Sự giống nhau đến rợn người giữa 2 chủng loài?
Thổ dân da đỏ châu Mĩ tách khỏi người da vàng châu Á ít nhất là từ tận mười mấy nghìn năm trước. Các bằng chứng về khảo cổ và di truyền học đã xác nhận điều đó là chính xác.
Khi đấy thế giới còn đang trong thời đại đồ đá, mặt đất ngập tràn những loài thú hoang khổng lồ nguy hiểm như voi ma mút, tê giác lông rậm, hổ răng kiếm, chim ăn thịt chạy bộ, gấu mặt ngắn, con lười khổng lồ... Rồi còn có thể tồn tại cả bọn bóng trắng, quỷ lùn và orc cùng vs rồng lửa và nhiều loài quái vật khát máu khác nữa...
Thời điểm đó, có những con người đã dũng cảm bất chấp tất cả để vượt qua eo biển Bering vẫn chưa bị ngập nước và tiến vào lục địa Bắc Mĩ. Họ đi có lẽ không phải vì sinh tồn, mà là vì đam mê. Cái đam mê đi phượt chinh phục khám phá các vùng đất lạ có lẽ đã chảy trong huyết quản bao đời nay từ tổ tiên của họ từ thời còn chui rúc ở tận châu Phi.
Họ dần tỏa ra chiếm lĩnh Bắc Mĩ, đồng thời băng xuống phương nam qua dải đất hẹp Trung Mĩ và tiến sang lục địa Nam Mĩ. Cuộc đi phượt của những con người dũng cảm chỉ kết thúc khi mà họ đã chạm đến tận cùng phương nam tại eo biển Magellan mà thôi. Thời điểm đó, có lẽ là khoảng chín ngàn năm trước công nguyên hoặc xa hơn nữa.
Rồi trên vùng đất rộng lớn mới, trải từ Bắc Mĩ xuống Nam Mĩ họ dần sinh cơ lập nghiệp và xây dựng nên những đế chế vĩ đại, những nền văn hóa độc đáo mà ngày nay nhân loại vẫn còn phải trầm trồ thán phục...
Trong vòng ít nhất là mười ngàn năm, không hề có sự tiếp xúc giữa người da dỏ với người anh em da vàng ở châu Á của họ. Thời gian chia cách với người da vàng châu Á là lâu như vậy mà tại sao thổ dân châu Mĩ và thổ dân Đông Nam Á lại giống nhau như vậy? Trong khi ngay giữa Đông Nam Á với Đông Bắc Á liền kề cũng đã có sự khác biệt lớn. Là ngẫu nhiên hay trùng hợp? Hay là sự tiến hóa đồng quy của các nền văn hóa ở 2 bờ Thái Bình Dương?
#us
lịch sử
Yếu tố khí hậu và điều kiện sống cũng nên được xem xét trong việc tiến hóa đồng quy này. Điều kiện khí hậu của Nam Mỹ và Đông Nam Á giống nhau đến bất ngờ. Cả hai đều là vùng nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa, con người sinh sống trong những khu rừng nhiệt đới cạnh những con sông lớn, thảm thực vật, hệ sinh thái gần như giống nhau. Con người là một loài đặc biệt với hành vi khai thác tự nhiên để phục vụ đời sống và phát triển dựa trên những gì khai thác được. Do đó việc có nét tương tự trong văn hóa giữa hai bộ phận dân tộc tách biệt nhau trong trường hợp là hợp lý.
Hoàng Khang
Yếu tố khí hậu và điều kiện sống cũng nên được xem xét trong việc tiến hóa đồng quy này. Điều kiện khí hậu của Nam Mỹ và Đông Nam Á giống nhau đến bất ngờ. Cả hai đều là vùng nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa, con người sinh sống trong những khu rừng nhiệt đới cạnh những con sông lớn, thảm thực vật, hệ sinh thái gần như giống nhau. Con người là một loài đặc biệt với hành vi khai thác tự nhiên để phục vụ đời sống và phát triển dựa trên những gì khai thác được. Do đó việc có nét tương tự trong văn hóa giữa hai bộ phận dân tộc tách biệt nhau trong trường hợp là hợp lý.
Minh Hưng
Ngày trước mình có đọc 1 giả thuyết là người Việt đã đi "phưu lưu" trên biển qua Philipin và trôi dạt sang tận Tây Thái Bình Dương (Nam Mỹ).
Tống Hồ Trà Linh
Xem những hình ảnh bạn cung cấp thì đúng là có sự tương đồng trong trang phục của thổ dân da đỏ châu Mỹ và da vàng châu Á. Tuy nhiên như bạn cũng có nói, những bằng chứng về khảo cổ và di truyền học đã xác nhận việc thổ dân da đỏ châu Mĩ tách khỏi người da vàng châu Á ít nhất là từ tận mười mấy nghìn năm trước đó là chính xác. Do vậy mình nghĩ nhiều khả năng sự giống nhau này chỉ là trùng hợp.
Quan sát về trang phục của thổ dân có thể đưa ra nhận xét họ sử dụng phụ kiện và vẽ các hình thù trên cơ thể để bản thân giống với các loài thú dữ, trông to lớn và dũng mãnh hơn. Khoảng thời gian của thời đại đồ đá, mặt đất ngập tràn những loài thú hoang khổng lồ nguy hiểm như bạn có nói, nên con người hẳn phải có tư duy nguỵ trang để tự bảo vệ bản thân mình. Có thể thổ dân da vàng châu Á hay thổ dân da đỏ châu Mỹ có những nét tương đồng là vì vậy.