"Soccer" là tiếng Anh hay tiếng Mỹ?
Hồi học tiếng Anh ở trường, bạn học theo giáo trình Anh - Anh hay Anh - Mỹ? Khi nhắc đến bóng đá, bạn sẽ dùng từ nào để chỉ bộ môn này? "Soccer" hay "Football"? Thầy cô của bạn có giải thích lí do vì sao có sự khác biệt này giữa tiếng Anh và tiếng Mỹ không?
Thực ra thì chẳng có sự khác biệt nào cả, từ "soccer" hay "football" thì cũng đều bắt nguồn từ chính Anh Quốc (England).
Khi môn thể thao bóng đá ra đời ở Anh Quốc, người Anh sử dụng cụm danh từ "Association Football" để phân biệt với "Rugby Football" là bóng bầu dục. Cụm danh từ này sau đó đổi thành "Assoc Football" và cuối cùng thì đổi thành "soccer" cho gọn gàng nhất. Ở thế kỷ 19, người Anh rất chuộng thêm đuôi -er để rút gọn từ vựng của họ. "Rugby football" sau này cũng được gọi thành "rugger" nhờ nguyên tắc này.
Vào những năm 1900, bóng đá và bóng bầu dục du nhập vào Mỹ, người Mỹ đã sử dụng từ "soccer" để chỉ riêng bóng đá, còn "football" để chỉ bóng bầu dục. Sau đó người dân Anh Quốc vẫn sử dụng cả "soccer" và "football" cho bóng đá. Chỉ tới những năm 1980, khi từ "soccer" đã trở nên vô cùng phổ biến ở Mỹ thì toàn bộ sách báo văn bản của Anh Quốc dừng hẳn việc sử dụng từ "soccer", nếu có thì chỉ sử dụng trong những bối cảnh nội dung về Mỹ. Dần dần người dân Anh Quốc cũng không còn sử dụng từ này nữa.
Bạn nghĩ vì sao người Anh lại đồng lòng ngừng sử dụng từ "soccer" ở thời điểm đó như vậy? Họ muốn thể hiện điều gì và tạo ra sự khác biệt về ngôn ngữ giữa họ và người Mỹ như vậy để làm gì?
tiếng anh
,tiếng mỹ
,bóng đá
,ngôn ngữ
,khác biệt ngôn ngữ
,ngoại ngữ
,ngoại ngữ
Tại Mỹ là thuộc địa cũ của Anh, nên hiềm khích với nhau :-P Thấy từ đó trở nên "Mỹ" quá rồi mà không kiểm soát được phương tiện truyền thông Mỹ thì quay qua tự sửa mình, không muốn xài nữa khỏi trùng :-P
Nguyễn Duy Thiên
Tại Mỹ là thuộc địa cũ của Anh, nên hiềm khích với nhau :-P Thấy từ đó trở nên "Mỹ" quá rồi mà không kiểm soát được phương tiện truyền thông Mỹ thì quay qua tự sửa mình, không muốn xài nữa khỏi trùng :-P
Nguyễn Ánh Nguyệt