Sự chuyển biến của xã hội ở Việt Nam dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp.
kiến thức chung
1. Chính sách cai trị của thực dân Pháp
Năm 1858 Thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau hiệp ước Patơ nốt(1884), triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp. Năm 1897 Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Sau 1918 là chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 với quy mô và tốc độ lớn hơn lần trước.
Về chính trị: Thực dân Pháp đã tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn lợi dụng triệt để bộ máy cai trị cũ của chế độ phong kiến phục vụ cho việc áp bức nhân dân Việt Nam. Chúng chia Việt Nam ra thành ba xứ: Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và chúng thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Về Kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên (than, thiếc, kẽm), xây dựng một số cơ sở công nghiệp(điện, nước) Xây dựng hệ thống đường bộ, thuỷ, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp. Kinh tế Việt Nam ngày càng nghèo nàn, lạc hậu,què quặt và phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
Về văn hoá - Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân: dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu… - Ngăn cấm, phá hoại bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam, Ngăn cấm văn hoá tiến bộ thế giới du nhập vào Việt Nam.
2. Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:
Các cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội VN. Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc.
+ Giai cấp địa chủ Việt Nam: Gia cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng trong cường bóc lột áp bức nông dân.Tuy nhiên trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước căm thù giặc tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.
+ Giai cấp nông dân: Chiếm 90% dân số Việt Nam. Họ phảI chịu 2 tầng áp bức bóc lột của Thực dân và phong kiến. Tình cảnh khốn khổ, bần cùng của giai cấp nông dân VN đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, làm thêm ý trí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do
+ Giai cấp công nhân VN ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TDP. Có đầy đủ đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế (là lực lượng xã hội tiên tiến, đại diệncho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao; có tinh thần cách mạng triệt để) Ngoài ra giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng
Phải chịu 3 tầng lớp áp bức bóc lột (địa chủ, đế quốc, tư sản)
Có mối quan hệ gần gũi với nông dân
Nội bộ thuần nhất(ra đời trước tư sản) không có tầng lớp quý tộc - Có tinh thần yêu nước nồng nàn đồng thời sớm tiếp thu những tư tưởng, trào lưu mới của thời đại vô sản
+ Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư sản nông nghiệp. Ngay từ khi mới ra đời Giai cấp tư sản Việt Nam đã bị chèn ép, thế lực kinh tế và địa vị chính trị của Giai cấp tư sản VN nhỏ bé và yếu ớt, vì vậy giai cấp tư sản không đủ điều kiện để lãnh đạo cách mạng dân tộc
+ Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, tri thức, thợ thủ công, những người làm nghề tự do…trong đó giới tri thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản. Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp bênh và dễ bị phá sản trở thành người vô sản. Họ là những người có lòng yêu nước căm thù đế quốc, thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào, vì vậy đây là lực lượng có tinh thần cách mạng cao. Tóm lại:
- Chính sách thống trị của Thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong đó đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp mới là công nhân và tư sản Việt Nam, họ đều mang thân phận người dân mất nước, đều bị thực dân bóc lột.
- Xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản. Trước hết là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Thực dân Pháp và tay sai, đây là mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến.
3. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam:
Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam, nhưng Độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu trước mắt, phản ánh nguyện vọng bức thiết của các giai cấp, tầng lớp trong dân tộc.
Diệu Dạ Châu
1. Chính sách cai trị của thực dân Pháp
Năm 1858 Thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau hiệp ước Patơ nốt(1884), triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp. Năm 1897 Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Sau 1918 là chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 với quy mô và tốc độ lớn hơn lần trước.
Về chính trị: Thực dân Pháp đã tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn lợi dụng triệt để bộ máy cai trị cũ của chế độ phong kiến phục vụ cho việc áp bức nhân dân Việt Nam. Chúng chia Việt Nam ra thành ba xứ: Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và chúng thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Về Kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên (than, thiếc, kẽm), xây dựng một số cơ sở công nghiệp(điện, nước) Xây dựng hệ thống đường bộ, thuỷ, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp. Kinh tế Việt Nam ngày càng nghèo nàn, lạc hậu,què quặt và phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
Về văn hoá - Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân: dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu… - Ngăn cấm, phá hoại bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam, Ngăn cấm văn hoá tiến bộ thế giới du nhập vào Việt Nam.
2. Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:
Các cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội VN. Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc.
+ Giai cấp địa chủ Việt Nam: Gia cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng trong cường bóc lột áp bức nông dân.Tuy nhiên trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước căm thù giặc tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.
+ Giai cấp nông dân: Chiếm 90% dân số Việt Nam. Họ phảI chịu 2 tầng áp bức bóc lột của Thực dân và phong kiến. Tình cảnh khốn khổ, bần cùng của giai cấp nông dân VN đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, làm thêm ý trí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do
+ Giai cấp công nhân VN ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TDP. Có đầy đủ đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế (là lực lượng xã hội tiên tiến, đại diệncho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao; có tinh thần cách mạng triệt để) Ngoài ra giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng
Phải chịu 3 tầng lớp áp bức bóc lột (địa chủ, đế quốc, tư sản)
Có mối quan hệ gần gũi với nông dân
Nội bộ thuần nhất(ra đời trước tư sản) không có tầng lớp quý tộc - Có tinh thần yêu nước nồng nàn đồng thời sớm tiếp thu những tư tưởng, trào lưu mới của thời đại vô sản
+ Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư sản nông nghiệp. Ngay từ khi mới ra đời Giai cấp tư sản Việt Nam đã bị chèn ép, thế lực kinh tế và địa vị chính trị của Giai cấp tư sản VN nhỏ bé và yếu ớt, vì vậy giai cấp tư sản không đủ điều kiện để lãnh đạo cách mạng dân tộc
+ Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, tri thức, thợ thủ công, những người làm nghề tự do…trong đó giới tri thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản. Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp bênh và dễ bị phá sản trở thành người vô sản. Họ là những người có lòng yêu nước căm thù đế quốc, thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào, vì vậy đây là lực lượng có tinh thần cách mạng cao. Tóm lại:
- Chính sách thống trị của Thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong đó đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp mới là công nhân và tư sản Việt Nam, họ đều mang thân phận người dân mất nước, đều bị thực dân bóc lột.
- Xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản. Trước hết là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Thực dân Pháp và tay sai, đây là mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến.
3. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam:
Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam, nhưng Độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu trước mắt, phản ánh nguyện vọng bức thiết của các giai cấp, tầng lớp trong dân tộc.