Sự hình thành lưới thủy văn và hệ thống sông?
kiến thức chung
• Dưới dạng nước mưa hoặc dòng nước ngầm, nước đi tới bề mặt Trái Đất, tập trung ở những chỗ trũng và chảy dưới tác động của trọng lực tới những chỗ thấp hơn tảo nên các dòng nước mặt.
• Ban đầu nước tập trung thành các dòng riêng biệt, sau đó thành suối và hợp dần thành các con sông. Sông tập hợp thêm các phụ lưu và lớn dần về phía xuôi. Ở các miền cực và các miền núi cao nhiều con sông có nguồn gốc từ băng hà tan. Một số sông có nguồn từ các đầm lầy và cũng có sông bắt nguồn từ ao hồ. Trong những trường hợp này ngay ở đầu nguồn, sông đã có kích thước lớn. Các dòng nước mặt tùy theo kích thước của chúng và các điều kiện địa lý tư nhiên để có thể hoạt động thường xuyên hoặc ngắt quãng.
• Hệ thống các dòng nước hoạt động thường xuyên và tạm thời có cùng hồ hình thành lưới thủy văn của bề mặt đất liền.
• Các hệ thống các dòng hoạt động hoặc thường xuyên hoặc tạm thời gọi là các lưới sông (nhiều trường hợp lưới sông và lưới thủy văn trùng nhau).
• Cấu tạo lưới thủy văn: Rãnh nông -> Rãnh sâu -> Khe cạn -> Thung lũng sông.
+ Rãnh nông: là khâu trên cũng của lưới thủy văn, là một vùng trũng chưa hình thành rõ rệt, kéo dài do nguồn gốc xâm thực, có các sườn thoải, có đáy nghiêng lõm.
+ Rãnh sâu: Có độ cắt sâu hơn, sườn cao và dốc hơn rãnh nông, có xuất hiện các dạng xói mòn bờ và đáy, thể hiện sự phân nhán của lòng sông.
+ Ke cạn: Đặc trưng bời sự bất đối xứng của các sườn, tồn tại lòng uốn khúc của lòng tạm thời.
+ Thung lũng:Đặc trưng bời chiều dài hàng chục, trăm, ngàn km và có dòng chảy thường xuyên (thung lũng sông ngòi).
-> Một tập hợp những sông suối gồm một sông chính và các phụ lưu, phân lưu lớn nhỏ có quan hệ chặt chẽ với nhau về dòng chảy và lưu vực tập trung nước được gọi là một hệ thống sông.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nhi Hoa