Sự giống và khác nhau giữa tiểu thuyết “Những đêm trắng” của Dostoievky và bộ phim “Saawariya” của Sanjay Leela Bhansali ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Giống nhau Dựa theo motiv về chuyện tình yêu nam – nữ, cả 2 tác phẩm đều dựa trên sự gặp gỡ của hai con người đều trong trạng thái bơ vơ và cô đơn đến tột độ, dường như ở họ có một thứ gì gọi là đồng cảm với cảm giác lạc lõng trong xã hội của chính mình. Thế nhưng, tình yêu của họ đều bị sự rào cản bởi một bức tường chắn (xã hội, hôn phu, hoàn cảnh,…) để rồi cuối cùng họ chỉ còn lại những kỉ niệm đẹp với nhau. Hình thức xây dựng nhân vật theo hình tượng giống nhau, nhân vật nam chính đều là những người đàn ông có một tâm hồn mộng mơ và tốt bụng, có cuộc sống ổn định nhưng nhàm chán, họ thiếu thốn sự san sẻ và người đồng hành ở bên mình, vậy nên cuộc hành trình ở cả 2 nam chính trong tác phẩm là họ đều đang cố tìm mục tiêu và định hướng về hạnh phúc cho bản thân mình. Còn nhân vật nữ chính đều là những cô gái mộng mơ về một tình yêu chân chính, nhiệt huyết và chân thành, họ dám khao khát và cố gắng chờ đợi tình yêu sẽ đến với mình, bên cạnh đó 2 nữ chính đều có những hoàn cảnh bất hạnh của riêng mình để nhấn mạnh khát vọng bên trong về tình yêu của họ đến nhường nào. Nhân vật phụ thứ 3 dưới danh nghĩa “hôn phu” của nữ chính đều có những khoảng thời gian biến mất, đại diện cho nút thắt trong việc nữ chính đấu tranh với việc chờ đợi và hi vọng hay ngả vào tình yêu có sự giao thoa tâm hồn. Giá trị mà cả tiểu thuyết lẫn bộ phim thể hiện đều hướng tới nhu cầu thẩm mỹ về việc giải tỏa nỗi cô đơn trong tâm hồn mỗi con người, tình yêu bất chợt đến có thể không đi được đến đâu nhưng với những con người đang lạc lõng, chật vật với cuộc sống này cần có những kí ức, kỉ niệm đẹp về tình yêu để họ còn cảm giác được sống chứ không chỉ là tồn tại. Khác nhau Thứ nhất, bối cảnh của 2 tác phẩm là sự khác biệt rõ ràng giữa một bên là thành phố hoa lệ của Nga – Saint Peterburg trong những ngày hè đầy mộng mơ và lung linh trong tiểu thuyết và một bên là câu chuyện ở một thị trấn sầm uất ở Ấn Độ. Điều này sẽ tác động nhiều đến việc thể hiện những văn hóa, lối sống và tư duy của nhân vật trong tác phẩm. Thứ hai, kết cấu thời gian, nếu như trong tiểu thuyết, câu chuyện tình yêu giữa “người đàn ông mộng mơ” và cô gái Nastenka chỉ diễn ra trong 5 ngày với sự nhẹ nhàng tình tế trong đối thoại, hồi ức của cả 2 nhân vật thì trong bộ phim thời gian được kéo dài hơn để phù hợp với những tiết tấu sự kiện trong phim đan xen nhiều yếu tố thắt – mở tạo sự gây cấn theo kiểu phim Hollywood. Thứ ba, ở tiểu thuyết Nastenka là một cô gái bé bỏng, thơ mộng sống trong cảnh cô độc bên người bà mù lòa không được tiếp xúc quá nhiều với thế giới xung quanh chỉ biết đến những câu chuyện mộng mơ đan xen với khát khao về những câu chuyện cổ tích để thể hiện đây là một cô gái thiếu sự trải nghiệm, tự đơn độc trong thế giới của chính mình. Đây chính là một trong những nỗi sợ của nước Nga, nỗi sợ về một đất nước có không gian quá rộng lớn, con người bị cảm thế quá bé nhỏ trong chính để rồi họ tự cảm thấy cô đơn. Khác với Sakina trong bộ phim, cô lại một người có quá nhiều trải nghiệm, dùng một cái tên giả để làm gái điếm, có một người hôn phu đã mất tích và nỗi đau về đứa con đã mất. Cô gái đó trong không gian văn hóa của Ấn Độ thì những bi kịch đó tạo thành một vỏ bọc vây hãm khiến cho cô không đạt được đến hạnh phúc của mình. Với nhân vật nam chính trong tiểu thuyết, tác giả để anh là một không có tên chỉ biết anh là một “người mộng mơ” 26 tuổi có công việc ổn định. Khác với Raj trong phim điện ảnh có danh tính rõ ràng, dám từ bỏ mọi thứ để đấu tranh vì tình yêu của mình. Nhân vật thứ 3 là hôn phu, trong tiểu thuyết cũng khá là mờ ảo giống như sự biến mất của anh trong sự chờ đời khắc khoải của Nastenka vậy. Còn hôn phu của Sakina được rõ ràng sự biến mất của anh là do anh tham gia chiến tranh. Có thể thấy phim điện ảnh có nhiều chi tiết thêm vào để làm cốt truyện thêm rõ ràng. Thứ tư, hình thức thể hiện, trong tiểu thuyết Dostoievky diễn giải và đưa người đọc đến với cả một khung trời mộng mơ của Peterburg với giọng văn nhẹ nhàng, mọi thứ trong tiểu thuyết đều nhẹ nhàng giống như một giấc mơ. Còn phim điện ảnh, với việc sử dụng cách làm phim Hollywood tái hiện văn hóa Ấn Độ như Bollywood nên nhịp phim có lúc gây cấn hồi hộp, có hành động bạo lực, có đấu tranh, có sự thắt mở bên cạnh đó là đan xen thể hiện cảm xúc bằng âm nhạc.
Trả lời
Giống nhau Dựa theo motiv về chuyện tình yêu nam – nữ, cả 2 tác phẩm đều dựa trên sự gặp gỡ của hai con người đều trong trạng thái bơ vơ và cô đơn đến tột độ, dường như ở họ có một thứ gì gọi là đồng cảm với cảm giác lạc lõng trong xã hội của chính mình. Thế nhưng, tình yêu của họ đều bị sự rào cản bởi một bức tường chắn (xã hội, hôn phu, hoàn cảnh,…) để rồi cuối cùng họ chỉ còn lại những kỉ niệm đẹp với nhau. Hình thức xây dựng nhân vật theo hình tượng giống nhau, nhân vật nam chính đều là những người đàn ông có một tâm hồn mộng mơ và tốt bụng, có cuộc sống ổn định nhưng nhàm chán, họ thiếu thốn sự san sẻ và người đồng hành ở bên mình, vậy nên cuộc hành trình ở cả 2 nam chính trong tác phẩm là họ đều đang cố tìm mục tiêu và định hướng về hạnh phúc cho bản thân mình. Còn nhân vật nữ chính đều là những cô gái mộng mơ về một tình yêu chân chính, nhiệt huyết và chân thành, họ dám khao khát và cố gắng chờ đợi tình yêu sẽ đến với mình, bên cạnh đó 2 nữ chính đều có những hoàn cảnh bất hạnh của riêng mình để nhấn mạnh khát vọng bên trong về tình yêu của họ đến nhường nào. Nhân vật phụ thứ 3 dưới danh nghĩa “hôn phu” của nữ chính đều có những khoảng thời gian biến mất, đại diện cho nút thắt trong việc nữ chính đấu tranh với việc chờ đợi và hi vọng hay ngả vào tình yêu có sự giao thoa tâm hồn. Giá trị mà cả tiểu thuyết lẫn bộ phim thể hiện đều hướng tới nhu cầu thẩm mỹ về việc giải tỏa nỗi cô đơn trong tâm hồn mỗi con người, tình yêu bất chợt đến có thể không đi được đến đâu nhưng với những con người đang lạc lõng, chật vật với cuộc sống này cần có những kí ức, kỉ niệm đẹp về tình yêu để họ còn cảm giác được sống chứ không chỉ là tồn tại. Khác nhau Thứ nhất, bối cảnh của 2 tác phẩm là sự khác biệt rõ ràng giữa một bên là thành phố hoa lệ của Nga – Saint Peterburg trong những ngày hè đầy mộng mơ và lung linh trong tiểu thuyết và một bên là câu chuyện ở một thị trấn sầm uất ở Ấn Độ. Điều này sẽ tác động nhiều đến việc thể hiện những văn hóa, lối sống và tư duy của nhân vật trong tác phẩm. Thứ hai, kết cấu thời gian, nếu như trong tiểu thuyết, câu chuyện tình yêu giữa “người đàn ông mộng mơ” và cô gái Nastenka chỉ diễn ra trong 5 ngày với sự nhẹ nhàng tình tế trong đối thoại, hồi ức của cả 2 nhân vật thì trong bộ phim thời gian được kéo dài hơn để phù hợp với những tiết tấu sự kiện trong phim đan xen nhiều yếu tố thắt – mở tạo sự gây cấn theo kiểu phim Hollywood. Thứ ba, ở tiểu thuyết Nastenka là một cô gái bé bỏng, thơ mộng sống trong cảnh cô độc bên người bà mù lòa không được tiếp xúc quá nhiều với thế giới xung quanh chỉ biết đến những câu chuyện mộng mơ đan xen với khát khao về những câu chuyện cổ tích để thể hiện đây là một cô gái thiếu sự trải nghiệm, tự đơn độc trong thế giới của chính mình. Đây chính là một trong những nỗi sợ của nước Nga, nỗi sợ về một đất nước có không gian quá rộng lớn, con người bị cảm thế quá bé nhỏ trong chính để rồi họ tự cảm thấy cô đơn. Khác với Sakina trong bộ phim, cô lại một người có quá nhiều trải nghiệm, dùng một cái tên giả để làm gái điếm, có một người hôn phu đã mất tích và nỗi đau về đứa con đã mất. Cô gái đó trong không gian văn hóa của Ấn Độ thì những bi kịch đó tạo thành một vỏ bọc vây hãm khiến cho cô không đạt được đến hạnh phúc của mình. Với nhân vật nam chính trong tiểu thuyết, tác giả để anh là một không có tên chỉ biết anh là một “người mộng mơ” 26 tuổi có công việc ổn định. Khác với Raj trong phim điện ảnh có danh tính rõ ràng, dám từ bỏ mọi thứ để đấu tranh vì tình yêu của mình. Nhân vật thứ 3 là hôn phu, trong tiểu thuyết cũng khá là mờ ảo giống như sự biến mất của anh trong sự chờ đời khắc khoải của Nastenka vậy. Còn hôn phu của Sakina được rõ ràng sự biến mất của anh là do anh tham gia chiến tranh. Có thể thấy phim điện ảnh có nhiều chi tiết thêm vào để làm cốt truyện thêm rõ ràng. Thứ tư, hình thức thể hiện, trong tiểu thuyết Dostoievky diễn giải và đưa người đọc đến với cả một khung trời mộng mơ của Peterburg với giọng văn nhẹ nhàng, mọi thứ trong tiểu thuyết đều nhẹ nhàng giống như một giấc mơ. Còn phim điện ảnh, với việc sử dụng cách làm phim Hollywood tái hiện văn hóa Ấn Độ như Bollywood nên nhịp phim có lúc gây cấn hồi hộp, có hành động bạo lực, có đấu tranh, có sự thắt mở bên cạnh đó là đan xen thể hiện cảm xúc bằng âm nhạc.