Sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật ?
kiến thức chung
• Trong tiếng Nhật cũng như trong tiếng Việt, tùy vào không khí, tình huống giao tiếp mà cách nói chuyện sẽ khác nhau. Chúng ta hãy xem câu よろしくお願いします (Xin cám ơn anh/chị / Rất vui được gặp bạn / Rất mong được hợp tác…) để làm ví dụ. Với bạn bè: よろしく! hay よろしくね!
• Thông thường: よろしくお願いします。/ どうぞよろしくお願いします。 Lịch sự (với khách hàng): よろしくお願いいたします。 Lịch sự hơn (với khách hàng): どうぞよろしくお願いいたします。 Lịch sự nhất (trang trọng): どうぞよろしくお願い申し上げます。 Các bạn có thể thấy là, trong tiếng Nhật dùng từ càngdài thì càng lịch sự! Từ ví dụ trên chúng ta cũng có thể thấy tiếng Nhật có nhiều mức độ thể hiện mối quan hệ giữa người nghe với người nói. Đối với những bạn có dự định du học Nhật Bản, khả năng sử dụng kính ngữ là rất quan trọng trong cuộc sống tại Nhật. Có thể chia ra làm 3 mức độ: Thân thiết, không lịch sự: Dùng thể ngắn. Thể này được dùng với các mối quan hệ:
Người trên nói với người dưới (thầy giáo – học sinh, giám đốc – nhân viên, sempai – kouhai)
Trong gia đình (cha mẹ, con cái, anh chị em nói chuyện với nhau)
Các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp (cùng lớp, cùng công ty.
• Thông thường, lịch sự: Dùng thể ~masu, hay còn gọi là丁寧語. Thể này được dùng với các mối quan hệ:
Mới quen, hoặc đã quen rồi nhưng không thân thiết (ít khi nói chuyện cùng), địa vị thường là ngang nhau. Ví dụ như khi hỏi đường, trong các quán ăn, cửa hàng, siêu thị…
Người dưới nói với người trên trong trường hợp khá thân thiết: ví dụ như kouhai – sempai, học sinh – giáo viên chủ nhiệm hoặc bộ môn…
• Lịch sự, tôn kính: Dùng sonkeigo (尊敬語) và kenjōgo (謙譲語), hay còn gọi là kính ngữ. Thể này được dùng với các mối quan hệ:
Nhân viên – khách hàng, giám đốc, đối tác làm ăn.
Khi đi phỏng vấn xin việc.
Khi muốn tỏ thái độ kính trọng đối với người nghe (ví dụ với người già).
Trong những trường hợp trang trọng.
Học sinh – giáo viên, thầy hiệu trưởng.
Nội dung liên quan
Hiền Hương