Sự hình thành Hố đen?
kiến thức chung
Hố đen còn được gọi là “ngôi sao băng” (frozen star) bởi vì chúng có thể được hình thành từ những ngôi sao “chết”. Một ngôi sao “chết” khi nó đã sử dụng hết toàn bộ nhiên liệu cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lõi của nó. Khi hết nhiên liệu, ngôi sao sẽ bị “sụp đổ” bởi chính sức ép từ lực hấp dẫn của chính nó.
Nếu một ngôi sao đủ lớn, lực hút bên trong nó sẽ ngưng tụ thành một khối mạnh đến mức thậm chí nguyên tử cũng không thể giữ cấu trúc của nó, khi đó protons và electrons sẽ bị phân hủy và toàn bộ vật chất sẽ “sụp đổ”. Nếu có bất kì vật chất nào bên trong “chân trời sự kiện” (event horizon) thì nó sẽ không thể nào thoát khỏi lực sức hút lực hấp dẫn của lỗ đen.
Vì ngay cả ánh sáng cũng không thể nào thoát ra khỏi hố đen nên ta không thể nhìn thấy chúng có hình dạng như thế nào. Tuy nhiên, các nhà thiên văn có thể phát hiện ra hố đen bằng cách dò tín hiệu bức xạ được phát ra khi vật chất bị hút vào nó. Thỉnh thoảng một vài khu vực xung quanh lỗ đen giải thoát những luồng ánh sáng đen có năng lượng cao mà có thể phát hiện được từ trên vũ trụ.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Hồng Lâm Tâm