Social Media có khác gì so với Mass Media?
kiến thức chung
Social Media (truyền thông của công chúng) giống Mass Media (truyền thông đại chúng) ở điểm chúng cùng là công cụ truyền thông. Sự khác nhau lớn nhất giữa chúng thể hiện ở mô hình, mục đích, chất liệu truyền thông và đích phân phối (nhóm công chúng).
Nói đến Mass Media là nói đến các kênh truyền thông chuyên nghiệp, hoạt động vì mục đích thương mại, chính trị, tôn giáo. Cụ thể hơn, Mass Media có thể giới hạn trong phạm vi các phương tiện truyền thống như báo chí, truyền hình, phát thanh, báo mạng.
Còn Social Media (truyền thông của công chúng) đến thời điểm này là một thành phần của Social Network (mạng xã hội), ra đời cùng với sự phát triển của mạng xã hội trên Internet, là sự lan truyền thông tin của các thành viên trong mạng xã hội để thỏa mãn nhu cầu tự thân của người dùng. Nói một cách đơn giản thì có thể coi Social Media là sự truyền miệng trên môi trường Internet.
Điểm khác biệt dễ thấy nhất là về cơ bản, Mass Media là quá trình truyền thông một chiều, một nguồn phát tin - nhiều nguồn tiếp nhận. Còn Social Media là mô hình truyền thông đa chiều, đa nguồn - đa tiếp nhận.
Chất liệu lỗi của media là các nội dung (content) như ảnh, bài viết, lời bình, clip, bản tin báo chí, chương trình truyền hình, phát thanh, ... Mass Media kinh doanh trên chất liệu lỗi của mình (như bán báo, thuê bao để xem chương trình truyền hình cáp, quảng cáo, ...). Còn với Social Media, chất liệu lõi thường là ý kiến, sự bày tỏ thái độ, cảm xúc, quan điểm cá nhân, các thông tin mang tính cá nhân, hoặc chia sẻ những thông tin chung (Mass Media) có ý nghĩa đối với bản thân người sử dụng.
Dưới góc độ phân phối, Social Media định vị theo cá nhân và các mối quan hệ của các nhân, theo các cấp độ
- Content source (nguồn nội dung): blog, forum, Flickr, Sannhac, ...
- Content sharing (chia sẻ nội dung): Facebook, Wiki, Twitter, ...
- Content distribution (phân phối nội dung): Twitter, YouTube, linkhay, Digg, ...
Trong đó, việc phân phối nội dung thông qua "màng lọc" của cá nhân là con người thật và đích phân phối trực tiếp chính là danh sách bạn bè, mạng lưới của cá nhân đó. Điều này ngược lại với truyền thông đại chúng, vốn có tính cá nhân rất thấp, sản phẩm truyền thông được định vị theo phân khúc người dùng và phân phối trên hệ thống của Mass Media.
Về mối quan hệ giữa Social Media và Mass Media trong tương lai, sự tham gia của Social Media vào bức tranh truyền thông chung sẽ "phẳng hóa" môi trường truyền thông và giới thiệu kênh mới cho công chúng, đồng thời khiến Mass Media phải thích ứng và trở nên "dân chủ" hơn, thân thiện hơn. Công chúng sẽ thụ hưởng một môi trường giàu tài nguyên hơn.
Có khả năng dẫn đến một sự phân chia lại thị trường tin tức một cách tương đối trong quá trình truyền thông. Social Media sẽ tham gia mạnh mẽ ở vai trò phát hiện sự kiện, khu vực nội dung chuyên sâu và khâu phân phối. Mass Media vẫn chiếm thế mạnh ở đưa tin tức sự kiện hàng ngày, báo chí điều tra, tập hợp và mở rộng vấn đề, sản xuất các nội dung, chương trình có chất lượng cao, quy mô lớn. Bên cạnh đó, Mass Media cũng sẽ hòa nhập vào môi trường Social Media để tận dụng giá trị phân phối của môi trường này.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Vy Thiên