Sở thích và đam mê?
Nguồn ảnh: novaedu.vn
Chắc hẳn đã rất nhiều lần bạn nghi hoặc về Sở thích và Đam mê của bản thân. Đâu mới là Đam mê bạn thực sự cần theo đuổi? Liệu mình có đang nhầm lẫn Đam mê với Sở thích, hứng thú nhất thời? Đối mặt với những lựa chọn có phần mơ hồ ấy không hề dễ dàng, vì thế mình viết bài này, hi vọng sẽ giúp các bạn có được câu trả lời tốt nhất.
1. Sở thích là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen để đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian thư giãn. Sở thích cũng chỉ về sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định khiến tâm tư của họ được thoải mái, hạnh phúc, hoặc có thể qua đó tạo thành động lực lớn để theo đuổi. (Wikipedia)
-> Sở thích mang lại cảm giác hứng thú, khiến ta cảm thấy vui vẻ, thoải mái, mang tính tự nguyện. Chính vì lẽ đó mà có thể buông bỏ một cách dễ dàng nếu một ngày nào đó không còn cảm thấy hứng thú.
Nguồn ảnh: nasao.vn
Sở thích không có tính bền vững cao và dễ thay đổi
Ở mỗi thời điểm, độ tuổi hoặc môi trường bạn sẽ có những sở thích khác. Ví dụ: Hồi bé mình có sở thích coi phim hoạt hình nhưng khi lớn hơn thì lại cảm thấy nó khá trẻ con và cốt truyện rất dễ đoán, nó không còn thu hút mình như xưa. Mình dành thời gian rảnh đọc báo, xem clip ngắn về cuộc sống, xem thời sự để cập nhật thông tin (những việc mà hồi nhỏ mình thấy nhàm chán)
Sở thích dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài
Do xuất phát bằng những hứng thú nên sở thích không tránh khỏi yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng. Những tác động bên ngoài như sự khó khăn, những rào cản cuộc sống cũng dễ dàng làm người ta từ bỏ cái sở thích ấy. Ví dụ: Trước đây bạn có cuộc sống khá giả thì sở thích của bạn là mua sắm hàng hiệu, chơi golf,... nhưng một biến cố xảy ra khiến gia đình bạn rơi vào bế tắc và có cuộc sống khó khăn hơn thì liệu bạn có còn giữ những sở thích trên? Có thể vẫn có nhưng nó đã giảm dần và thay bằng những sở thích thực tế hơn với hoàn cảnh hiện tại.
Bạn có thể bị ảnh hưởng bởi sở thích của những người xung quanh. Khi bạn thân thiết với một ai đó hoặc gắn bó với họ thời gian dài thì rất có thể những sở thích của người đó đi vào cuộc sống của bạn và dần dần bạn cũng trở nên yêu thích.
Ví dụ: Trào lưu Kpop những năm 2008 - 2013 với những nhóm nhạc như SNSD; Big Bang, T-ara;...Có thể ban đầu bạn không quan tâm nhưng nếu xung quanh bạn bè hâm mộ, yêu thích thì có thể bạn sẽ chịu ảnh hưởng và dần trở nên hứng thú.
Sở thích không khiến chúng ta khó chịu khi thiếu nó
Chúng ta có rất nhiều sở thích vì thế nếu không thực hiện được một sở thích nào đó thì nó cũng không khiến ta khó chịu mà có thể đổi sang những sở thích khác.
Ví dụ: Bạn có sở thích xem chương trình A, tuy nhiên hôm đó không phát sóng thì bạn có rất nhiều sở thích khác để thay thế, lấp đầy.
2. Đam mê là cảm giác mong muốn, khát khao có được ai đó hay làm được gì đó, bị hấp dẫn bởi một sự vật, sự việc. Tại thời điểm hiện tại, từ đam mê được dùng chủ yếu vào việc diễn tả một sự khao khát trong sự nghiệp. (Wikipedia)
-> Đam mê gắn với khao khát mãnh liệt hơn, có thể đi cùng với mong muốn sở hữu, đạt được. Thích thôi chưa đủ, đam mê là sự quyết tâm theo đuổi đến cùng, bất chấp học hỏi và làm việc chỉ để thỏa mãn bản thân. Tuy mang tính tự nguyện nhưng nó không dễ thay đổi và bị tác động nhiều từ ngoại cảnh, nó xuất phát từ nội tại nhiều hơn.
Đam mê không dễ xuất hiện
Khác với sở thích, đam mê được thai nghén sau quá trình nghiền ngẫm chính mình. Bắt nguồn từ rất nhiều sở thích, chúng ta có những quá trình nghiền ngẫm, sàng lọc, thử nghiệm và cuối cùng đam mê chính là kết quả.
Ví dụ: Để biết được mình đam mê hội họa và khao khát trở thành họa sĩ bạn cần nhìn vào quá trình bạn tiếp xúc với nó. Không đơn giản vì rảnh bạn hay tìm đến vẽ, bạn vẽ đẹp mà còn ở thái độ bạn nhìn nhận nó, cường độ gắn bó và cách đối diện khi vẽ chuyên sâu hơn, tiếp xúc với những tầng mức cao hơn,...
Đam mê bền vững và mang tính cá nhân cao
Nếu sở thích thay đổi tùy vào thời gian và môi trường thì đam mê có thể “chấp” được cả hai yếu tố trên. Do nó không xuất hiện dễ dàng và không có số lượng đông đảo như sở thích nên đam mê có tính bền vững. Nó không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh thậm chí cả tác động từ con người bởi nó mang khát khao mạnh mẽ và mong muốn chinh phục. Nếu ai đó phủ nhận hoặc ngăn cản đam mê của bạn, có thể bạn sẽ phản ứng gay gắt để bảo vệ đam mê của mình.
Ví dụ: Bạn đam mê trở thành ca sĩ thì dù có bị gia đình phản đối thì đam mê không biến mất thậm chí nó mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Đam mê gắn với quyết tâm và nỗ lực
Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi sống thiếu đam mê. Bạn mong muốn được đắm mình nhiều hơn với đam mê, càng khó càng muốn thử và chinh phục. Bạn có thể vượt qua những thách thức khắc nghiệt của đam mê. Khi nó nâng cao hơn, khó khăn hơn bạn không từ bỏ hay chán nản.
Nguồn ảnh: xoso5h.com
Ví dụ: Bạn thích đá bóng và càng gặp những đối thủ khó bạn càng hăng say quyết tâm hay có những kỹ thuật phải trau dồi rèn luyện thời gian dài mới đạt được và thách thức ấy không khiến bạn dễ dàng từ bỏ thì đó chính là đam mê.
3. Những yếu tố cốt lõi phân biệt sở thích và đam mê
Như đã nêu bên trên thì có một só yếu tố theo quan điểm cá nhân mình nghĩ có thể đưa ra so sánh
Mình có thực sự yêu thích nó không? Giữa những yêu thích A, B, C mình sẽ lựa chọn cái gì?
Đưa yêu thích vào khó khăn, đặt câu hỏi nếu khó như vậy mình còn hứng thú không? Khó hơn nữa mình sẽ tiếp tục cống hiến vì nó chứ?
Từ bỏ nó có khiến mình hối hận?
Mình có giỏi và đủ tầm để thực hiện không? (Câu hỏi này dành riêng cho đam mê, đặc biệt là với công việc, bạn cần nhìn nhận một cách thực tế, đam mê gắn với cả trình độ, khả năng)
Có lẽ xác định sở thích nhất thời và đam mê không phải dễ dàng, hãy từ từ nghiên cứu, đào sâu chính mình nhé (Câu hỏi này chỉ có bạn mới có thể trả lời vì thế hãy lắng nghe bản thân mình nhiều hơn)
Chúc bạn sẽ thành công dù với bất cứ lựa chọn nào!
đam mê
,sở thích
,phân biệt
,hướng nghiệp
nếu thế thì mình thích nhiều thứ mà chưa đam mê gì cả :(
Huy Hay Hỏi
nếu thế thì mình thích nhiều thứ mà chưa đam mê gì cả :(
Lê Minh Hưng
Mỹ Ngọc
Cảm ơn bài viết của bạn nhé!