, đặt cơ sở tiền đề cho sự sắp xếp các ngôn ngữ thành dòng họ, thành ngữ hệ. Những người đặt nền móng cho ngôn ngữ học so sánh - lịch sử là: Franz Bopp, Ramus Rask, Jakob Grimm... Bopp được xem là người có công lao lớn nhất đối với sự ra đời của khuynh hướng nghiên cứu này vì ông đã chứng minh một cách có cơ sở, có hệ thống quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ Ấn - Âu, vạch ra những quy luật tương ứng về hình thái học giữa các ngôn ngữ ấy. Rask là người có đóng góp lớn nhất về thủ pháp nghiên cứu. Việc biết thêm nhiều ngôn ngữ ngoài Châu Âu khiến ngôn ngữ học buộc phải vượt ra ngoài cái sơ đồ hệ thống các quy tắc ngữ pháp của tiếng La Tinh. Các tác giả đã dành một công sức đáng kể vào việc biên soạn các cuốn từ điển và ngữ pháp khác nhau của ngôn ngữ các dân tộc, từ đó đẩy mạnh sự so sánh ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác, đặt cơ sở cho các bước phát triển của ngôn ngữ học về sau. Tiếp theo sự ra đời của ngôn ngữ học so sánh - lịch sử, một số trường phái khác nhau đã được hình thành. Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa mà tiêu biểu nhất là Humbolt cho rằng: Ngôn ngữ là hoạt động của linh hồn (...), ngôn ngữ phản ánh tư duy của dân tộc dùng nó, đồng thời cũng tác động đến nó (...), ngôn ngữ không phải là một công trình bất di, bất dịch mà luôn vận động (...), ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc, trong đó các thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau. Khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa, tiêu biểu là A. Schleicher, M. Rapp, M. Muler, đã áp dụng học thuyết tiến hóa của Darwin vào ngôn ngữ và cho rằng: Ngôn ngữ là những thể hữu cơ (...), chúng sinh ra theo con đường tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí con người (...), ngôn ngữ sinh ra, phát triển và có ngôn ngữ cũng mất đi tuân theo quy luật có tính chất xã hội lịch sử. Khuynh hướng tâm lý chủ nghĩa, tiêu biểu như H. Staintan, Moriss Laparus, Potebnja... coi ngôn ngữ như một cơ chế hoạt động tâm lí cá nhân, do đó nghiên cứu ngôn ngữ sẽ tìm hiểu được tâm hồn cá nhân và từ đó cũng sẽ hiểu được tâm hồn, tâm lí dân tộc.. . Ngôn ngữ học so sánh - lịch sử đánh dấu một bước tiến mới của ngôn ngữ học. Ðối tượng nghiên cứu đã được mở rộng và toàn diện hơn. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ nghiên cứu ngôn ngữ Hi - La mà mở rộng ra nghiên cứu nhiều ngôn ngữ của nhiều vùng trên thế giới. Phương pháp so sánh đã được xác lập. Phương pháp giả thiết - diễn dịch bước đầu được dùng để giải thích những điểm giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ trên thế giới. Tuy cách làm của họ còn khiếm khuyết, chưa chú ý đến nhân chủng học, khảo cổ học; xây dựng các ngôn ngữ Ấn, Âu tiền sử nhưng không biết ai và tộc người nào nói ngôn ngữ tiền sử ấy Nhưng không thể phủ nhận toàn bộ quá khứ, khoa học bao giờ cũng là sự kế thừa. Ngôn ngữ học thế kỉ 19 và trước đó là một bước chuẩn bị cho sự ra đời của một ngành khoa học ngôn ngữ thực sự bắt đầu từ thế kỉ 20. Việc nghiên cứu ngôn ngữ học thế kỉ 20. Có thể nói Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Ferdinand de Saussure ra đời năm 1916 là một lằn gạch đỏ đánh dấu bước chuyển mình của ngôn ngữ học. Trong cuốn giáo trình, với dung lượng gần 400 trang đánh máy, những người biên tập đã trình bày được những vấn đề quan trọng và cơ bản của ngôn ngữ học như: xác định bản chất của ngôn ngữ, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học. Tuy giáo trình chưa phải là những tư tưởng hoàn chỉnh của Saussure nhưng về cơ bản đó là những suy nghĩ hết sức sâu sắc và phong phú của ông về ngôn ngữ học với tất cả những điều hữu lí và những mâu thuẫn nội tại của nó. Theo Saussure, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu. Trong hệ thống kí hiệu ấy các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai cặp quan hệ nổi tiếng trong ngôn ngữ mà Saussure đã phát hiện là cặp quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập; quan hệ hình tuyến (ngữ đoạn/ngang) và quan hệ trực tuyến (đối vị/dọc). Ðể xác định đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học một cách rõ ràng, cụ thể, Saussure phân biệt sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói và đồng thời khẳng định đối tượng duy nhất và chân thực của ngôn ngữ học là ngôn ngữ, xét trong bản thân nó và vì bản thân nó Ðồng thời để xác định một phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học đúng đắn, Saussure đã đối lập mặt đồng đại và mặt lịch đại và khẳng định: ngôn ngữ học đích thực có nhiệm vụ nghiên cứu ngôn ngữ học đồng đại, tĩnh trạng dù cho nó không thể bỏ qua mặt lịch đại của ngôn ngữ. Ngoài ra, trong giáo trình, Saussure còn đưa ra nhiều cặp phạm trù đối lập khác nữa: sự đối lập giữa mặt nội tại và ngoại tại, sự đối lập giữa hình thức và thể chất. Một số ý kiến của giáo trình đã trở thành những đề tài tranh luận sôi nổi và kéo dài cho đến tận ngày nay. Học thuyết về tính hệ thống trong ngôn ngữ của Saussure đã ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến ngôn ngữ học thế giới thế kỉ 20, dẫn đến việc hình thành ba trường phái ngôn ngữ học: trường phái miêu tả Mỹ, còn gọi là chủ nghĩa miêu tả (Descriptivisme), chủ nghĩa phân bố (Distributionnalisme); trường phái cấu trúc chức năng Praha (Structural - Funtional) và trường phái ngữ vị học Copenhague (Glossématique). Các trường phái nối tiếp và bổ sung cho nhau giúp cho ngôn ngữ học ngày càng đi sâu vào chiều rộng và chiều sâu của ngôn ngữ. Các lĩnh vực ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học ngày càng được khai thác một cách có hệ thống, có phương pháp khoa học hơn. Trường phái ngôn ngữ học Praha, đứng đầu là N.S. Troubetskoy (1890-1938) và R. Jakobson (1896-1981), đã có những đóng góp quan trọng trong việc khai sinh ra bộ môn âm vị học (Phonology). Những khái niệm mới mẻ như âm vị, thế đối lập, nét khu biệt âm vị học, thuyết khu biệt nghĩa... cùng những phương pháp xác định hệ thống âm vị của một ngôn ngữ được xác lập. Trường phái Copenhague, nổi bật là Louis Hjelmslev (1899-1965), trên cơ sở triệt để hóa một số luận điểm trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Saussure, đã quan tâm xây dựng một lí thuyết phổ quát về ngôn ngữ. Hejlmslev đã lưu ý các nhà ngôn ngữ học đến việc xây dựng lý thuyết chung, định ra những tiêu chí đánh giá một lí thuyết và đề ra phương pháp tốt nhất để nghiên cứu ngôn ngữ. Ðặc biệt, lý thuyết về các ngữ hình của hình thức và nội dung mở đường cho việc phân tích nghĩa thành các thành tố ngữ nghĩa (nét nghĩa, nghĩa vị), là những gợi ý quan trọng cho việc nghiên cứu ngữ nghĩa học sau này. Trường phái miêu tả Mỹ đứng đầu là Leonard Bloomfield (1887-1949) và trường phái ngữ pháp tạo sinh do Noam Chomsky làm chủ soái, đã có những đóng góp tích cực cho ngành ngữ pháp học. Những phương pháp phân tích cú pháp mới đã được đề ra như: phương pháp phân tích thành tố trực tiếp, phương pháp thay thế, phương pháp phân bố của Bloomfield cùng với khái niệm cấu trúc nổi, cấu trúc chìm của Chomsky đã hướng sự nghiên cứu đi vào chiều sâu ngữ nghĩa của câu, thúc đẩy ngành ngữ dụng học phát triển. Hội ngôn ngữ học chức năng quốc tế (thành lập năm 1976 tại Pháp) và ngôn ngữ học Xô Viết đã cố gắng xây dựng và hoàn thiện những vấn đề cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu. Các tổ chức này đặc biệt chú ý đến chức năng giao tiếp của ngôn ngữ và nghiên cứu ngôn ngữ ở mặt lời nói, mặt thực tiễn. Nếu ở giai đoạn đầu thế kỉ, trước sức hút mạnh mẽ của các luận điểm của Saussure, hầu hết các công trình chỉ đi vào nghiên cứu ngôn ngữ trong hệ thống cấu trúc và dừng việc nghiên cứu trong phạm vi câu, thì ở giai đoạn sau, ngôn ngữ học có khuynh hướng vượt khỏi bình diện cấu trúc và hệ thống, đi vào khảo sát ngôn ngữ ở mặt hoạt động, gắn liền với chức năng giao tiếp của nó, đồng thời vượt khỏi phạm vi của câu, nghiên cứu hệ thống ngữ pháp trên câu, tức là văn bản. Hiện nay, ngôn ngữ học có khuynh hướng liên kết với thành tựu của các khoa học khác, làm hình thành những khoa học liên ngành như: Tâm lý - ngôn ngữ học, nhân chủng - ngôn ngữ học, xã hội - ngôn ngữ học, dân tộc - ngôn ngữ học, địa lý - ngôn ngữ học, thần kinh - ngôn ngữ học, ngôn ngữ học- toán học, ngôn ngữ học - điện toán... Ngoài ra ngôn ngữ học còn tập trung vào việc ứng dụng những hiểu biết về ngôn ngữ vào đời sống. Trước hết, ngôn ngữ học đi vào nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy và học tiếng cho người bản ngữ và ngoại quốc, định ra chính sách ngôn ngữ, nhằm thúc đẩy ngôn ngữ phát triển; sau đó là việc nghiên cứu ứng dụng ngôn ngữ học vào tin học, vào việc dịch máy, vào việc trắc nghiệm tâm líï trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ, vào việc điều tra hình sự hoặc chữa những bệnh có liên quan đến ngôn ngữ như nói ngọng, nói lắp do câm điếc bẩm sinh hoặc do chấn thương sọ não….Tóm lại, ngôn ngữ dù được chú ý nghiên cứu từ rất sớm nhưng chỉ từ khi Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Saussure ra đời, mới trở thành một khoa học thực sự. Từ đầu thế kỉ đến nay, với công sức của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều trường phái, ngôn ngữ học phát triển không ngừng về nội dung và phương pháp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Trả lời
Ý kiến về thời gian ra đời của ngôn ngữ học với tư cách là một khoa học tự lập, có đối tượng riêng, phương pháp riêng, cho đến nay vẫn chưa thống nhất. Có người cho rằng ngôn ngữ học ra đời từ thế kỉ 19 cùng với sự xuất hiện của khuynh hướng so sánh - lịch sử. Người khác lại cho rằng ngôn ngữ học chỉ thực sự được hình thành từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, cùng với sự xuất hiện của Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Ferdinand de Saussure. Dù chọn mốc thời gian nào đi nữa, người ta cũng không thể phủ nhận một quá trình quan tâm, mày mò, tìm hiểu ngôn ngữ của loài người từ nhiều thế kỉ trước đó. Nếu chọn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Saussure làm mốc hình thành của khoa học ngôn ngữ, ta có thể phân quá trình phát triển của ngôn ngữ học ra làm hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: trước thế kỉ 20 - thời kì chuẩn bị cho sự ra đời của ngôn ngữ học. - Giai đoạn 2: từ thế kỉ 20 trở đi - thời kì ra đời và phát triển của ngôn ngữ học. Việc nghiên cứu ngôn ngữ giai đoạn trước thế kỉ 20. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và gắn bó chặt chẽ với con người và đã được loài người nghiên cứu từ rất sớm. Có thể nói khoảng 500 năm trước công nguyên, con người đã nghiên cứu khá sâu về ngôn ngữ và để lại nhiều công trình có giá trị. a. Việc nghiên cứu ngôn ngữ thời cổ đại + Ở Trung Quốc, từ thời cổ đại, đã có những thảo luận bàn về vấn đề triết học - ngôn ngữ. Các nhà tư tưởng lớn giai đoạn cổ đại của Trung Quốc như Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử... đều có những ý kiến bàn về mối quan hệ giữa danh và thực (tên gọi và hiện thực) của từ và vấn đề câu. Tuy nhiên, do trình độ khoa học còn thấp của thời đại, ngôn ngữ chưa được coi là một đối tượng để xem xét riêng. Trong tình trạng văn - sử - triết bất phân, ngôn ngữ chưa thể nào là một ngành khoa học tự lập. Sang thời Xuân Thu, những công trình đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ đã bắt đầu xuất hiện. Ngày nay, nhắc đến những thành tựu về ngôn ngữ học Trung Quốc cổ đại, người ta không thể không nhắc đến cuốn sách Tiểu học, công trình đi sâu vào việc dạy chữ cho trẻ em Trung Quốc. Sau này, xuất phát từ thành tựu của cuốn sách, người Trung Hoa đã phát triển lên thành các ngành huấn hỗ học (chuyên giải thích nghĩa của chữ Trung Quốc), tự thư học (chuyên phân tích hình chữ Trung Quốc) và âm vận học (chuyên nghiên cứu cách phát âm của chữ Trung Quốc). Ngoài ra, người ta cũng không thể không nhắc đến Nhĩ nhã, tác phẩm được xem như quyển tự điển sớm nhất của thế giới và Thuyết văn giải tự của Hứa Thận, tác phẩm có mục đích chuẩn hóa chữ viết Trung Quốc... + Ở Ấn Ðộ, bộ phận cổ nhất của các kinh Vêđa được viết khoảng 1.500 đến 2000 năm trước công nguyên. Theo sự tiến triển của thời gian và những biến động lớn lao của lịch sử, ngôn ngữ viết trong kinh được các tộc người ở nhiều địa phương đọc lên và hiểu nghĩa rất khác nhau rồi dần trở nên khó hiểu trong khi việc truyền giảng đòi hỏi sự chính xác... Yêu cầu nghiên cứu để chuẩn hóa tiếng Sanscrit hay Védique (tiếng nói của kinh Vêđa) được đặt ra. Nhiều thế hệ đã nghiên cứu để mô tả tiếng Sanscrit và khoảng 500 đến 400 năm trước công nguyên, Panini đã kế thừa xuất sắc những người đi trước để sáng tạo nên bộ Ngữ pháp tiếng Sanscrit. Ðó là công trình ngữ pháp cổ nhất gồm 8 tập, mỗi tập 8 chương bao gồm 3996 quy tắc ngữ âm, ngữ pháp, được đánh giá là tiến bộ nhất thời kì này và có thể làm mẫu mực cho nhiều công trình nghiên cứu về sau. Trong công trình của mình, Panini đã miêu tả một cách tỉ mỉ các đơn vị của chính âm và chính tả, cùng cấu trúc ngữ pháp tiếng Sanscrit một cách chắc chắn và khoa học. H.A. Gleason, nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái ngôn ngữ học miêu tả Mĩ, đã nhận định: ... các nhà ngôn ngữ học hiện đại sẽ phải thừa nhận một cách bái phục rằng việc miêu tả đầy đủ nhất, tốt nhất, chắc chắn là quyển ngữ pháp tiếng Sanscrit của Panini và các cộng tác viên của ông viết vào thế kỷ V hay thế kỷ IV trước c.n. (1) . Những công trình nghiên cứu ngôn ngữ Ấn Ðộ sau Panini đều kế thừa những thành tựu của ông theo cách này hay cách khác. + Ở Hi Lạp - La Mã, từ những thế kỉ V - IV trước công nguyên cũng đã có những ý kiến hay công trình có liên quan đến ngôn ngữ . ( Démocrite (460-370 trước CN) lần đầu tiên trong lịch sử Hi Lạp đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật. Theo ông giữa từ và tên gọi có mối liên hệ tự nhiên, tên gọi được hình thành trên cơ sở cảm giác của con người vềì sự vật, hiện tượng. Từ chủ trương nhấn mạnh cảm giác, Démocrite tiếp tục quan tâm đến nhiều vấn đề thực tế của ngôn ngữ như: về nhịp điệu và sự hài hòa, về vẻ đẹp của các từ, về các chữ êm tai và không êm tai, về sự nói năng, về các tên gọi, ... ( Platon (427-347 trước CN), nhà triết học duy tâm khách quan, dầu những phát kiến về ngôn ngữ còn chừng mực, nhưng vẫn được đánh giá là có nhiều đóng góp có giá trị cho ngôn ngữ học nhân loại. Lần đầu tiên, trong tác phẩm Cratile, Platon đã nghiên cứu về cách cấu tạo từ và cho rằng nghĩa của mọi từ không phải đều có nguồn gốc từ âm thanh và người ta có thể phân tích từ ghép, từ nhánh ra thành những yếu tố nhỏ nhất có nghĩa. Ðồng thời, ông còn phát hiện ra tính biểu trưng ngữ âm theo cách gọi ngày nay. Platon còn hướng đến việc nghiên cứu từ nguyên học. Có điều là trong điều kiện đương thời, ông chỉ dừng lại nghiên cứu từ nguyên học dân gian. Một đóng góp quan trọng khác của Platon là những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tư tưởng và lời nói. Do hạn chế của thời đại, Platon chưa phân tích thành phần ngữ pháp của câu mà chỉ đi vào phân tích cấu trúc của phán đoán, bởi vì khi ấy logic học và ngữ pháp học chưa tách thành những khoa học độc lập. ( Aristote (384-322 trước CN) được Mác gọi là nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ. Là học trò của Platon nhưng ông đã phê phán lí thuyết duy tâm của thầy. Ông là nhà triết học tiếp cận chủ nghĩa duy vật, là nhà logic học, nhà khoa học của nhiều ngành: mĩ học, đạo đức học, thi pháp học, tu từ học, vật lí học, sinh học, toán học... Các tác phẩm của ông bao quát mọi tri thức của xã hội đương thời. Tuy không có một công trình dành riêng cho việc nghiên cứu ngôn ngữ, nhưng những ý kiến của ông về ngôn ngữ có thể được tìm thấy rải rác ở nhiều sách khác nhau của ông. Về từ, Aristote đã có những ý kiến rất quan trọng. Theo ông, tên gọi là âm thanh mang ý nghĩa theo sự thỏa thuận; trong tên không có gì tự bản tính mà ra và mối quan hệ giữa tên gọi và ý nghĩa là gián tiếp thông qua ý niệm về sự vật trong ý thức con người... Từ là một thành tố của lời nói, tự thân có ý nghĩa nhất định nhưng không thể chia thành những thành tố nhỏ hơn (1). Ngoài ra, lần đầu tiên trong lịch sử ngôn ngữ học, ông đã chỉ ra sự khác nhau giữa hiện tượng đồng âm và hiện tượng nhiều nghĩa. Mối quan hệ giữa lời nói và tư tưởng cũng được ông quan tâm. Ông cho rằng giữa từ và ý tuy rằng hai cái khác nhau nhưng thống nhất nhau. Do đó, muốn suy nghĩ phải biết cách dùng các phương tiện ngôn ngữ một cách trật tự. Từ đó, ông tiếp tục nghiên cứu ngôn ngữ bằng việc gắn bó lôgic với sự biểu đạt tư duy bằng ngôn ngữ. Aristote đã sáng lập bộ môn ngữ pháp học - lôgic mà ngày nay ta còn có thể tìm thấy ảnh hưởng sâu đậm của nó trong ngữ pháp nhà trường. Ở La Mã, một thời gian dài trước công nguyên người ta đã quan tâm đến việc hoàn thiện tiếng La Tinh. Nói chung, ngữ văn học La Mã chịu ảnh hưởng sâu sắc, mạnh mẽ của ngữ văn học Hi Lạp. Các tư tưởng triết học thống trị trong việc nghiên cứu ngữ văn học, đến nội dung nghiên cứu đều tương tự Hi Lạp. Chính vì vậy ta có thể gộp chung nền khoa học hai khu vực thành nền khoa học Hi - La. + Ở Ả Rập, trên cơ sở tiếp thu thành tựu ngữ văn học của Ấn Ðộ, Hi lạp, người Ả Rập, sau này, đã miêu tả tỉ mỉ, chính xác ngữ âm của tiếng Ả Rập, có những tìm tòi về cú pháp và đạt được nhiều thành tựu về từ điển học. Tóm lại, ngành ngữ văn học nói chung hay ngôn ngữ học nói riêng của thế giới, đặc biệt là của Hi - La, Ấn Ðộ, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Tuy có những hạn chế khó tránh khỏi, nhưng cóï thể nói, những thành tựu của thời kì này chính là những khơi mào quan trọng cho ngôn ngữ học phát triển sau này. Ðáng tiếc là thời kì trung đại đã không phát huy được những thành tựu đáng kể này do ảnh hưởng nặng nề của hệ giáo lí và triết học kinh viện của thời đại. Việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các thế kỉ sau Từ thế kỉ 15 - 16 trở về sau, cùng với sự phát triển của ngành hàng hải, thương mại, những phát minh về địa lí, những cuộc xâm chiếm thuộc địa, việc truyền bá đạo cơ đốc ra ngoài phạm vi Châu Âu, ngôn ngữ học Châu Âu đã tiến xa hơn so với các vùng khác trên thế giới. Do đó bàn về ngôn ngữ học giai đoạn này là bàn về những ý kiến và thành tựu của các nước phương Tây. Ðến thế kỉ thứ 17, 18, ảnh hưởng mạnh mẽ tư tưởng của F.Bacon (nhà khoa học thực nghiệm Anh đề cao phương pháp quy nạp), René Descartes (nhà khoa học, triết học Pháp chống chủ nghĩa kinh viện, đề cao lí trí và phương pháp diễn dịch duy lí), W. G. Leibnitz (nhà triết học, toán học, khoa học tự nhiên người Ðức, đề cao phát minh), trường phái Port-Royal ở Pháp đã nghiên cứu những vấn đề về bản chất, cấu tạo và các thuộc tính của từ. Theo họ, bản chất của từ là kí hiệu gồm hai mặt: âm (chữ) và nghĩa (tư tưởng được biểu đạt). Chúng được tạo ra bởi lí trí con người. Lí trí là tiền đề của ngôn ngữ và sự phát triển của lí trí là tiền đề của sự phát triển ngôn ngữ. Từ đó các tác giả chỉ ra và giải thích quan hệ giữa các phạm trù và hiện tượng ngôn ngữ với các phạm trù tư duy. Ngoài ra trường phái này còn hướng đến việc tìm ra các nguyên lí chung, phổ biến của ngôn ngữ. Lần đầu tiên trong lịch sử ngôn ngữ học, cấu trúc phán đoán, cấu trúc câu được nêu lên khá rõ. Cấu trúc phán đoán dựa trên cơ sở phân tích mệnh đề gồm hai phần: Chủ từ và thuật từ. Ðó cũng là cấu trúc của một câu đơn giản. Sang thế kỉ 18, hầu hết các công trình ngôn ngữ học hay triết lí - ngôn ngữ học, đều mang ảnh hưởng của ngữ pháp Port-Royal: hoặc là tiếp tục phát triển các tư tưởng của nó, hoặc là tách khỏi nó trong khi xây dựng các khái niệm riêng, hoặc là tranh luận về các tư tưởng ấy. Sau Cách mạng tư sản Pháp, các nước tư bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bước vào giai đoạn phát triển; học thuyết của Darwin về nguồn gốc và sự tiến hóa của các loài được xác lập; tư tưởng của Hêghen về quy luật vận động và phát triển của thực tế khách quan được phổ biến. Những tiền đề xã hội và học thuật đó đã tạo điều kiện cho ngôn ngữ học so sánh - lịch sử ra đời. Ngôn ngữ học so sánh - lịch sử chủ yếu áp dụng phương pháp so sánh để nghiên cứu các ngôn ngữ, từ đó hướng đến tìm cội nguồn lịch sử của các ngôn ngữ, chỉ ra mối quan hệ giữa chúng, đặt cơ sở tiền đề cho sự sắp xếp các ngôn ngữ thành dòng họ, thành ngữ hệ. Những người đặt nền móng cho ngôn ngữ học so sánh - lịch sử là: Franz Bopp, Ramus Rask, Jakob Grimm... Bopp được xem là người có công lao lớn nhất đối với sự ra đời của khuynh hướng nghiên cứu này vì ông đã chứng minh một cách có cơ sở, có hệ thống quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ Ấn - Âu, vạch ra những quy luật tương ứng về hình thái học giữa các ngôn ngữ ấy. Rask là người có đóng góp lớn nhất về thủ pháp nghiên cứu. Việc biết thêm nhiều ngôn ngữ ngoài Châu Âu khiến ngôn ngữ học buộc phải vượt ra ngoài cái sơ đồ hệ thống các quy tắc ngữ pháp của tiếng La Tinh. Các tác giả đã dành một công sức đáng kể vào việc biên soạn các cuốn từ điển và ngữ pháp khác nhau của ngôn ngữ các dân tộc, từ đó đẩy mạnh sự so sánh ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác, đặt cơ sở cho các bước phát triển của ngôn ngữ học về sau. Tiếp theo sự ra đời của ngôn ngữ học so sánh - lịch sử, một số trường phái khác nhau đã được hình thành. Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa mà tiêu biểu nhất là Humbolt cho rằng: Ngôn ngữ là hoạt động của linh hồn (...), ngôn ngữ phản ánh tư duy của dân tộc dùng nó, đồng thời cũng tác động đến nó (...), ngôn ngữ không phải là một công trình bất di, bất dịch mà luôn vận động (...), ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc, trong đó các thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau. Khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa, tiêu biểu là A. Schleicher, M. Rapp, M. Muler, đã áp dụng học thuyết tiến hóa của Darwin vào ngôn ngữ và cho rằng: Ngôn ngữ là những thể hữu cơ (...), chúng sinh ra theo con đường tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí con người (...), ngôn ngữ sinh ra, phát triển và có ngôn ngữ cũng mất đi tuân theo quy luật có tính chất xã hội lịch sử. Khuynh hướng tâm lý chủ nghĩa, tiêu biểu như H. Staintan, Moriss Laparus, Potebnja... coi ngôn ngữ như một cơ chế hoạt động tâm lí cá nhân, do đó nghiên cứu ngôn ngữ sẽ tìm hiểu được tâm hồn cá nhân và từ đó cũng sẽ hiểu được tâm hồn, tâm lí dân tộc.. . Ngôn ngữ học so sánh - lịch sử đánh dấu một bước tiến mới của ngôn ngữ học. Ðối tượng nghiên cứu đã được mở rộng và toàn diện hơn. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ nghiên cứu ngôn ngữ Hi - La mà mở rộng ra nghiên cứu nhiều ngôn ngữ của nhiều vùng trên thế giới. Phương pháp so sánh đã được xác lập. Phương pháp giả thiết - diễn dịch bước đầu được dùng để giải thích những điểm giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ trên thế giới. Tuy cách làm của họ còn khiếm khuyết, chưa chú ý đến nhân chủng học, khảo cổ học; xây dựng các ngôn ngữ Ấn, Âu tiền sử nhưng không biết ai và tộc người nào nói ngôn ngữ tiền sử ấy Nhưng không thể phủ nhận toàn bộ quá khứ, khoa học bao giờ cũng là sự kế thừa. Ngôn ngữ học thế kỉ 19 và trước đó là một bước chuẩn bị cho sự ra đời của một ngành khoa học ngôn ngữ thực sự bắt đầu từ thế kỉ 20. Việc nghiên cứu ngôn ngữ học thế kỉ 20. Có thể nói Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Ferdinand de Saussure ra đời năm 1916 là một lằn gạch đỏ đánh dấu bước chuyển mình của ngôn ngữ học. Trong cuốn giáo trình, với dung lượng gần 400 trang đánh máy, những người biên tập đã trình bày được những vấn đề quan trọng và cơ bản của ngôn ngữ học như: xác định bản chất của ngôn ngữ, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học. Tuy giáo trình chưa phải là những tư tưởng hoàn chỉnh của Saussure nhưng về cơ bản đó là những suy nghĩ hết sức sâu sắc và phong phú của ông về ngôn ngữ học với tất cả những điều hữu lí và những mâu thuẫn nội tại của nó. Theo Saussure, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu. Trong hệ thống kí hiệu ấy các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai cặp quan hệ nổi tiếng trong ngôn ngữ mà Saussure đã phát hiện là cặp quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập; quan hệ hình tuyến (ngữ đoạn/ngang) và quan hệ trực tuyến (đối vị/dọc). Ðể xác định đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học một cách rõ ràng, cụ thể, Saussure phân biệt sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói và đồng thời khẳng định đối tượng duy nhất và chân thực của ngôn ngữ học là ngôn ngữ, xét trong bản thân nó và vì bản thân nó Ðồng thời để xác định một phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học đúng đắn, Saussure đã đối lập mặt đồng đại và mặt lịch đại và khẳng định: ngôn ngữ học đích thực có nhiệm vụ nghiên cứu ngôn ngữ học đồng đại, tĩnh trạng dù cho nó không thể bỏ qua mặt lịch đại của ngôn ngữ. Ngoài ra, trong giáo trình, Saussure còn đưa ra nhiều cặp phạm trù đối lập khác nữa: sự đối lập giữa mặt nội tại và ngoại tại, sự đối lập giữa hình thức và thể chất. Một số ý kiến của giáo trình đã trở thành những đề tài tranh luận sôi nổi và kéo dài cho đến tận ngày nay. Học thuyết về tính hệ thống trong ngôn ngữ của Saussure đã ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến ngôn ngữ học thế giới thế kỉ 20, dẫn đến việc hình thành ba trường phái ngôn ngữ học: trường phái miêu tả Mỹ, còn gọi là chủ nghĩa miêu tả (Descriptivisme), chủ nghĩa phân bố (Distributionnalisme); trường phái cấu trúc chức năng Praha (Structural - Funtional) và trường phái ngữ vị học Copenhague (Glossématique). Các trường phái nối tiếp và bổ sung cho nhau giúp cho ngôn ngữ học ngày càng đi sâu vào chiều rộng và chiều sâu của ngôn ngữ. Các lĩnh vực ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học ngày càng được khai thác một cách có hệ thống, có phương pháp khoa học hơn. Trường phái ngôn ngữ học Praha, đứng đầu là N.S. Troubetskoy (1890-1938) và R. Jakobson (1896-1981), đã có những đóng góp quan trọng trong việc khai sinh ra bộ môn âm vị học (Phonology). Những khái niệm mới mẻ như âm vị, thế đối lập, nét khu biệt âm vị học, thuyết khu biệt nghĩa... cùng những phương pháp xác định hệ thống âm vị của một ngôn ngữ được xác lập. Trường phái Copenhague, nổi bật là Louis Hjelmslev (1899-1965), trên cơ sở triệt để hóa một số luận điểm trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Saussure, đã quan tâm xây dựng một lí thuyết phổ quát về ngôn ngữ. Hejlmslev đã lưu ý các nhà ngôn ngữ học đến việc xây dựng lý thuyết chung, định ra những tiêu chí đánh giá một lí thuyết và đề ra phương pháp tốt nhất để nghiên cứu ngôn ngữ. Ðặc biệt, lý thuyết về các ngữ hình của hình thức và nội dung mở đường cho việc phân tích nghĩa thành các thành tố ngữ nghĩa (nét nghĩa, nghĩa vị), là những gợi ý quan trọng cho việc nghiên cứu ngữ nghĩa học sau này. Trường phái miêu tả Mỹ đứng đầu là Leonard Bloomfield (1887-1949) và trường phái ngữ pháp tạo sinh do Noam Chomsky làm chủ soái, đã có những đóng góp tích cực cho ngành ngữ pháp học. Những phương pháp phân tích cú pháp mới đã được đề ra như: phương pháp phân tích thành tố trực tiếp, phương pháp thay thế, phương pháp phân bố của Bloomfield cùng với khái niệm cấu trúc nổi, cấu trúc chìm của Chomsky đã hướng sự nghiên cứu đi vào chiều sâu ngữ nghĩa của câu, thúc đẩy ngành ngữ dụng học phát triển. Hội ngôn ngữ học chức năng quốc tế (thành lập năm 1976 tại Pháp) và ngôn ngữ học Xô Viết đã cố gắng xây dựng và hoàn thiện những vấn đề cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu. Các tổ chức này đặc biệt chú ý đến chức năng giao tiếp của ngôn ngữ và nghiên cứu ngôn ngữ ở mặt lời nói, mặt thực tiễn. Nếu ở giai đoạn đầu thế kỉ, trước sức hút mạnh mẽ của các luận điểm của Saussure, hầu hết các công trình chỉ đi vào nghiên cứu ngôn ngữ trong hệ thống cấu trúc và dừng việc nghiên cứu trong phạm vi câu, thì ở giai đoạn sau, ngôn ngữ học có khuynh hướng vượt khỏi bình diện cấu trúc và hệ thống, đi vào khảo sát ngôn ngữ ở mặt hoạt động, gắn liền với chức năng giao tiếp của nó, đồng thời vượt khỏi phạm vi của câu, nghiên cứu hệ thống ngữ pháp trên câu, tức là văn bản. Hiện nay, ngôn ngữ học có khuynh hướng liên kết với thành tựu của các khoa học khác, làm hình thành những khoa học liên ngành như: Tâm lý - ngôn ngữ học, nhân chủng - ngôn ngữ học, xã hội - ngôn ngữ học, dân tộc - ngôn ngữ học, địa lý - ngôn ngữ học, thần kinh - ngôn ngữ học, ngôn ngữ học- toán học, ngôn ngữ học - điện toán... Ngoài ra ngôn ngữ học còn tập trung vào việc ứng dụng những hiểu biết về ngôn ngữ vào đời sống. Trước hết, ngôn ngữ học đi vào nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy và học tiếng cho người bản ngữ và ngoại quốc, định ra chính sách ngôn ngữ, nhằm thúc đẩy ngôn ngữ phát triển; sau đó là việc nghiên cứu ứng dụng ngôn ngữ học vào tin học, vào việc dịch máy, vào việc trắc nghiệm tâm líï trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ, vào việc điều tra hình sự hoặc chữa những bệnh có liên quan đến ngôn ngữ như nói ngọng, nói lắp do câm điếc bẩm sinh hoặc do chấn thương sọ não….Tóm lại, ngôn ngữ dù được chú ý nghiên cứu từ rất sớm nhưng chỉ từ khi Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Saussure ra đời, mới trở thành một khoa học thực sự. Từ đầu thế kỉ đến nay, với công sức của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều trường phái, ngôn ngữ học phát triển không ngừng về nội dung và phương pháp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.