Stress đã luôn hiện hữu trong cuộc sống từ trước đến nay, tại sao bây giờ lại trở thành một chủ đề nóng hơn bao giờ hết?
tâm lý học
,tâm sự cuộc sống
hehhee mình nghĩ do sự giao thoa văn hóa và đây là giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế.
Cuộc sống ngày càng phát triển hơn, theo đó là sự mở rộng hơn bao giờ hết về nhận thức và các mối quan hệ.
Ví dụ thế hệ 1960-1970, khó khăn đương nhiên là chiến tranh đói nghèo, nhưng cho đến khi thời điểm họ trưởng thành tham gia vào lao động tầm 1980-1990 thì đất nước đã bước vào giai đoạn ổn định phát triển, thêm vào đó là đổi mới kinh tế 1986 dẫn đến thị trường mới cần nhiều nhu cầu lao động, những người ở thế hệ này phần lớn chỉ cần học giỏi, chăm chỉ theo khuôn mẫu là có thể kiếm được tiền và ổn định. Đây là giai đoạn ít cạnh tranh nhất. Nhưng thế hệ 00 sau này, lúc họ trưởng thành đã bước vào giai đoạn bão hòa nguồn lao động, chất lượng nguồn lao động nâng cao, vì thế áp lực của các thế hệ sau về con đường thành công càng khó khăn trắc trở hơn các thế hệ trước.
Chính vì những người trong giai đoạn 60-70 ảnh hưởng từ môi trường dẫn đến tư duy thành công của họ khá đơn giản: học giỏi, chăm chỉ, làm việc cần mẫn là có được thành công. Sự chi phối của tam quan khiến họ không thấu hiểu được áp lực của những người trẻ tuổi về vấn đề thành công của bây giờ, sự cạnh tranh, kì vọng của xã hội với thế hệ 00 sau này. Và tư duy thượng đẳng thế hệ luôn tồn tại, các thế hệ luôn hình dung rằng mình khôn ngoan hơn thế hệ trước và sáng suốt hơn thế hệ sau.
Và ở thế hệ đó, tính bình quân chủ nghĩa đã giảm áp lực giai cấp cho các thế hệ đi trước, nghèo tất cả cùng nghèo, vất vả tất cả cùng vất vả, ảnh hưởng chiến tranh tất cả đều có... Đúng là có khó khăn, nhưng những khó khăn này không làm mất cân bằng trong lòng xã hội, có nghĩa là những năm đó khó khăn ấy như là một điều tự nhiên, một mức sống "hiển nhiên", một kẻ thù "bên ngoài" vòng xã hội, tất cả mọi người đều có cùng suy nghĩ như nhau, nó không tạo nên sự bất lực và thua thiệt, sự tự ti ở trẻ. Và hiện nay, cấu trúc xã hội đã được hình thành, sự phân chia giàu nghèo, mức sống được rõ ràng đã đào sâu sự bất lực thua thiệt của những đứa trẻ cùng thế hệ.
Chính vì thế mà thế hệ sinh viên hiện tại stress hơn rất nhiều so với trước kia. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ hiện đại kéo theo hàng loạt những tin tức nhan nhản trên mạng xã hội. So sánh về những đứa trẻ "con nhà người ta" và áp lực từ những tin tức tự tử nổi loạn trên mạng. Mình nghĩ đây là nguyên nhân cơ bản của vấn đề giới trẻ hiện nay áp lực hơn trước kia, và đương nhiên, những lớp trẻ sau này lại càng áp lực hơn nữa nếu hiện nay không có những giải pháp phù hợp để ngăn chặn xoa dịu đi tâm hồn của những người stress.
Cành Liễu Mành Bẻ Thuở Đương Tơ
hehhee mình nghĩ do sự giao thoa văn hóa và đây là giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế.
Cuộc sống ngày càng phát triển hơn, theo đó là sự mở rộng hơn bao giờ hết về nhận thức và các mối quan hệ.
Ví dụ thế hệ 1960-1970, khó khăn đương nhiên là chiến tranh đói nghèo, nhưng cho đến khi thời điểm họ trưởng thành tham gia vào lao động tầm 1980-1990 thì đất nước đã bước vào giai đoạn ổn định phát triển, thêm vào đó là đổi mới kinh tế 1986 dẫn đến thị trường mới cần nhiều nhu cầu lao động, những người ở thế hệ này phần lớn chỉ cần học giỏi, chăm chỉ theo khuôn mẫu là có thể kiếm được tiền và ổn định. Đây là giai đoạn ít cạnh tranh nhất. Nhưng thế hệ 00 sau này, lúc họ trưởng thành đã bước vào giai đoạn bão hòa nguồn lao động, chất lượng nguồn lao động nâng cao, vì thế áp lực của các thế hệ sau về con đường thành công càng khó khăn trắc trở hơn các thế hệ trước.
Chính vì những người trong giai đoạn 60-70 ảnh hưởng từ môi trường dẫn đến tư duy thành công của họ khá đơn giản: học giỏi, chăm chỉ, làm việc cần mẫn là có được thành công. Sự chi phối của tam quan khiến họ không thấu hiểu được áp lực của những người trẻ tuổi về vấn đề thành công của bây giờ, sự cạnh tranh, kì vọng của xã hội với thế hệ 00 sau này. Và tư duy thượng đẳng thế hệ luôn tồn tại, các thế hệ luôn hình dung rằng mình khôn ngoan hơn thế hệ trước và sáng suốt hơn thế hệ sau.
Và ở thế hệ đó, tính bình quân chủ nghĩa đã giảm áp lực giai cấp cho các thế hệ đi trước, nghèo tất cả cùng nghèo, vất vả tất cả cùng vất vả, ảnh hưởng chiến tranh tất cả đều có... Đúng là có khó khăn, nhưng những khó khăn này không làm mất cân bằng trong lòng xã hội, có nghĩa là những năm đó khó khăn ấy như là một điều tự nhiên, một mức sống "hiển nhiên", một kẻ thù "bên ngoài" vòng xã hội, tất cả mọi người đều có cùng suy nghĩ như nhau, nó không tạo nên sự bất lực và thua thiệt, sự tự ti ở trẻ. Và hiện nay, cấu trúc xã hội đã được hình thành, sự phân chia giàu nghèo, mức sống được rõ ràng đã đào sâu sự bất lực thua thiệt của những đứa trẻ cùng thế hệ.
Chính vì thế mà thế hệ sinh viên hiện tại stress hơn rất nhiều so với trước kia. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ hiện đại kéo theo hàng loạt những tin tức nhan nhản trên mạng xã hội. So sánh về những đứa trẻ "con nhà người ta" và áp lực từ những tin tức tự tử nổi loạn trên mạng. Mình nghĩ đây là nguyên nhân cơ bản của vấn đề giới trẻ hiện nay áp lực hơn trước kia, và đương nhiên, những lớp trẻ sau này lại càng áp lực hơn nữa nếu hiện nay không có những giải pháp phù hợp để ngăn chặn xoa dịu đi tâm hồn của những người stress.
Thanh Vân Nguyễn
Mình vẫn luôn cho rằng cuộc sống càng phát triển, con người càng có thêm thời gian rảnh để suy nghĩ thì vấn đề tâm lý sẽ càng ngày được coi trọng hơn. Mỗi thế hệ, mỗi giai đoạn biểu hiện cho những đặc trưng khác nhau. Thời ông bà chúng ta, đủ ăn đủ mặc mới là sự quan tâm hàng đầu. Thời của chúng ta, ăn mặc không lo, thời gian không thiếu, nhưng guồng quay bận rộn của cuộc sống khiến người ta thường bỏ quên những giá trị mà đáng lẽ ra ta phải trân trọng hơn hết.
Mình vẫn nhớ tuổi thơ của mình gắn liền với đồng ruộng, với những trò chơi dân gian và với những lần mất điện lâu ơi là lâu. Vậy tuổi thơ của lũ trẻ bây giờ là gì, là bài tập, là sự thúc giục, là điện thoại laptop. Trẻ con coi người lớn như tấm gương soi chiếu, vì vậy thế hệ trẻ bây giờ cũng là đại diện cho nếp sống của chúng ta trong thời đại công nghệ số. Đáng buồn, thực tế này chưa có dấu hiệu dừng lại.
Một khi giá trị thực trong cuộc sống đã rơi vào quên lãng thì giá trị ảo ắt sẽ lên ngôi. Nó kéo theo sự căng thẳng, độc hại, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến tâm lý con người. Thậm chí, nó có thể dẫn tới các hành động tiêu cực như tự tử, trầm cảm. Thời đại bây giờ, con người đầy đủ vật chất nhưng thiếu hụt nghiêm trọng sự chăm sóc về tâm hồn.
Lê Ngọc Thúy Anh
Stress trở nên phổ biến và thường được nhắc đến hơn, phải chăng đó là sức mạnh của thời đại?
Mình nghĩ vấn đề tâm lý này đã xuất hiện từ ngày trước, chứ không phải đến bây giờ mới xuất hiện, có lẽ là bởi do con người ta chưa được phổ cập và chưa biết đây là vấn đề tâm lý. Ví dụ, thời ông bà, cha mẹ ta, họ sống một cuộc sống khó khăn, vừa đi học vừa đi làm kiếm tiền, đi làm ở đây là nhặt sắt vụn, bán đồ nhà trồng được lấy tiền. Những điều ấy chắc chắn có lúc khiến họ mệt mỏi, căng thẳng nhưng họ chỉ coi đó là cảm xúc, chứ không biết đó có thể là một vấn đề tâm lý mang tên "stress".
Còn thời nay, khi các trang thông tin, mạng xã hội phát triển, xuất hiện hàng loạt các bài liên quan đến vấn đề này: stress là gì, những dấu hiệu của stress, làm thế nào khi bị stress... Từ đó, con người hay cụ thể là giới trẻ mới biết đến vấn đề này và nhắc tới nó nhiều hơn.
Ngoài ra, thời đại phát triển cũng đi kèm với những áp lực vô hình - thứ mà ngày trước con người chẳng mấy quan tâm: peer pressure, áp lực "con nhà người ta"... nên gen Z dễ dàng gặp phải hơn. Tình trạng tự tử để giải thoát ngày càng nhiều hơn bao giờ hết.
Tuấn Đinh
Đến từ nhiều lý do....Điều đầu tiên chính là sự phát triển của các công cụ xã hội (mxh, diễn dàn, website,...), thứ mà ngày xưa chưa có. Điều này giúp con người tiếp cận nhiều loại thông tin hơn và chủ đề stress là một trong những số đó.
Ngoài ra sự tiến hóa về mặt tri thức và văn minh con người trở nên phát triển hơn bao giờ hết ở thời điểm hiện tại, vì vậy việc chia sẻ, đưa ra thông tin, nguyên nhân, kết quả, giải pháp là luôn hiện hữu trong tất cả các chủ đề.
Thời đại mà thế hệ gen Z đang phải trải qua là thời đại "vượt sướng", sự stress về tinh thần hiện hữu nhiều hơn là sự stress về vật chất (thời ông bà, cha mẹ chúng ta) nhiều. Cũng có rất nhiều các trường hợp minh chứng cho việc "tức nước vỡ bờ" như tự tử, trầm cảm, rối loạn đa nhân cách,...ở VN. Điều này mang đến một "mối nguy" mà phụ huynh phải đối mặt, vậy nên việc nuôi dưỡng thế hệ trẻ, các chủ đề stress lại càng sôi nổi hơn bao giờ hết.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ stress ngày nay nguy hiểm hơn bởi nó không dừng lại ở những lời kêu ca, giống như những viên đá nặng nề trong tâm trí nữa, mà nó đã trở thành những trái bom vừa nặng, vừa sẵn sàng bộc phá thành các hành động cụ thể.
Nguyên nhân một phần do nhịp sống quá nhanh, và để thích nghi con người vừa chủ động vừa bị động để cho hoàn cảnh vắt kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần. Cộng thêm lối sống thiếu ngủ, lạm dụng chất kích thích, ăn uống thất thường, bị nhồi nhét thông tin, stress chỉ có tăng mà không hề giảm, dẫn đến hậu quả là họ không còn cơ hội để hồi phục sau khi stress nữa. Nói cách khác, dính vào stress trong thời đại này không khác gì dính vào "tứ chứng nan y thời xưa", dễ mắc khó chữa. Có chữa được thì cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức.
Nếu trăn trở, thì mình cảm thấy trăn trở nhất ở đời sống sinh hoạt hằng ngày của các bạn sinh viên. Bởi lối sống ấy tạo ra nếp nghĩ dù chạy theo thành công hay đứng yên trong thất bại, thì hình như đích đến đều là stress. Thiếu sự thăng bằng nội tại nên dù đứng yên hay chạy nhanh, thì các bạn ấy đều bị vấp ngã. Và khi ngã rồi, do nhân cách yếu (tổn thương thời thơ ấu, sống trong hoàn cảnh quá thuận lợi hoặc quá khắc nghiệt, có trải nghiệm tiêu cực v.v...) rất hiếm bạn có thể tự mình đứng dậy.
TEATEAM