Sự gần gũi trong việc thưởng thức đồ uống giữa Việt Nam và Hàn Quốc ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Cả Việt Nam và Hàn Quốc, từ xa xưa, khi kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp thì việc nấu rượu từ gạo hay tinh bột khác lại hết sức phổ biến. Từng có thời kỳ, việc nấu rượu đã từng bị quản thúc bởi các triều đại phong kiến và chỉ được sử dụng trong nước, nghiêm cấm trao đổi với bên ngoài. Cũng vì lý do đó mà rượu đã trở thành đồ uống bình dân, có thể được người dân hai nước sử dụng hàng ngày hay các dịp lễ tết, ngày đặc biệt. Uống rượu cũng có nhiều quy tắc để thể hiện thứ bậc trong mâm cơm, trong bàn ăn hay thể hiện phép lịch sự. Ví dụ như việc người lớn rót rượu cho người kém tuổi (tựa như bậc trên mời rượu bậc dưới) thì dù là người Hàn hay người Việt đều thường có thói quen nâng ly, nâng chén bằng hai tay và cúi đầu để cảm ơn. Hay khi gia đình có khách quý đến, khách từ xa hay bạn bè, người thân lâu ngày không gặp thì việc sử dụng rượu để đãi khách và khi uống, để giữ phép lịch sự thì mọi người thường uống cạn để tỏ thái độ khen ngợi đồ uống hoặc đáp lễ lại với gia chủ. Cũng như nhiều nước Á Đông, trà – loại đồ uống được chế biến từ lá trà xanh hay các loại thảo dược quý trong tự nhiên được cư dân nhiều nước sử dụng từ xa xưa. Việc sử dụng trà tại Hàn Quốc hay Việt Nam hầu hết được du nhập từ Trung Hoa nhưng cách thức để chế biến hay thưởng thức thì mỗi nước lại khác nhau. Trà trong văn hóa ẩm thực Việt Nam được coi là đồ uống giản dị, không quá cầu kỳ trong cách chế biến khi chỉ cần một gói trà và một chút nước nóng với dụng cụ để pha là được một ấm trà để cùng bạn bè, người thân thưởng thức. Nếu có sự cầu kỳ hơn thì đó là khi người Việt sử dụng trà được ướp lá sen hoặc hương hoa sen hay thêm một vài loại thảo dược khác; một ấm trà nhỏ với một vài chén hay tách và ngồi cạnh ao sen để thưởng thức – đó là một nét văn hóa ẩm thực đặc biệt tại Việt Nam. Còn với Hàn Quốc, trà cũng được sử dụng trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên, từ xa xưa thì việc dùng trà còn giới hạn trong giới quý tộc, vua chúa; trải qua thời gian, loại đồ uống này được phổ biến trong nhân dân. Khác với Việt Nam, việc pha trà của người Hàn thường cầu kỳ hơn khi phải sử dụng nhiều loại dụng cụ và thời gian lâu hơn. Nhưng tựu chung lại, việc dùng trà trong văn hóa ẩm thực Việt – Hàn vừa giúp con người thư giãn, thoải mái; vừa giúp cuộc nói chuyện, hàn huyên giữa người thân, bạn bè thêm phần ấm cúng. Thậm chí, trà đạo – có lúc đã được coi là công cụ văn hóa, công cụ ngoại giao khi có cuộc gặp hay tiếp xúc cấp cao, cấp nhà nước giữa hai hay nhiều quốc gia vì đây là văn hóa ngàn đời, hàm chứa sức sống của con người hay hơn cả là sự hòa hợp với thiên nhiên.
Trả lời
Cả Việt Nam và Hàn Quốc, từ xa xưa, khi kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp thì việc nấu rượu từ gạo hay tinh bột khác lại hết sức phổ biến. Từng có thời kỳ, việc nấu rượu đã từng bị quản thúc bởi các triều đại phong kiến và chỉ được sử dụng trong nước, nghiêm cấm trao đổi với bên ngoài. Cũng vì lý do đó mà rượu đã trở thành đồ uống bình dân, có thể được người dân hai nước sử dụng hàng ngày hay các dịp lễ tết, ngày đặc biệt. Uống rượu cũng có nhiều quy tắc để thể hiện thứ bậc trong mâm cơm, trong bàn ăn hay thể hiện phép lịch sự. Ví dụ như việc người lớn rót rượu cho người kém tuổi (tựa như bậc trên mời rượu bậc dưới) thì dù là người Hàn hay người Việt đều thường có thói quen nâng ly, nâng chén bằng hai tay và cúi đầu để cảm ơn. Hay khi gia đình có khách quý đến, khách từ xa hay bạn bè, người thân lâu ngày không gặp thì việc sử dụng rượu để đãi khách và khi uống, để giữ phép lịch sự thì mọi người thường uống cạn để tỏ thái độ khen ngợi đồ uống hoặc đáp lễ lại với gia chủ. Cũng như nhiều nước Á Đông, trà – loại đồ uống được chế biến từ lá trà xanh hay các loại thảo dược quý trong tự nhiên được cư dân nhiều nước sử dụng từ xa xưa. Việc sử dụng trà tại Hàn Quốc hay Việt Nam hầu hết được du nhập từ Trung Hoa nhưng cách thức để chế biến hay thưởng thức thì mỗi nước lại khác nhau. Trà trong văn hóa ẩm thực Việt Nam được coi là đồ uống giản dị, không quá cầu kỳ trong cách chế biến khi chỉ cần một gói trà và một chút nước nóng với dụng cụ để pha là được một ấm trà để cùng bạn bè, người thân thưởng thức. Nếu có sự cầu kỳ hơn thì đó là khi người Việt sử dụng trà được ướp lá sen hoặc hương hoa sen hay thêm một vài loại thảo dược khác; một ấm trà nhỏ với một vài chén hay tách và ngồi cạnh ao sen để thưởng thức – đó là một nét văn hóa ẩm thực đặc biệt tại Việt Nam. Còn với Hàn Quốc, trà cũng được sử dụng trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên, từ xa xưa thì việc dùng trà còn giới hạn trong giới quý tộc, vua chúa; trải qua thời gian, loại đồ uống này được phổ biến trong nhân dân. Khác với Việt Nam, việc pha trà của người Hàn thường cầu kỳ hơn khi phải sử dụng nhiều loại dụng cụ và thời gian lâu hơn. Nhưng tựu chung lại, việc dùng trà trong văn hóa ẩm thực Việt – Hàn vừa giúp con người thư giãn, thoải mái; vừa giúp cuộc nói chuyện, hàn huyên giữa người thân, bạn bè thêm phần ấm cúng. Thậm chí, trà đạo – có lúc đã được coi là công cụ văn hóa, công cụ ngoại giao khi có cuộc gặp hay tiếp xúc cấp cao, cấp nhà nước giữa hai hay nhiều quốc gia vì đây là văn hóa ngàn đời, hàm chứa sức sống của con người hay hơn cả là sự hòa hợp với thiên nhiên.