Sử dụng vỏ tôm, cua để làm cốc nhựa?

  1. Sinh vật cảnh

Nói sử dụng vỏ tôm, cua để làm cốc nhựa nghe có vẻ sai sai nhỉ. Nhưng hình như làm được đúng không mọi người?

Từ khóa: 

sinh vật cảnh

Những sản phẩm bằng nhựa sinh học như ly, đĩa, bát, đũa, muỗng được tái chế từ vỏ tôm, cua, ghẹ... là sản phẩm đã thực hiện thành công của 1 số nhóm nghiên cứu. Vỏ tôm cua được thu gom rồi sơ chế bằng cách rửa và sấy hoặc phơi khô. Sau đó, dùng máy nghiền, rồi loại bỏ các chất khoáng, protein; cuối cùng là phối trộn để tạo thành nhựa sinh học. Trong sản phẩm hoàn chỉnh, vỏ tôm chiếm 65%, còn lại là các chất khác (nhựa, bột màu, dầu hóa dẻo...), không có mùi hôi. Khoảng 100g nguyên liệu (vỏ tôm và các chất phụ gia khác) sẽ sản xuất được 10 ly hoặc khay nhựa, có giá thành khoảng 10.000đ. Ðặc biệt, nhóm hướng đến các sản phẩm có giá trị cao như đế giày, đồ dùng trẻ em và thiết bị y tế. Do sản phẩm nhựa có nguồn gốc tự nhiên nên thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe con người và góp phần giải quyết vấn đề rác thải tại địa phương.

Trả lời

Những sản phẩm bằng nhựa sinh học như ly, đĩa, bát, đũa, muỗng được tái chế từ vỏ tôm, cua, ghẹ... là sản phẩm đã thực hiện thành công của 1 số nhóm nghiên cứu. Vỏ tôm cua được thu gom rồi sơ chế bằng cách rửa và sấy hoặc phơi khô. Sau đó, dùng máy nghiền, rồi loại bỏ các chất khoáng, protein; cuối cùng là phối trộn để tạo thành nhựa sinh học. Trong sản phẩm hoàn chỉnh, vỏ tôm chiếm 65%, còn lại là các chất khác (nhựa, bột màu, dầu hóa dẻo...), không có mùi hôi. Khoảng 100g nguyên liệu (vỏ tôm và các chất phụ gia khác) sẽ sản xuất được 10 ly hoặc khay nhựa, có giá thành khoảng 10.000đ. Ðặc biệt, nhóm hướng đến các sản phẩm có giá trị cao như đế giày, đồ dùng trẻ em và thiết bị y tế. Do sản phẩm nhựa có nguồn gốc tự nhiên nên thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe con người và góp phần giải quyết vấn đề rác thải tại địa phương.