Sự giống và khác nhau về hệ phương pháp và cách tiếp cận đặc trưng của TQ học trong tương quan so sánh với Hán Học và Quốc học?
kiến thức chung
1. Bối cảnh:
Trong đại chiến thế giới thứ II, Trung Quốc trở thành chiến trường chủ yếu cho các nước phương Tây xâu xé. Trong bối canh đó, những nội dung nghiên cứu của Hán Học cổ điển không còn thích ứng với nhu cầu của xã hội đương thời. Nhu cầu bức thiết của xã hội lúc đó là những tri thức đối với một nước Trung Quốc đương đại, chứ không chỉ còn là nhu cầu hiểu biết đối với một đất nước Trung Hoa cổ đại huyền bí như trước kia. Vì thế, nội dung nghiên cứu không thể không có những điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó, hai cuộc đại chiến đẫm máu khiến cho chủ nghĩa “Châu Âu làm trung tâm” bị sụp đổ, một số nhà khoa học như Spengler, Toybee đưa ra những lời cảnh tỉnh nghiêm khắc cho tương lai của Châu Âu. Kể từ đó, “nghiên cứu Hán học bước ra khỏi thư phòng của các nhà Hán học cổ điển, bước vào văn phòng nghiên cứu của các chính phủ, các nghị viện và quân đội các nước”, hướng nghiên cứu mới này hướng đến các vấn đề kinh tế, ngoại giao, chính trị của Trung Quốc cận hiện đại, nó trở nên hoàn toàn thoát ra khỏi “Truyền thống Hán học châu Âu”. Trong bối cảnh Đông phương học thời đó có sự chuyển biến căn bản và bị phân hóa gay gắt với ba khuynh hướng khác nhau, Hán học cũng bị chi phối và phân hóa sâu sắc với những khuynh hướng tương tự. Tên gọi Trung Quốc học cũng được ra đời trong bối cảnh nhiều người chủ trương xóa bỏ khái niệm Đông Phương học và thay vào đó là những khái niệm nghiên cứu châu Á, Đông Á... Tên gọi Hán học (Sinology) ở khuynh hướng mới trong việc nghiên cứu cận hiện đại cũng đã tìm được chỗ đứng và con đường đi riêng cho mình, nó thường được gọi với tên gọi mới: “Trung Quốc học.” Nó là ngành nghiên cứu thuộc phạm trù nghiên cứu ứng dụng.
Thứ hai, TK20 Hán học bị phân hóa thành ba khuynh hướng, khuynh hướng bảo thủ, giữ nguyên truyền thống, khuynh hướng cấp tiến, chủ trương xóa bỏ khái niệm Hán học gắn liền với chủ nghĩa thực dân và khuynh hướng thích nghi, cách tân, hợp tác Đông – Tây, xóa bỏ hàng rào ngắn cách Đông Phương học của phương Đông và Đông Phương học của phương Tây. Theo chúng tôi, cả hai xu hướng cấp tiến và thích nghi, canh tân đã đóng góp công sức cho sự ra đời của hướng nghiên cứu khu vực và hướng nghiên cứu ứng dụng với tên gọi mới:”Chinese Study” (Nghiên cứu Trung Quốc) gọi là Trung Quốc học.
Thứ ba, sau khi CTTG T2 kết thúc, chiến lược nghiên cứu TQH và nghiên cứu khu vực học của Mỹ ngày càng tăng lên theo tình hình chính trị quốc tế, địa vị kinh tế của Mỹ. Mỹ bắt đầu chiến lược xưng bá toàn cầu, giữa PĐ và PT hình thành Chiến tranh lạnh. Trong chiến lược toàn cầu, TQ rơi vào vị trí trọng yếu, vì vậy sau chiến tranh Mỹ không ngần ngại gia tăng sự quan tâm đến biến đổi tình hình khu vực viễn đông, coi trọng nghiên cứu khu vực đặc biệt là nghiên cứu TQ. Hơn nữa sau năm 70 mối quan hệ giữa Mỹ và TQ có những cải biến rõ rệt dẫn đến việc nghiên cứu TQ của Mỹ có những đk thuận lợi hơn.Do đó về phương pháp nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, Trung Quốc học đã có sự thay đổi căn bản so với Hán học.
2. Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra còn có một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong phương pháp nghiên cứu và cách tiếp như:
+ Sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu:
• HH truyền thống chủ yếu nghiên cứu văn hóa và lịch sử TQ, dành khá nhiều thời gian và công sức cho nghiên cứu văn tự, giải thích ngữ nghĩa trong sách cổ, Trung văn, khảo cứ , xuất bản, những vấn đề nghiên cứu ngoại diên đc ít người biết đến nên phương pháp nghiên cứu phải tỉ mỉ mang tính chất chuyên ngành nhiều hơn, cách tiếp cận đơn nhất.
• Trong khi TQH hiện đại chủ yếu nghiên cứu vấn đề TQ cận hiện đại, quan tâm đến những vấn đề tương đối rộng và mang tính hiện thực rõ nét trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, quân sự, ngoại giao nên thiên về nghiên cứu khu vực học,cách tiếp cận hướng đến giải quyết những vấn đề hiện đại mà trọng tâm là TQ đương đại.
+Sự khác nhau về mục đích nghiên cứu:
• QH chính người TQ nghiên cứu về bản thân mình, tự đưa ra những đánh giá khách quan tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, nguồn cội của dân tộc mình. Còn HH nghiên cứu chỉ để nghiên cứu thỏa mãn lòng hiếu kì về đất nước Trung Hoa rộng lớn, mang tính thực dụng. HH: phương tây và các nước đồng văn với TQ nghiên cứu về TQ nhằm mục đích tạo điều kiện cho cư dân sinh sống hòa bình với nhau.
• Trong khi đó TQH đặt TQ vào bối cảnh khu vực để tiến hành nghiên cứu, so sánh, đánh giá với mong muốn kết quả các nghiên cứu có thể phục vụ cho lợi ích thiết thực của xã hội hiện đại và phục vụ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với TQ. Do đó nó mang tính ứng dụng cao và mang hơi thở thời đại.
+Về đk nghiên cứu: Sau khi TQ cải cách mở cửa đã tạo đk thuận lợi cho những nhà nghiên cứu TQ tiếp cận với nguồn thông tin. Nó không chỉ còn là thông qua con đường truyền giáo như trước đây mà đã mở ra rất nhiều con đường. Các học giả có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu quốc gia cùng liên kết để thành lập thư viện thông tin. Hoạt động nghiên cứu “thực địa” được đẩy mạnh. Các sinh viên có thể trực tiếp đến học tập, các chuyên gia nước ngoài có thể trao đổi học thuật với học giả TQ, cơ hội hợp tác nghiên cứu bắt đầu tăng lên. Gửi sinh viên đến các trường Đại học ở Trung Quốc học tập mà tiêu biểu như Mỹ, Mỹ đã gửi đến Trung Quốc tổng cộng là hơn 3500 sinh viên và các học giả đến Trung Quốc học tập và nghiên cứu chỉ từ năm 1979 đến năm 1983, đến năm 2001 số lượng lưu học sinh ở Mỹ đã lên tới 3900 người, số lượng sinh viên của Mỹ ở Trung Quốc tăng nhanh nhất so với các nước có gửi sinh viên đến Trung Quốc nghiên cứu. Các nhà truyền giáo trước đây dần dần trở thành những nhà khoa học thực sự. Nếu như nguồn tư liệu nghiên cứu TQ trước đây rất hiếm hoi thì đến nay điều đó không phải là rào cản nữa. Đó chính là bước đột phá về phương pháp nghiên cứu, phê phán trào lưu nghiên cứu TQ chính thống tạo ra sự chuyển hóa “ chủ nghĩa Châu âu làm trung tâm” sang “ cách tiếp cận TQ làm trung tâm. Hướng nghiên cứu tổng hợp, ứng dụng và nghiên cứu đa ngành đã đánh dấu một sự tiến bộ vượt bậc so với phương pháp nghiên cứu truyền thống trước đây. Mở ra hướng đi mới cho ngành nghiên cứu TQH.
Nội dung liên quan
Mai Phuong Bui