Sự giống nhau giữa Tư tưởng Thiên Mệnh của Nho giáo và số mệnh trong Chu Dịch?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm linh

  3. Triết học

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm linh

,

triết học

Khổng giáo cho rằng mỗi cá nhân con người đều có số mệnh định sẵn. Con người không thể cưỡng lại với số mệnh được. Chu Dịch (đúng ra là Kinh Dịch) có thể dự đoán tương lai dựa vào quy luật vận hành của vũ trụ; việc nhỏ thì vận mệnh mỗi con người, đại sự thì có thể vận mệnh của một quốc gia, của thế giới. Việc dùng Kinh Dịch đúng theo nguyên lý thì không phải để cải tạo số mệnh, mà là để hiểu được bản mệnh, hiểu được sự thay đổi của vạn vật trong đại vũ trụ, từ đó để hợp nhất với "tiểu vũ trụ" (bản mệnh của mỗi người) để có thể nương theo đại vũ trụ mà tồn tại. Như Khổng giáo đã nói mỗi người đều có số mệnh định sẵn; nhưng liệu có ai biết thực sự bản mệnh của mình Trời định sẵn như thế nào, sinh ra để làm gì hay chưa!? Cho nên Kinh Dịch (Chu Dịch) xuất hiện để giải quyết vấn đề đó; để mỗi cá nhân biết được Trời đã hoạch định những gì cho cuộc đời của mình. Khi biết được rồi thì ta sẽ biết nên làm gì với cuộc đời của mình để không làm trái ý Trời! Để thuận theo Thiên Ý! (Ngày xưa Khương Tử Nha cũng là biết Dịch Lý cho nên ông mới ngồi câu cá lưỡi thẳng 3 năm, thực ra là ông biết Thời Cơ chưa đến nên mới có hành động như vậy, hành động đó cũng gọi là Thuận Thiên!) Còn việc cải mệnh (do những Thầy học Dịch bịa ra để trục lợi người đời, hoặc chính họ cũng đang mê lầm, ảo tưởng là họ có thể sửa đổi số mệnh), chẳng qua là do họ biết Dịch Lý (nguyên lý chuyển dịch của Trời Đất) nên biết trước việc nào nên làm, việc nào không nên làm của bản mệnh đó, rồi phán lại cho bản mệnh đó để họ biết việc cần làm, việc nên tránh. Từ đó thế nhân mới tin vào việc cải mệnh, tin vào lời mấy ông Thầy; thực ra là chính bản mệnh đó đang cố gắng sống thuận theo Thiên Ý đó thôi, chứ chẳng có chuyện cải mệnh nào cả!

Trả lời

Khổng giáo cho rằng mỗi cá nhân con người đều có số mệnh định sẵn. Con người không thể cưỡng lại với số mệnh được. Chu Dịch (đúng ra là Kinh Dịch) có thể dự đoán tương lai dựa vào quy luật vận hành của vũ trụ; việc nhỏ thì vận mệnh mỗi con người, đại sự thì có thể vận mệnh của một quốc gia, của thế giới. Việc dùng Kinh Dịch đúng theo nguyên lý thì không phải để cải tạo số mệnh, mà là để hiểu được bản mệnh, hiểu được sự thay đổi của vạn vật trong đại vũ trụ, từ đó để hợp nhất với "tiểu vũ trụ" (bản mệnh của mỗi người) để có thể nương theo đại vũ trụ mà tồn tại. Như Khổng giáo đã nói mỗi người đều có số mệnh định sẵn; nhưng liệu có ai biết thực sự bản mệnh của mình Trời định sẵn như thế nào, sinh ra để làm gì hay chưa!? Cho nên Kinh Dịch (Chu Dịch) xuất hiện để giải quyết vấn đề đó; để mỗi cá nhân biết được Trời đã hoạch định những gì cho cuộc đời của mình. Khi biết được rồi thì ta sẽ biết nên làm gì với cuộc đời của mình để không làm trái ý Trời! Để thuận theo Thiên Ý! (Ngày xưa Khương Tử Nha cũng là biết Dịch Lý cho nên ông mới ngồi câu cá lưỡi thẳng 3 năm, thực ra là ông biết Thời Cơ chưa đến nên mới có hành động như vậy, hành động đó cũng gọi là Thuận Thiên!) Còn việc cải mệnh (do những Thầy học Dịch bịa ra để trục lợi người đời, hoặc chính họ cũng đang mê lầm, ảo tưởng là họ có thể sửa đổi số mệnh), chẳng qua là do họ biết Dịch Lý (nguyên lý chuyển dịch của Trời Đất) nên biết trước việc nào nên làm, việc nào không nên làm của bản mệnh đó, rồi phán lại cho bản mệnh đó để họ biết việc cần làm, việc nên tránh. Từ đó thế nhân mới tin vào việc cải mệnh, tin vào lời mấy ông Thầy; thực ra là chính bản mệnh đó đang cố gắng sống thuận theo Thiên Ý đó thôi, chứ chẳng có chuyện cải mệnh nào cả!

tôi nghĩ đó là con người không thể và không nên cải tạo số mệnh mà cần chấp nhận để cuộc đời bớt đau khổ, cố chấp. Với tôi đây là tư tưởng hợp lý, nhưng bởi vì nó từng bị tập đoàn thống trị lợi dụng để cai trị người dân nên mới bị hiểu sai thành khuyến khích con người ta an phận thủ thưởng.

Đi đến hết cuộc đời chưa đầy trăm năm rồi thì ai cũng đến lúc phải thốt ra câu "Sinh tử hữu mệnh - phú quý tại Thiên" mà thôi. Còn trẻ, còn háo thắng thì còn chưa thể lĩnh hội được sự uyên áo của tư tưởng này. Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều rằng:

"Ngẫm hay muôn sự tại Trời

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao"

Câu hỏi của bạn lí thú quá, nhưng tiếc là mình nghiên cứu vấn đề này chưa đủ sâu để giải đáp. Nhân bạn Tiên Tích Tầm Long ở dưới nhắc đến thì mới bạn đọc thử truyện Kiều xem sao? biết đâu lại phát hiện ra thêm một vài liên tưởng: