Sự bành chướng thể lực của Trung Quốc.
kiến thức chung
1.Những chi phí chắc chắc của bành chướng lãnh thổ
Chắc chắn, việc bành chướng lãnh thổ sẽ rất tốn kém để Trung Quốc theo đuổi. Trong nghiên cứu về quan hệ quốc tế, các lý thuyết khác nhau nêu ra các chi phí khác nhau mà Trung Quốc chắc chắn sẽ phải trả cho việc bành chướng lãnh thổ. Trong nghiên cứu dưới đây, tác giả giả định Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược tổng thể tái cam kếtcủa nước này, vốn là chìa khóa trong việc tham gia vào trật tự quốc tế hiện hữu và ngăn chặn việc hình thành những liên minh đối lập có thể cản trở hoặc hạn chế sự phát triển kinh tế của Trung Quốc
1.1 Chi phí chính trị và ngoại giao
Trong quan hệ quốc tế, một số lý thuyết nhấn mạnh chi phí chính trị và ngoại giao mà các quốc gia thường phải chịu cho việc theo đuổi bành trướng. Nó đánh dấu sự thay đổi từ cách hành xử hợp tác và thỏa hiệp của Trung Quốc đối với các tranh chấp lãnh thổ. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên đất liền, Trung Quốc không chỉ đồng ý nhượng bộ tại các khu vực tranh chấp mà còn từ bỏ những tuyên bố cho rằng nước này sẽ thu hồi lại các vùng lãnh thổ đã mất do nhà Thanh trước đây nhượng cho các nước láng giềng vào thế kỉ 19. Ví dụ Hiệp định biên giới năm 1994 với Kazakhstan. Trung Quốc đã trấn an các nước láng giềng nhỏ bé hơn về tham vọng lãnh thổ trong tương lai bằng cách cam kết thực hiện các hiệp định và hiệp ước song phương vốn không bao gồm các lãnh thổ trước đây của nhà Thanh.
Một thông điệp mang tính khiêu khích liên quan đến bành trướng lãnh thổ sẽ trở nên tốn kém theo 2 cách. Thứ nhất, nó tạo ra quan ngại trong khu vực về những toan tính của Trung Quốc nói chung và những chi phí tiềm tàng trong tương lai khi đối đầu với Trung Quốc. Nếu một mục tiêu chiến lược lớn của Trung Quốc hiện nay là để ngăn chặn Hoa Kỳ thông qua việc cải thiện quan hệ với các bên trong khu vực, thì việc vi phạm dù chỉ một hiệp định lãnh thổ sẽ tạo cơ hội cho Hoa Kỳ cải thiện quan hệ với các quốc gia này. Thứ hai, việc tiến hành bành trướng lãnh thổ chống lại bất kỳ một quốc gia nào sẽ làm tăng khả năng các nước trong khu vực sẽ phối hợp để hạn chế quyền lược của Trung Quốc và ngăn chặn sự xâm lược trong tương lai. Vì vậy, một trong những chi phí chính của việc bành trướng là nó sẽ tạo ra phản ứng mà chiến lược lớn hiện nay của Trung Quốc tìm cách tránh - một liên minh đối đầu. Chi phí này hạn chế rất lớn việc sử dụng vũ lực trong các tranh chấp đang diễn ra, chưa kể tới các tuyên bố lãnh thổ mới.
Chi phí ngoại giao thứ hai liên quan tới bành trướng xuất phát từ sự phát triển và củng cố của “Quy chuẩn chống xâm lược” vốn thúc đẩy quá trình tạo nên các liên minh để trừng phạt các quốc gia vi phạm quy chuẩn này. Theo Tanisha Fazal (2007), quy chuẩn này xuất hiện vào những năm 1920 và được củng cố trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh. Mark Zacher (2001) đã xác định được một chuẩn mực tương tự gọi là “Nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ”. Sự tồn tại của các nguyên tắc này sẽ gia tăng chi phí liên quan đến bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.
2.2 Các chi phí về kinh tế
Các tác phẩm về sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế xác định một bộ chi phí khác màTrung Quốc sẽ phải đối mặt cho việc mở rộng bành trướng.Những tác phẩm này quá rộng để tóm tắt ngắn gọn, cốt lõi chính là nhận định cho rằng phụ thuộc lẫn nhau sẽ gia tăng chi phí cơ hội của xung đột vũ trang, và vì vậy tạo ra hành vi kiềm chế và hòa bình giữa các dân tộc.
Trung Quốc đã được hưởng lợi rất lớn từ sự tham gia vào trật tự kinh tế toàn cầu. Trung Quốc đã thực sự phát triển thông qua việc tham gia sâu rộng hơn vào các thể chế kinh tế. Đến nay, phát triển kinh tế của Trung Quốc đã xảy ra thông qua sự cởi mở tương đối của nền kinh tế đối với thương mại và đầu tư nước ngoài. Ngược lại, Trung Quốc đã ngày càng trở nên phụ thuộc vào sự cởi mở như vậy để có thể duy trì tốc tộ tăng trưởng ở mức cao. Sự cởi mở của nền kinh tế Trung Quốc cho thấy rằng chi phí hữu hình cho sự mở rộng bành trướng, có thể khiến cho sự tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Lấy ví dụ thương mại chiếm hơn 65% GDP của Trung Quốc trong năm 2008 và vượt quá 70% GDP trước khi khủng hoảng tài chính (World Bank 2010). Đến năm 2006, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng một nửa tổng xuất khẩu mà Trung Quốc đã sản xuất. Trong một số các ngành, chẳng hạn như các sản phẩm công nghệ cao, con số này sẽ tăng lên 88%. Trong 10 năm qua, đa số các dự án đầu tư được cấp phép đều đến từ các công ty vốn nước ngoài. Các khoản đầu tư này có thể bị suy giảm hay bị rút khỏi Trung Quốc nếu như nước này theo đuổi chính sách bành trướng.
Điều quan trọng là các nguồn thông tin của Trung Quốc thừa nhận các chi phí tiềm tàng do sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế đó tạo ra. Vào đầu những năm 2000, giới tinh hoa chính trị Trung Quốc bắt đầu xây dựng chính sách đối ngoại của Trung Quốc xung quanh khái niệm ''Trỗi dậy hòa bình ''. Mặc dù khẩu hiệu sau đó được đổi thành "Phát triển hòa bình" nhưng khái niệm nói lên sự thừa nhận rõ ràng về các chi phí kinh tế mà Trung Quốc sẽ phải chi trả cho một chính sách đối đầu và gay gắt hơn, động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc cũng như tính hợp pháp chính trị của đảng cầm quyền. Khái niệm cũng thể hiện được nhận thức của người Trung Quốc về lợi ích của đất nước nhận được khi tham gia vào trât tự quốc tế. Đây được coi là một chiến lược, nhằm thể hiện một Trung Quốc ôn hòa, không mang tính đe dọa tới các quốc gia khác, tái đảm bảo với các quốc gia khác về khả năng phát triển của Trung Quốc.
Chi phí kinh tế cuối cùng sẽ là chi phí được sử dụng để chiếm đóng phần lãnh thổ giành được vốn cần thiết để thu hoạch các lợi ích của việc bành trướng. Mặc dù Liberman (1996) lập luận rằng cuộc chinh phục các xã hội công nghiệp hoá có thể có lợi cho kinh tế theo nghĩa hẹp, nững vẫn không rõ lập luận này có đúng hay không nếu áp dụng với các xã hội ở khu vực ngoại vi của Trung Quốc, khi mà dân số phân tán hơn và cơ sở hạ tầng nghèo nàn
sẽ làm tăng chi phí giám sát và bóc lột. Có thể nhận thấy sự khó khăn của Trung Quốc trong việc quản lý vùng dân tộc thiểu số của chính mình như Tân Cương và Tây Tạng, cho thấy những chi phí mà Trung Quốc sẽ phải trả cho việc mở rộng quy mô của lãnh thổ.
2. Những lợi ích không chắc chắn của bành trướng
Một nhóm các lập luận nghiên cứu những nguồn gốc của hành vi bành trướng xuất phát từ tính chất vô chính phủ của hệ thống quốc tế, vốn tạo ra động cơ để các quốc gia có thể tối đa hoá quyền lực của mình. Những lập luận này gắn liền với các lý thuyết thể chế ví dụ như Chủ nghĩa hiện thực mới (Waltz 1979) hay Chủ nghĩa hiện thực tấn công (Mearsheimer 2001). Những nguồn gốc mang tính hệ thốngcuar bành trướng bao gồm áp lực biên (lateral pressure), áp lực dân số (population pressure), và các xung đột của tình trạng lưỡng nan an ninh.
2.1 Áp lực biên
Lý thuyết áp lực biên được phát triển bởi Nazli Choucri và Robert North (1975) đưa ra lập luận để giải thích tại sao các quốc gia mong muốn gia tăng ảnh hưởng của mình ở bên ngoài thông qua nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả bành trướng lãnh thổ.
Các quốc gia có khả năng cao nhất đối mặt với áp lực biên lớn và theo đuổi nành trướng là những quốc gia “alpha” với dân số lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đang trong quá trình công nghiệp hóa. Trung quốc hiện tại dường như đáp ứng tiêu chuẩn của một quốc gia “alpha” bị tácđộng bởi áp lực biên và các học giả bắt đầu áp dụng lý thuyết áp lực biên để giải thích sự trỗi dậy của Trung quốc như Schweller 1999, Boehmer and sober 2005, Hatemi and Wedeman 2007.
Một loại tài nguyên khiến Trung quốc sẽ phải đối mặt với áp lực biên mạnh mẽ thúc đẩy bành trướng đó là dầu mỏ. Kể từ 1993, trung quốc đã là nhà nhập khẩu ròng dầu thô. Do quá phụ thuộc vào nguồn dầu thô nhập khẩu, tranh luận đã nổ ra bên trong Trung quốc về việc làm thế nào để đảm bảo an ninh cho quá trinhftieeps cận các nguồn năng lượng cũng như nỗ lực đảm bảo duy trì quá trình tiếp cận này thông qua các hợp đồng dài hạn và đầu tư nước ngoài. Kết quả là kinh tế Trung quốc tiếp tục tăng trưởng và phải xem xét việc sử dụng vũ lực để đảm bảo tiếp cận được các nguồn dầu mỏ bên ngoaif lãnh thổ của mình. Nếu các quốc gia bành trướng lãnh thổ thông qua việc kiểm soát trên thực địa các cơ sở dầu khí thì khi đó lợi ích về bành trướng của Trung Quốc là hạn chế. Mặc dù là một nước nhập khẩu ròng dầu thô trong hơn một thập kỉ qua nhưng lượng nhập khẩu này chỉ chiếm 10% tổng lượng tiêu thụ của TQ. Trung Hoa lục địa có nguồn dầu mỏ ít không đủ làm thỏa mãn được cơn khát năng lượng của chính nó nên Tq luôn nhăm nhe các nguồn dầu mỏ ở các vùng lân cận đặc biệt là 2 vùng phía tây Kazakhstan và Siberia ở Nga. Ngoài ra, trung quốc còn đang tranh chấp vùng biển Đông để chiếm được trữ lượng dầu mỏ trên biển gần các nước Brunei, Malaysia, Indonesia, vùng biển Hoa đông. Trung quốc có thể theo đuổi bành trướng để đảmbảo cho anh ninh cho quá trình vận chuyển năng lượng từ các nguồn cung từ nước ngoài. Nếu như Tq thật sự theo đuổi bnahf trướng vì dầu mỏ thì các nỗ lực sẽ tập trung chung chủ yếu tại biển Đông., thể hiện ở việc Trung Quooscluoon gây ra những tranh chấp tại vùng biển này.
Trung Quốc có thể đối mặt với áp lực biên lớn để đảm baoran ninh trong việc tiếp cận đát canh tác. Là một quốc gia đông dân nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng lớn, có khả năng diện tích đất đai canh tác sẽ giảm đi, gia tăng lợi ích của việc kiểm soát các vùng đất canh tác của nước láng giềng. Hiện nay, diện tích đất canh tác của nước này là 15% tổng diện tích đất, tức là khoảng 0,11ha mỗi người tương tự như Ấn Độ và Việt Nam. Tuy nhiên 2 nước láng giềng Kazakhstan và Nga lại có diện tích đất canh tasctheo đầu người lớn hơn rất nhiều, lần lượt là 1,47 và 0,85 ha (2010). Vì thế, sẽ rất hợp lý để thực hiện bành trướng những vùng dất ở các quoossc gia này, tuy nhiên lại gặp phải khó khan khi có một láng giềng hùng mạnh như Nga, nên Trung quốc sẽ ít có khả năng bành trướng theo hướng này.
2.2 Áp lực về dân số
Trong lịch sử đế quốc Trung Hoa, sắc tộc Hán vì mong muốn tìm kiếm cơ hội kinh tê stoots hơn nên đã di cư đến những khu vực không có người Hán nhằm khai phá đất đai cho một cuộc sống nông nghiệp định canh định cư. Sau đó, với những mong muốn gia tăng các khoản thu thuế mà nhà nước đã bắt đầu quản lý những vùng đất này. Lợi ích của quá trình bành trướng là nhằm mở rộng không gian sống mặc dù hệ quả tương tự như lý thuyết áp lực biên nhưng cơ chế lại có điểm khác: Lý thuyết áp lực biên cho rằng nhà nước là nhân tố chủ động thực hiện bành trướng ra bên ngoài để gia tăng không gian sống, trong khi đó các lập luận liên qua đến áp lực dân số lại cho rằng nhà nước chỉ theo sau và không chủ động thực hiện bành trướng.
Là một quốc gia đông dân, trung quốc có khả năng sẽ bành trướng đề giảm áp lục dân số. Dân số đông nhưng lại phải đối mặt với bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng cao, một số công dân Trung Quốc sẽ có thể xem xét di cư ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội kinh tế tốt hơn. Trong lịch sử thì quá trình di cư đã giúp quốc gia này mở rộng lãnh thổ về phía Đông Bắc và Tây Nam. Mặc dù những cuộc dịch chuyển dân cư lớn có xảy ra nhưng xu hướng di cư thường chủ yếu từ nông thôn lên thành thị, di chuyển từ khu vực biên giới để đến những vùng ven biển thịnh vượng hơn.Từ 1995-2000 có khoảng 20 triệu người di cư từ các tỉnh nằm sâu trong nội địa tới các khu vực ven biển, trong khi đó chỉ có 3 triệu người di chuyển từ vùng ven biển tới các khu vực phía Tây TQ.
Sự không tương xứng giữa mật độ dân số TQ và các quốc gia láng giềng đặc biệt là Nga là một tiềm năng cho việc di cư ra nước ngoài. Dân số tại 3 tỉnhđông bắc TQ khoảng 107 triệu người trong khi đó vùng viễn đông của Nga là 6,6 triệu người, ám chỉ rằng đây là khu vực mà áp lực dân số có thể bùng nổ. Giai đoạn 1989-2002, số người dân TQ sống tại Nga tăng 500% từ 5200 tới 34577 người.
Tuy nhiên, TQ có một số lựa chọn để có thể làm giảm áp lực dân số vốn có thể bùng nổ ví dụ như việc tiến hành thông qua việc tạo ra động cơ khuyến khích các cá nhân định cư từ các vùng biển vào sâu trong nội địa. Mặc dù không theerddasnh giá thấp những khó khan mà Trung quốc phải đối mặt khi tạo ra động cơ khuyến khích người Hán tái định cư tại các khu vực biên giới vốn khác biệt văn hóa và có sức hấp về kinh tế kém hơn, nhưng Tq đã có thể khuyến khích người Hán di cư tới Tân Cương hay tây tạng trong vòng 30 năm qua.
2.3 Thế lưỡng nan về an ninh
Dựa theo logic của tình trạng lưỡng nan an ninh (Jevis 1978), các quốc gia khi tìm kiếm an ninh có thể sẽ theo đuổi bành chướng để tạo ra vành đai an ninh hay các vùng đệm vốn có chức năng bảo vệ lãnh thổ đất nước khỏi các cuộc tấn công. Bành trướng lãnh thổ để bảo vệ an ninh xuất phát từ nỗi sợ hãi và nhận thức về tính dễ bị tổn thương nếu các cường quốc khác tấn công quốc gia mình. Khi kinh tế đất nước tăng trưởng và tạo ra thịnh vượng, tầm quan trọng của vành đai an ninh hay vùng đệm gia tăng do quốc gia có nhiều hơn những thứ cần được bảo vệ. Các quốc gia cũng lo lắng ràng sự thịnh vượng ngày càng tăng của họ có thể khiến các quốc gia khác tìm cách cản trở hay ngăn chặn. Theo lập luận này, lợi ích chủ yếu của bàn chướng là an ninh thông qua việc thiết lập các vùng đệm
Nếu các quốc gia bành trướng để tăng cường an ninh thông qua việc thiết lập các vùng đệm thì lợi ích của bành trướng đối với Trung Quốc là không rõ ràng. Trên lục địa châu Á, TQ đã sở hữu một vụng đệm rộng lớn, vùng biên cương nằm bên trong đường biên giới hiện tại, bao gồm Tay Tạng, Tân Cương và Nội Mông. Những vùng này chiếm 43% diện tích TQ nhưng chỉ chiếm 3,8% dân số, một khu vực lý tưởng để vận dụng các ưu thế về không gian trên chiến trường. Chiến lược quân sự của TQ hiện tại vẫn tiếp tục ưu tiên các khu vực này, mặc dù chiến lược đó hạn chế càng nhiều càng tốt việc tham chiến tại các khu vực biên giới.
Ngược lại, TQ lại thiếu chiều sâu chiến lược tại các khu vực biển Đông Á. Vùng duyên hải thịnh vượng của TQ rất dễ bị tấn công từ biển, đặc biệt nếu xung đột nổ ra với Đài Loan và có sự hiện diện của Hoa Kỳ. Nói chung, nền kinh tế TQ dễ bị phá vỡ khi các luồng thương mại đường biển thông qua các cảng ven biển của nước này bị ngăn chặn. Để bảo vệ các vùng biển này và đảm bảo dòng chảy thương mại, TQ có động cơ rất lớn trong việc tạo ra các vùng đệm trên biển.
Nếu so sánh lợi ích của việc đảm bảo an ninh thông qua bành chướng để tạo ra các vừng đệm là không rõ ràng. Việc tạo ra các vùng đệm trên biển dựa vào sức mạnh hải quân, chứ không phải là kiểm soát các đảo chanh chấp. Trên đất liền, TQ đã sở hữu các vùng đệm ở cả trong và ngoài biên giới. Tuy nhiên, lợi ích của việc bành trước trên đất liền có thể gia tăng vì lý do thứ hai: nếu các quốc gia ở xung quanh khu vực ngoại vi của TQ sụp đổ hay trở nên yếu đi rõ rệt, ví dụ như Triều Tiên hay có thể là một trong những nước cộng hòa Trung Á. Sự yếu đi hay sụp đổ của một quốc gia láng giềng, đặc biệt là nước liền kề với các vùng biên giới chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống của TQ, có thể đe dọa tới an ninh TQ theo hai cách.
Đầu tiên, những quốc gia sụp đổ có thể dẫn tới hệ quả là dòng người tị nạn, và những chủ thể khác, đặc biệt là “những phần tử ly khai”, vào biên giới TQ sẽ gia tăng.
Thứ hai, trong suốt thời gian sụp đổ một quốc gia nào đó, những cường quốc khác có thể can thiệp nhằm cứu trợ, tăng cường sự ổn định hay gia tăng tầm ảnh hưởng của họ. Những can thiệp như vật có thể gia tăng nhanh chóng số lượng quân đội được điều động tới một quốc gia láng giềng.
2.4 Những nguyên nhân trong nước của bành trướng
Một chuỗi các lập luận thứ hai nhấn mạnh tới các nguyên nhân bành trướng xuất phát từ bên trong quốc gia thông qua những nố lực của các lãnh đạo hay nhóm lợi ích nhằm tối đa hóa quyền lực chính trị trong nước của họ, Các nguyên nhân trong nước của bành trướng bao gồm chủ nghĩa dân tộc, sự đánh lạc hướng trong sử dụng chính sách đối ngoại, tạo lập các liên minh lợi ích trong nội bộ các nhóm kinh tế và chính trị trong nước và chủ nghĩa quân phiệt.
Chủ nghĩa dân tộc: Chủ nghĩa dân tộc và lãnh thổ luôn luôn có mối quan hệ mật thiết và có thể tạo ra động cơ bành trướng vì một số lý do. Thứ nhất, các nhà lãnh đạo có thể theo đuổi bành trướng để thu hồi hay trợ giúp cho kiều dân của mình hiện đang cư ngụ tại các quốc gia láng giềng. Thứ hai, các nhà lãnh đạo quốc gia có thể theo đuổi bành trướng để khẳng định bản sắc quốc gia, để điều chỉnh những bất bình đẳngmàquốc gia mình phải chịu đựng trong quá khứ hay để lấy lại vị thế đã mất. Những động cơ như thế có khi đặc biệt mạnh mẽ tại những quốc gia vốn từng bị mất lãnh thổ trong lịch sử ví dụ như TQ. Chủ nghĩa dân tộc như một nhân tố thúc đẩy bành trướng. thứ nhất, mặc dù chủ nghĩa dân tộc là nhân tố chính trị mạnh mẽ ở trung quốc thời Mao Trạch Đông, sự sụp đổ không chính thức của chủ nghĩa xã hội đã gia tăng tính nổi bật của noskhi só sánh với những hệ tư tưởng khác vốn có thể duy trì tính chính danh của nhà nước TQ. 4/2005, các cuộc biểu tình chống Nhật làm nổi bật tiềm năng của chủ nghĩa dân tộc dân túy, đặc biệt thúc đẩy các mục tiêu chủ quyền của TQ. Thứ hai, trong khi TQ tiếp tục theo đuổi cải cách kinh tế, sự bất ổn định xã hội gia tăng làm tăng giá trị của việc thúc đẩy một hệ tư tưởng mang mục tiêu thống nhất như chủ nghĩa dân tộc.
Cứu nguy và phục hồi người Hán: Định nghĩa về khái niệm bản sắc quốc gia của bất cứ quốc gia nào là một công việc phúc tạp. các học giả đã mô tả chủ trương, tự tin, thực dụng, duy bản địavà chống truyền thống bên cạnh một số tính chất khác. Nếu chủ nghĩa dân tộc TQ có nguồn gốc dựa trên sắc tộc chứ không phải là dân tộc thì những mục tiêu của quá trình bành trướng có theersex là thu nạp hay giải cứu những người TQ gốc Hán định cư bên ngoài đát nước. Nếu như giải cứu dân tộc là một cơ chế mà qua đó chủ nghĩa dân tộc có thể tạo raddoongj cơ để bành trướng lãnh thổ thì lợi ích của bành trướng lãnh thổ TQ là một hạn chế. Mặc dù các nhóm sắc tộc lớn gốc TQ hiện diện tại nhiều nước Đông á, rất ít người sống owrcasc quốc gia dễ bị TQ xâm chiếm ngoại trừ Việt Nam. Tuy nhiên, người Hoa tại Vn chủ yếu sinh sống tại miền Nam và các thị trấn ven biển chứ không phải ở miền Bắc nơi mà TQ có thể dễ dàng triển khai khả năng quân sự với mục tiêu hồi phục hay cứu nguy dân tộc
Chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ: nhận thức lịch sử TQ về tâm lý nạn nhân hóa do các thế lực bên ngoài tác động khi nhà Thanh suy yếu dẫn đến suy sụp, đi cùng với đó là một bộ phận lớn lãnh thổ mất đi cho thấy rằng một khi TQ trở nên mạnh hơnthì áp lực phục hồi lãnh thổ có thể nổi lên.Dưới viễn cảnh này, TQ tăng cường đưa ra các yêu sách đối với những vùng đất đã bị mất dưới triều đại nhà Thanh. Mặc dù đường biên giới hiện tại của TQ bao gồm phần lãnh thổ bị chinh phục bởi nhà Thanh, các khu vực triều đại này nằm ở ngoài đường biên giới của nước CHND Trung Hoa không còn là khu vực có người Hán sinh sống nữa. Với một ngopaij lệ quan trọng là Đài Loan, tất cả các vùng có người Hán sinh sống dưới triều đại nhà Thanh thì hiện tại đều nằm trong phạm vi biên giới CHND Trung Hoa.
Ngoài ra tác giả còn đề cập đến các nguyên nhân trong nước khác như đánh lạc hướng, tạo lập các liên minh lợi ích cục bộ, chủ nghĩa quân phiệt.
3.Những phương thức bành trướng hạn chế
3.1 Cường quốc lục địa
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là một trong những quân đội mạnh nhất thế giới và ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa lực lượng lục quân thông qua việc phát triển các loại vũ khí khí tài tiên tiến giúp tăng cường khả năng cơ động của binh lính và hỏa lực (Ví dụ như xe tăng Type 98/99). Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tập trung quá trình cải cách quân đội bằng cách tách các binh đoàn bộ binh thành những đơn vị cấp lữ đoàn cơ động hơn, các đơn vị diễn tập phản ứng nhanh và các đơn vị tác chiến đường không. Tác giả đã lập luận rằng dựa vào đặc điểm thế mạnh về quân đội kể trên, Trung Quốc có thể thực hiện các cuộc tấn công vào các nước láng giềng nhằm mục đích bành trướng lãnh thổ.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh kể trên, Quân đội Nhân dân Trung Quốc vẫn tồn tại nhiều điểm hạn chế trong việc chiếm giữ lãnh thổ của các nước láng giềng. Những điểm yếu trong bài viết chỉ ra đó là: Mặc dù đang tích cực hiện đại hóa, PLA vẫn chưa thể phát triển được những hệ thống vũ khí khí tài có khả năng duy trì và hỗ trợ một lực lượng quân đội đông đảo ở những khu vực xa biên giới trong thời gian dài. Những năng lực thiết yếu mà PLA đang yếu kém đó là khả năng không vận, tiếp nhiên liệu trên không, và hệ thống hậu cần có khả năng hỗ trợ cho ít nhất hai tập đoàn quân hoặc hỗ trợ cho từ 80000 - 100000 quân. Bộ quốc phòng Trung Quốc cũng đã kết luận rằng không thể " triển khai và duy trì lực lượng quân sự lớn trong các chiến dịch quân sự cường độ cao ở cách xa Trung Quốc". Trong buổi tập trận được coi là lớn nhất hiện nay bên ngoài biên giới Trung Quốc, Sứ mệnh Hòa bình 2007 với Nga chỉ có 1600 lính Trung Quốc tham dự.
Tác giả cũng chỉ ra sự yếu kém trong khả năng không vận và hải vận của Trung Quốc. Trung Quốc đã đặt mua 34 máy bay vận tải Il - 76 từ Nga vào năm 2005 nhưng quá trình sản xuất vẫn chưa được bắt đầu. Trung Quốc chỉ sở hữu một phần nhỏ năng lực không vận chiến lược nếu so với các cường quốc quân sự khác như Nga, Hoa Kì. Về hải vận, Trung Quốc vẫn còn thiếu các loại tàu mặt nước có khả năng phòng không diện rộng hiệu quả làm nhiệm vụ hộ tống.
Trong "chiến dịch phản công khu vực biên giới", quân đội PLA vẫn tập trung vào phòng thủ theo chiều sâu khi các đơn vị có liên quan được sử dụng để chống lại một cuộc tấn công nào đó cách xa biên giới hàng trăm cây số. Bên cạnh đó, an ninh nội bộ vẫn là một nhiệm vụ quan trọng của lục quân Trung Quốc. Lực lượng lục quân ở Trung Quốc được triển khai ở khu vực nội địa, bên trong và xung quanh các trung tâm dân cư lớn ở khá xa biên giới, tuy nhiên không giống với cách thức mà một quân đội tập trung vào chinh phục và tấn công sẽ được triển khai.
Lập luận cuối cùng cho thấy năng lực tấn công hạn chế của Trung Quốc là quan hệ giữa Trung Quốc và Nga ở vùng Viễn Đông của Nga. Rõ ràng, nếu so sánh về lực lượng quân đội và khả năng quân đội của hai bên, thì Trung Quốc chỉ chiếm 14% năng lực không vận chiến lược so với Nga. Do vậy mà mặc dù khu vực Viễn Đông của Nga có thể thu hút tham vọng bành trướng của Trung Quốc nhưng Trung Quốc sẽ thiếu những khả năng quân sự cần thiết để giành lấy lợi ích nếu nó xảy ra.
3.2 Cường quốc biển
Tại vùng biển Đông Á, khả năng bành trướng của Trung Quốc phức tạp hơn nhiều. Việc kiểm soát trên biển là đặc biệt khó đối với bất kì quốc gia nào, đặc biệt là Trung Quốc với lực lượng hải quân mới chỉ bắt đầu hiện đại hóa trong thập kỉ trước. Để có thể đưa ra được các tuyên bố chủ quyền tại các đảo tranh chấp như Trường Sa hay EZZ, PLAN, cần phải có khả năng kiểm soát trên biển tiến hành tại khu vực cách xa 1000km từ đại lục đến biển Đông.
Học thuyết Quân sự Trung Quốc cũng cho thấy những hạn chế này trong quá trình triển khai sức mạnh hải quân. Chiến dịch hải quân mới được đưa ra là "tấn công các bãi và đảo san hô" cũng bộc lộ những hạn chế như khoảng cách từ đất liền và những khó khăn trong việc chỉ huy, phòng không, hậu cần và đối phó với môi trường thiên nhiên khắc nghiệt,..
Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra một khó khăn khác trong việc phát triển năng lựcbành trướng ra các nước láng giềng là khả năng tiếp tục gia tăng mạnh mẽ ngân sách quốc phòng hằng năm của Trung Quốc. Mặc dù kinh tế Trung Quốc có sự tăng trưởng phát triển nhanh trong ba thập kỉ gần đây nhưng điều đó không thể chắc chắn được trong tương lai. Hơn nữa, dân số Trung Quốc đang già đi, điều này sẽ tạo ra những hệ quả quan trọng trong duy trì tốc độ phát triển kinh tế và khả năn
Nội dung liên quan
Chi Phương Thu