Sự giác ngộ có thực sự chỉ đến từ tôn giáo hay không?
Liệu sự giác ngộ này ngay cả những người không theo đạo liệu họ có thể đạt được không? Hay chỉ khi theo tôn giáo, họ mới có niềm tin vào sự giác ngộ?
giác ngộ
,tôn giáo
,tâm linh
,tâm linh
,tôn giáo
Giác ngộ chính là tỉnh ra, hiểu ra thôi.
Đạo chỉ là con đường.
Nhưng mà "trên thế gian này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi". Càng nhiều người đi thì con đường càng rõ ràng. Vậy nên Đạo mà ít người giác ngộ thì cũng như con đường lâu không đi thì cỏ mọc che mất lối đi. Vì vậy mà con đường giác ngộ thường vô cùng gian truân.
Đạo chính là đường, do người nào đó đã đi đến giác ngộ để lại. Người đi sau lần theo dấu mà đi. Khó khăn có, nhầm lẫn có, sai lầm có. Nên rất khó có ai đi đúng đường người trước đã đi. Đôi khi mỗi người cuối cùng lại đi một con đường khác nhau.
Vậy nên, sự giác ngộ không nhất thiết phải đi theo một con đường có trước, nhưng có thể men theo dấu vết con đường có sẵn mà đi cho dễ.
Nội dung liên quan
Nguyễn Hữu Hoài
Thiên Tân
Nếu không được giáo dục thì làm sao hiểu biết được. Tôn giáo là gì? là tôn kinh, tôn trọng sự giáo dục của một cá nhân, tổ chức nào đó, sự không tôn trọng giáo dục có thể tự hiểu được thế giới tâm linh không để mà giác ngộ. Nếu không biết đến Tôn giáo đúng đắn thì chỉ có Ngộ nhận chứ chẳng có giác ngộ nào cả bạn ạ.
Bánh Bánh
Với định nghĩa tôn giáo như một hệ thống, tổ chức niềm tin, còn giác ngộ là tỉnh ngộ, thoát khỏi u mê. Thì giác ngộ là khi mình buông bỏ tất cả mọi loại niềm tin bao gồm cả tôn giáo luôn.
Vốn dĩ, trạng thái ban đầu sẽ là cân bằng, tức là không tồn tại gì cả. Khi mình bắt đầu có niềm tin về một điều gì đó, lưỡng cực sinh ra, tách đôi cái không đấy ra thành 2 thứ đối nghịch: tốt - xấu, có - không, vui - buồn, giác ngộ - u mê,...
Và tất nhiên, sự tách ra đó sẽ dừng lại, khi chúng ta dừng tách chúng ra, hay người ta gọi là buông bỏ. Và khi sự tách ra đó dừng lại, thì lưỡng cực sẽ trở về không.
Trong con mắt của người ta thì điều đó chẳng khác gì cái chết, khi mà không còn cơ thể, cảm xúc, và cũng chẳng cho rằng mình tồn tại.
Mình u mê, nó cũng là một lựa chọn, không phải cứ giác ngộ mới là tốt, bởi vì như ở trên tớ có nói, giác ngộ rồi thì sẽ nhận ra vốn dĩ chẳng có gì là giác ngộ cả, u mê hay giác ngộ thì cũng như nhau, và cái câu trả lời của tớ cũng chẳng có ý nghĩa gì luôn. Cứ cái gì mình thích thì mình làm thôi nha 🐢🐢🐢
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình thấy câu hỏi này của bạn rất đáng để suy nghĩ và cùng nhau trả lời. Vậy nên cá nhân mình xin đóng góp một góc nhìn:
Sự giác ngộ là điều có giá trị nhất trên thế gian và cũng là giá trị nhất của kiếp người. Có thể nói, đó là đặc quyền của con người mà không phải sinh vật sống nào cũng có được. Nhưng không phải ai trong số nhân loại cũng thấy được giá trị này, hoặc là thấy nhưng chưa chắc sẽ lựa chọn theo đuổi. Vậy nên dường như đây là hành trình đơn độc của những con người cầu đạo mà trong mắt thế gian, đó là những ẩn sĩ, thầy tu, đạo sư, tín đồ chọn lánh đời, tĩnh tâm, chuyên cần tu luyện. Do đó, tôn giáo thường được coi là cây cầu nối rõ ràng, đảm bảo đưa người ta đến bến giác ngộ. Phim ảnh, sách báo cũng phụ họa cho cách nghĩ này khá nhiều.
Đó là những điều đã số mọi người thường thấy, thường nghĩ, thường tin.
Nhưng với mình, điều ấy là chưa thực sự đầy đủ. Sự sống và cuộc sống này là sự thật, là sự đan xen giữa cái "tục" và cái "thiêng". Nếu lựa chọn từ chối chấp nhận sự thật, thì con người ta chưa thể giác ngộ. Nếu chỉ biết đến tôn giáo, xuất thế, lánh đời thì sẽ không hiểu gì về cuộc đời. Mà trọng tâm của cuộc đời ấy, là bản thân.
Con đường giác ngộ có rất nhiều, nhưng đích đến của sự giác ngộ thì chỉ có một.
Tặng bạn câu "Hồi đầu thị ngạn" để chiêm nghiệm thêm về sự giác ngộ.
Đó là những gì mình hiểu và cũng giống như bạn, mình mong đợi được lắng nghe thêm những chia sẻ khác.