Sống ở thế kỉ XXI thì có nên áp dụng phương pháp dạy con "thương cho roi cho vọt" nữa không?
gia_dinh
,tâm sự cuộc sống
,giáo dục
Thường thì bỏ 1 phương pháp này luôn cần 1 phương pháp khác, dĩ nhiên là phù hợp và hiệu quả hơn. Bạn có phương pháp đó chưa? Mếu có thì cứ tự tin áp dụng thôi. Còn nếu không, bạn bỏ cũ lại ko thay bằng cái mới, bạn ko dạy con luôn à? Hay là để phó mặc cuộc đời, trường học hay số phận đưa đẩy thế nào thì đưa?
Mình mới đọc bài "Nước mắt người thầy". Quả thật, chỉ sau vài năm xã hội lên án giáo viên vì áp dụng hình phạt lên học sinh, khiến hình phạt trong giáo dục mất hẳn. Độ ngoan của học sinh tăng lên như thế nào ai cũng hiểu.
Mình đang nghiên cứu Phương pháp Montessori (để soạn 1 giáo án giảng dạy cho phù hợp với tình hình mới giúp gia đình), mình mới ngâm cứu đc khoảng 1/5 thôi, và thấy nó khá hay, kiểu để trẻ tự do, không gò ép trẻ,... Nhưng nó rất cần đầu tư công sức và thời gian nếu muốn làm đúng phương pháp. Và phương pháp này ra đời từ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ 2, chứ ko phải thế kỷ 21.
Nên chăng, dù là thế kỷ 21 hay 15 hay 25, nếu bạn có phương pháp tốt và thực hiện được thì, như trên nói, cứ áp dụng. Còn nếu không, bạn ko lẽ khỏi dạy con luôn? phải áp dụng, ko có sự lựa chọn.
Vì vậy, (không có ý gì cả nhé) câu hỏi này, ở góc độ bản thân, mình thấy khá ngớ ngẩn. Kiểu nói rất giống 1 số người, kiểu nay thế kỷ 21 rồi còn thế này thế nọ, nay 2022 rồi còn thế này thế khác, làm như vậy ko đúng, ko hợp,... nhưng hỏi lại "Thế phải làm như thế nào?" thì chỉ biết lãng tránh thôi, chứ có biết gì đâu mà nói. Kiểu cha mẹ ko cho thầy cô phạt con, rồi con hư lại bảo thầy cô ko biết dạy 😂😂
Mình có bản Ebook tiếng Việt của Phương pháp Montessori, nếu thích và chưa có phương pháp thay thế, mình có thể chia sẻ để bạn tham khảo thử. Cái này khá là hot :D
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Quang Vinh
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ phương pháp cần gắn liền với mục đích trong đời thực. Do đó nếu phương pháp này góp phần duy trì tính kỷ luật và nền nếp của đứa trẻ thì không có lí do gì khiến chúng ta phải băn khoăn.
"Thương cho roi cho vọt" là cách nói giàu hình ảnh, nhưng không nên hiểu hoàn toàn theo nghĩa đen tức là "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân" để dạy con. Giáo dục con người khác chăn trâu và phi ngựa, không phải lúc nào vung roi lên là cũng có hiệu quả bền vững. Cha mẹ cần thấu hiểu đặc tính của đứa trẻ và nỗ lực phát triển nhận thức để biết được thời điểm nào nên dùng và lý do tại sao lại cần dùng "roi vọt".
Cá nhân mình nghĩ rằng, còn rất nhiều kinh nghiệm giáo dục con người do thế hệ trước để lại, đáng để cho chúng ta học hành, chẳng hạn như "lạt mềm buộc chặt". Hiểu được ý này thì việc dạy con sẽ bớt nhọc nhằn, không bị vướng mắc vào câu chuyện "thương hay không thương, roi hay không roi".
Làm cha mẹ cũng phải học- đó là điều mình nhận thấy sau khi quan sát các gia đình hạnh phúc và chưa hạnh phúc trong diễn trình nuôi dạy con cái.