Sự đa dạng của ngôn ngữ học ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Một phần lớn công sức của các nhà ngôn ngữ học được bỏ ra để đi sâu vào tìm hiểu bản chất của sự khác nhau giữa các ngôn ngữ trên thế giới. Bản chất của sự đa dạng ngôn ngữ này rất quan trọng để chúng ta hiểu được khả năng ngôn ngữ của loài người nói chung: nếu khả năng ngôn ngữ của con người bị bó buộc hạn hẹp bởi những đặc điểm sinh học của loài, thì các ngôn ngữ phải rất giống nhau. Nếu khả năng ngôn ngữ của con người không bị hạn chế, thì các ngôn ngữ có thể cực kỳ khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều cách hiểu khác nhau đối với sự giống nhau giữa các ngôn ngữ. Ví dụ như, tiếng Latin được người La Mã sử dụng đã phát triển thành tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý. Sự giống nhau giữa tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, trong nhiều tình huống, là do cả hai đã kế thừa từ tiếng Latin. Vậy, về nguyên tắc, nếu hai ngôn ngữ có cùng tính chất nào đó thì tính chất này có thể hoặc do có cùng nguồn gốc hoặc do tính chất nào đó thuộc bộ phận ngôn ngữ của con người (human language faculty). Dĩ nhiên, luôn luôn có thể xảy ra một sự ngẫu nhiên dẫn đến sự giống nhau nào đó, như là trường hợp từ 'mucho' trong tiếng Tây Ban Nha và từ 'much' tiếng Anh. Cả hai từ không liên quan nhau chút nào về mặt lịch sử, mặc dù chúng có nghĩa và cách phát âm giống nhau. Thường thì khả năng có cùng nguồn gốc có thể được loại bỏ. Ai cũng biết, việc học một ngôn ngữ là rất dễ dàng đối với con người, do đó, ta có thể suy đoán rằng các ngôn ngữ đã được nói ít nhất là từ khi có con người hiện đại về mặt sinh học, có thể là tối thiểu năm chục nghìn năm nay. Những phương pháp khách quan quan sát sự thay đổi của ngôn ngữ (ví dụ như, so sánh ngôn ngữ trong các văn bản cổ với ngôn ngữ hậu sinh của chúng được nói ngày nay) cho thấy sự thay đổi là nhanh chóng đến độ chúng ta không thể nào tái dựng lại một ngôn ngữ đã được nói cách đây thật lâu. Từ đây suy ra được rằng, những điểm tương đồng trong các ngôn ngữ được nói ở những nơi khác nhau trên thế giới thông thường không thể được dùng làm bằng chứng chứng minh chúng có cùng tổ tiên. Bất ngờ hơn nữa, người ta đã ghi nhận được những trường hợp ngôn ngữ ký hiệu được phát triển trong các cộng đồng người khiếm thính bẩm sinh đã sớm không có cơ hội được tiếp xúc với ngôn ngữ nói. Người ta đã chỉ ra được rằng các tính chất của những ngôn ngữ dấu này nói chung là trùng khớp với nhiều tính chất của các ngôn ngữ nói. Điều này củng cố giả thuyết rằng những tính chất giống nhau đó không phải do một nguồn gốc chung mà là do những đặc điểm tổng quát của phương thức học ngôn ngữ. Nói một cách tự do, tổng hợp các tính chất chung của tất cả các ngôn ngữ có thể được gọi là "ngữ pháp phổ quát" (universal grammar) (viết tắt NPTC), một đề tài có các đặc điểm được bàn cãi rất nhiều. Các chuyên gia ngôn ngữ học và phi-ngôn ngữ học cũng sử dụng thuật ngữ này theo nhiều cách khác nhau. Các đặc tính chung toàn cầu của ngôn ngữ có thể một phần xuất phát từ các phương diện chung toàn cầu của những trải nghiệm của con người; Ví dụ như, tất cả mọi người đều trải nghiệm qua nước, và tất cả ngôn ngữ của loài người đều có một từ để chỉ nước. Tuy nhiên, trải nghiệm chung không đủ để lý giải những câu hỏi khó hơn về NPTC. Hãy xét một ví dụ thú vị sau: giả sử tất cả ngôn ngữ loài người đều phân biệt được danh từ và động từ. Nếu đúng như vậy thì hiện tượng này cần được giải thích thấu đáo hơn, vì danh từ và động từ không phải là thứ trải nghiệm được trong thế giới vật chất bên ngoài các ngôn ngữ sử dụng chúng. Nói chung, một đặc điểm của NPTC có thể là xuất phát từ những đặc tính chung của nhận thức con người hoặc từ đặc tính nhận thức chung cụ thể nào đó của con người gắn liền với ngôn ngữ. Nhân loại còn hiểu biết quá ít về nhận thức của con người nói chung, không đủ để đưa ra phân biệt có giá trị. Do đó, những điều tổng hợp thường được đưa ra trong ngôn ngữ học lý thuyết mà không khẳng định rõ chúng có mối liên hệ nào đến các khía cạnh khác của nhận thức hay không.
Trả lời
Một phần lớn công sức của các nhà ngôn ngữ học được bỏ ra để đi sâu vào tìm hiểu bản chất của sự khác nhau giữa các ngôn ngữ trên thế giới. Bản chất của sự đa dạng ngôn ngữ này rất quan trọng để chúng ta hiểu được khả năng ngôn ngữ của loài người nói chung: nếu khả năng ngôn ngữ của con người bị bó buộc hạn hẹp bởi những đặc điểm sinh học của loài, thì các ngôn ngữ phải rất giống nhau. Nếu khả năng ngôn ngữ của con người không bị hạn chế, thì các ngôn ngữ có thể cực kỳ khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều cách hiểu khác nhau đối với sự giống nhau giữa các ngôn ngữ. Ví dụ như, tiếng Latin được người La Mã sử dụng đã phát triển thành tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý. Sự giống nhau giữa tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, trong nhiều tình huống, là do cả hai đã kế thừa từ tiếng Latin. Vậy, về nguyên tắc, nếu hai ngôn ngữ có cùng tính chất nào đó thì tính chất này có thể hoặc do có cùng nguồn gốc hoặc do tính chất nào đó thuộc bộ phận ngôn ngữ của con người (human language faculty). Dĩ nhiên, luôn luôn có thể xảy ra một sự ngẫu nhiên dẫn đến sự giống nhau nào đó, như là trường hợp từ 'mucho' trong tiếng Tây Ban Nha và từ 'much' tiếng Anh. Cả hai từ không liên quan nhau chút nào về mặt lịch sử, mặc dù chúng có nghĩa và cách phát âm giống nhau. Thường thì khả năng có cùng nguồn gốc có thể được loại bỏ. Ai cũng biết, việc học một ngôn ngữ là rất dễ dàng đối với con người, do đó, ta có thể suy đoán rằng các ngôn ngữ đã được nói ít nhất là từ khi có con người hiện đại về mặt sinh học, có thể là tối thiểu năm chục nghìn năm nay. Những phương pháp khách quan quan sát sự thay đổi của ngôn ngữ (ví dụ như, so sánh ngôn ngữ trong các văn bản cổ với ngôn ngữ hậu sinh của chúng được nói ngày nay) cho thấy sự thay đổi là nhanh chóng đến độ chúng ta không thể nào tái dựng lại một ngôn ngữ đã được nói cách đây thật lâu. Từ đây suy ra được rằng, những điểm tương đồng trong các ngôn ngữ được nói ở những nơi khác nhau trên thế giới thông thường không thể được dùng làm bằng chứng chứng minh chúng có cùng tổ tiên. Bất ngờ hơn nữa, người ta đã ghi nhận được những trường hợp ngôn ngữ ký hiệu được phát triển trong các cộng đồng người khiếm thính bẩm sinh đã sớm không có cơ hội được tiếp xúc với ngôn ngữ nói. Người ta đã chỉ ra được rằng các tính chất của những ngôn ngữ dấu này nói chung là trùng khớp với nhiều tính chất của các ngôn ngữ nói. Điều này củng cố giả thuyết rằng những tính chất giống nhau đó không phải do một nguồn gốc chung mà là do những đặc điểm tổng quát của phương thức học ngôn ngữ. Nói một cách tự do, tổng hợp các tính chất chung của tất cả các ngôn ngữ có thể được gọi là "ngữ pháp phổ quát" (universal grammar) (viết tắt NPTC), một đề tài có các đặc điểm được bàn cãi rất nhiều. Các chuyên gia ngôn ngữ học và phi-ngôn ngữ học cũng sử dụng thuật ngữ này theo nhiều cách khác nhau. Các đặc tính chung toàn cầu của ngôn ngữ có thể một phần xuất phát từ các phương diện chung toàn cầu của những trải nghiệm của con người; Ví dụ như, tất cả mọi người đều trải nghiệm qua nước, và tất cả ngôn ngữ của loài người đều có một từ để chỉ nước. Tuy nhiên, trải nghiệm chung không đủ để lý giải những câu hỏi khó hơn về NPTC. Hãy xét một ví dụ thú vị sau: giả sử tất cả ngôn ngữ loài người đều phân biệt được danh từ và động từ. Nếu đúng như vậy thì hiện tượng này cần được giải thích thấu đáo hơn, vì danh từ và động từ không phải là thứ trải nghiệm được trong thế giới vật chất bên ngoài các ngôn ngữ sử dụng chúng. Nói chung, một đặc điểm của NPTC có thể là xuất phát từ những đặc tính chung của nhận thức con người hoặc từ đặc tính nhận thức chung cụ thể nào đó của con người gắn liền với ngôn ngữ. Nhân loại còn hiểu biết quá ít về nhận thức của con người nói chung, không đủ để đưa ra phân biệt có giá trị. Do đó, những điều tổng hợp thường được đưa ra trong ngôn ngữ học lý thuyết mà không khẳng định rõ chúng có mối liên hệ nào đến các khía cạnh khác của nhận thức hay không.