Stress - ứng phó căng thẳng trong cuộc sống

  1. Tâm lý học

Thời năm nhất, năm hai, chủ đề nói chuyện của mấy đứa học tâm lý là căng thẳng: nếu một người mà chưa trải qua căng thẳng sẽ không thể trưởng thành, họ sẽ luôn nghĩ cuộc sống này màu hồng... Và chỉ khi vượt qua căng thẳng con người mới học được cách thích nghi phù hợp với cuộc sống.

Có lẽ chủ đề này không cần phải học tâm lý, mọi người cũng có thể hiểu về những stress/căng thẳng trong cuộc sống. Stress đơn giản chỉ là phản ứng của con người đối với một tình huống, sự kiện mới bất ngờ hoặc lặp đi lặp lại gây cảm giác không thoải mái.

Trong tâm lý học có nhiều hiện tượng miêu tả về stress như khủng hoảng tuổi vị thành niên, tình huống xã hội cho sự phát triển,... tất cả đều ám chỉ stress là một biểu hiện để con người nhận biết mình cần phải học những bài học mới, cần thay đổi bản thân sao cho phù hợp với môi trường. Đặc biệt, nó luôn tồn tại trong cuộc sống.

Con người cần stress để trưởng thành, để thích nghi với những thay đổi của cuộc sống. Stress xuất hiện khi công việc quá nhiều mà không thể giải quyết, mối quan hệ yêu đương tan vỡ, gia đình mâu thuẫn cãi nhau, phạm sai lầm,... Đứng trước cùng một tình huống stress, với người này nó là điều nhỏ nhặt nhưng với người khác lại là một cú "hụt chân" mạnh mẽ.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều biết đến stress với nghĩ tiêu cực bởi khi con người rơi vào trạng thái stress sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chức năng não bộ. Con người chỉ gặp vấn đề với stress khi bắt đầu có dấu hiệu của bệnh lý. Có 2 loại phản ứng stress:

1. Phản ứng cấp tính: tình huống stress đột ngột, bất ngờ dẫn đến những biểu hiện tim đập nhanh, chân tay run, ra mồ hôi, não trống rỗng,... nếu như không vượt qua có thể dẫn đến tử vong. Nếu vượt qua được con người sẽ tìm cách ứng phó với stress.

2. Phản ứng bệnh lý: tình huống stress kéo dài liên tục lặp đi lặp lại làm cho cơ thể không kịp ứng phó, con người đã cố gắng tìm cách ứng phó nhưng không hiệu quả hoặc càng làm củng cố cho stress phát triển. Nặng nhất sẽ dẫn đến trầm cảm, lo âu.

Hiện tượng nào trong cuộc sống cũng có 2 mặt, stress cũng vậy chỉ là chúng ta hiểu biết về nó và xây dựng chương trình ứng phó stress như thế nào cho hiệu quả mà thôi. Và cách ứng phó nhiều nhất của mọi người là Né tránh đối tượng gây stress.

Như nói ở phần trên, stress là hiện tượng bình thường của cuộc sống vậy thì hãy Đương đầu với stress để xử lý mọi tình huống. Chúng ta có 5 bước của liệu pháp chấp nhận - quan sát - điều chỉnh:

Bước 1 Chấp nhận: Stress là một hiện tượng tâm lý bình thường để con người nhận biết "vùng không thoải mái" của mình, giới hạn cơ thể của bản thân. Bạn cần chấp nhận nó như một phần của cuộc sống.

Bước 2 Quan sát: Con người có một khả năng là tự tách rời mình ra khỏi tâm trí để quan sát những diễn biến trong suy nghĩ của bản thân. Khi tình huống stress diễn ra và phản ứng cơ thể kèm, bạn hãy đặt những câu hỏi:

1. Mình đang bị làm sao vậy?

2. Tim mình đập nhanh, mình hoảng loạn,... mình đang trong trạng thái stress, mình cần làm gì để thoát ra khỏi trạng thái này?

Bước 3 Điều chỉnh: Trong cùng một cơ thể không thể xuất hiện cùng lúc hệ thần kinh ức chế và hưng phấn. Trong cơn stress, cơ thể sẽ gồng cứng, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị cho mình một liệu pháp Thư giãn cơ bắp, Thư giãn tâm trí phù hợp.

Sau đó, bạn cần có một câu nói (câu thần chú) giúp mình lấy lại bình tĩnh tốt nhất, hãy là một câu nói do bạn nghĩ ra nhé!

Ví dụ: Tôi là một người đầy năng lượng, mục đích của tôi là vui vẻ, hạnh phúc. Tôi có khả năng vượt qua tất cả mọi khó khăn chướng ngại vật trong cuộc sống.

Bước 4 Nhắc lại: Quay lại các bước 1,2,3 để biết mình vừa trải qua điều gì! Một điều thú vị của tâm lý đó là hiện tượng mang tính quá trình, quá trình tức là sẽ có bắt đầu và có kết thúc. Stress cũng vậy nó sẽ xuất hiện theo cơn và nhiệm vụ của chúng ta là chấp nhận, quan sát, nhận biết và thư giãn để nó qua đi nhẹ nhàng. Hãy nhớ lặp lại câu thần chú của mình nữa nhé.

Bước 5 Mong muốn: Những điều tốt đẹp nhất! Để ứng phó tốt nhất cho những stress khi nó tái phát hãy trả lời 3 câu hỏi:

1. Điều gì, hay sự kiện nào làm cho bạn vui vẻ, hạnh phúc nhất?

2. Cần thực hiện điều gì để bạn luôn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc?

3. Phương pháp nào giúp bạn thư giãn tốt nhất?

Hãy bỏ túi cho mình những câu trả lời hay và phù hợp nhất để nuôi dưỡng một tâm trí khỏe mạnh nhé!

Cuối cùng, Stress là một phần cuộc sống, khi chúng ta còn tồn tại có nghĩ nhất định stress sẽ xuất hiện, hãy xây dựng cho mình một chiến lược ứng phó stress hiệu quả nhé!

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Công Khanh. (2017). Trị liệu tâm lý, cơ sở lý luận và thực hành điều trị tâm bệnh. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tác giả: Lê Thế Hanh

Từ khóa: 

hankle

,

stress

,

căng thẳng

,

cuộc sống

,

ứng phó

,

tâm lý học

Sức khỏe tinh thần của con người rất quan trọng, cảm ơn em đã chia sẻ vể "liệu pháp chấp nhận". Anh thấy liệu pháp này hữu ích và dễ thực hiện.

Chào mừng Hank đến với Noron nhé!

Trả lời

Sức khỏe tinh thần của con người rất quan trọng, cảm ơn em đã chia sẻ vể "liệu pháp chấp nhận". Anh thấy liệu pháp này hữu ích và dễ thực hiện.

Chào mừng Hank đến với Noron nhé!

Chào bạn

Hank Lê
, chia sẻ quy trình 5 bước của bạn rất thú vị. Mình là người chịu áp lực, stress rất thường xuyên, nên phương pháp này rất ý nghĩa với mình.

Bài viết hay quá!