So sánh tiểu thuyết Mùa tôm của Thakazhu Sivasankara Pillai với bộ phim Mùa tôm (1965) ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Mùa Tôm là 1 cuốn tiểu thuyết nổi tiếng và được chuyển thể thành nhiều bộ phim khác nhau. Bài tiểu luận này sẽ so sánh tiểu thuyết Mùa Tôm và bộ phim cùng tên được sản xuất năm 1965 để tìm ra sự khác biệt về nội dung và cách thể hiện khi cuốn tiểu thuyết đã được tái hiện lại trên màn ảnh rộng. Trước hết, bộ phim Mùa Tôm đã rất tôn trọng nguyên tác khi đã giữ lại những tình tiết quan trọng, hầu như toàn bộ cốt truyện đã được giữa lại 1 cách triệt để. Câu chuyện kể về tình yêu của Karuthamma – con gái của gia đình dân chài Chemban và Chakki với Parikutti- 1 chủ nhà sấy cá tại 1 làng biển xa xôi ở Ấn Độ. 2 đứa trẻ khi còn nhỏ luôn chơi đùa với nhau trên bãi biển, từ lần đầu tiên gặp mặt, Karuthamma đã tặng cho cậu bé Parikutti vỏ sò của mình, và khi lớn lên, cô cũng giao cả trái tim mình cho cậu. Nhưng sự phân biệt đẳng cấp và phân biệt tôn giáo tồn tại trong xã hội Ấn Độ không cho phép 2 người tới với nhau. Chem Ban lợi dụng lòng tốt của Parikutti để vay tiền cậu mua thuyền lưới sau đó quỵt nợ khiến Parikutti phải đóng cửa nhà sấy cá và phá sản. Karuthamma buộc lòng phải lấy 1 người mà mình hoàn toàn xa lạ và tới 1 làng chài xa xôi. Kết cục của bộ phim cũng giống như trong tiểu thuyết, tất cả những nhân vật đều phải trả giá cho hành động của mình. Chem Ban cả đời tìm cách trở nên giàu có cuối cùng mất hết tất cả, vợ chết, nhà tan cửa nát, trở thành người điên. Karuthamma chọn cách tự tư cùng Parikutti để bảo toàn trọn vẹn tình yêu của mình. Palani – chàng trai dân chài tứ cố vô thân đáng thương chết trên biển trong cô đơn… Tất cả tấn bi kịch trong truyện đã được bộ phim diễn tả vô cùng xuất sắc, đặc biệt qua diễn xuất tuyệt vời của các nhân vật từ chính đến phụ, người xem như cảm nhận được từng nỗi đau khổ dằn vặt hiện lên trong đôi mắt nhân vật. Tuy thời lượng bộ phim không cho phép toàn bộ câu chuyện về làng chài Niakunnam được tái hiện nhưng bộ phim đã thể hiện thành công hầu như toàn bộ diễn biến chính của cuốn tiểu thuyết lên màn ảnh tuy nhiên vẫn có 1 số chi tiết khác nhau giữa phim và truyện. Tiểu thuyết Mùa Tôm : Mở đầu tiểu thuyết là cảnh Karuthamma và Parikutti nô đùa với nhau trên biển.Parikutti nhìn vào ngực Karuthamma, cô tức giận bỏ đi.Đêm ấy, Chakki bảo Chem Ban hãy lấy chồng cho con. Parikutti thổi sáo trên bờ biển, Karuthamma khóc trong nhà.Tối hôm Parikutti đem cá tới nhà Chem Ban, Karuthamma còn thức và chứng kiến hết mọi chuyện.Bạn thân Achakunju sang nhà Chem Ban để nói với vợ chồng họ rằng 1 số người sẽ gấy rắc rối khi Chem Ban mua thuyền.Với khoản tiền hối lộ trưởng làng 30 rupi, Chem Ban đã lợi dụng Parikutti để lấy tiền.Nhà Chem Ban mở tiệc mừng việc mua thuyền, Karuthamma được sai đi mời khách, cô gặp Parikutti trên bãi biển.Mấy chị em bán cá cùng Chakki muốn bà khuyên Chem Ban bán cá cho mình.Ngày biển đỏ không đánh cá được, cả làng chài đói kém, các gia đình tới nhà Chem Ban cầm đồ lấy tiền.Sau khi Palani nghe Karuthamma kể chuyện quá khứ của mình, Palani dần trở nên lạnh lùng với cô. 1 lần đi biển, anh chèo thuyền xa tít xa như bị ma nhập, mọi người không muốn Palani cầm lái nữa.Khi Karuthamma tới miền Đông bán cá, cô bị đám con gái trong làng ghen ghét và đánh đập. Sau đó cô ở nhà phơi cá. Panchami trêu chọc mẹ kế Pappikunju, bà ta khóc lóc, Panchami bị Chem Ban tát. Papaikunju sau khi cãi nhau thua với Nanpapennu đã tức giận nói với Chem Ban biết Karuthamma yêu 1 người Hồi giáo. Chem Ban đánh Panchami. Trưởng làng và bô lão lập 1 phiên toà nhỏ để hỏi tội Chem Ban khi đuổi Papokunju ra khỏi nhà. Panchami tới nhà chị gái khi Palani có ở nhà. Phim Mùa Tôm: Mở đầu bộ phim là cảnh cuộc sống sinh hoạt thường ngày tại làng chài.Parikutti ngồi hát vui vẻ cạnh thuyền bên bờ biển.Karuthamma không chứng kiến cảnh Parikuti đem cá tới nhà mình.Parikutti hát bên bờ biển vào buổi tô. Karuthamma thấy em gái đã ngủ nên lén chạy ra nhìn trộm rồi về.Achakunju gặp vợ chồng Chem Ban ngay trên bãi biển.Karuthamma đang lấy nước ở 1 hồ nhỏ thì Parikutti xuất hiện.Karuthamma đi bán cá, cô không bị đánh mà bị đám con gái trong làng sỉ nhục.Panchami chế nhạo 2 mẹ con Papaikunju, Chem Ban cầm roi đánh thua. Papaikunju sau khi cãi nhau thua với Nanpapennu đã tức giận mắng. Chem Ban.Panchami tới nhà chị gái khi Palani không có ở nhà. Ngoài những chi tiết đã liệt kê trong bảng biểu trên, tiểu thuyết Mùa Tôm còn rất nhiều chi tiết mà bộ phim không thể đủ thời lượng để đưa lên màn ảnh, ví dụ như sau khi Chem Ban biết Karuthamma yêu 1 chàng trai Hồi giáo, ông đã phát điên cầm quốc quật mộ vợ cũ Chakki, hình ảnh Karuthamma và Parikutti khi còn là đứa trẻ, hay cuộc sống của vợ chồng Palani và Karuthamma đã trải qua những khó khăn gì để hiểu lòng nhau hơn… Ngoài ra, do bất đồng ngôn ngữ vì bộ phim không có bản dịch tiếng việt nên người viết cũng không hiểu được hoàn toàn nhân vật trong phim nói những gì, liệu có nói những câu thoại như trong tiểu thuyết không? 2. Cảm xúc về Mùa Tôm Mùa Tôm là câu chuyện bi kịch nói về tình yêu, mà thường những thứ liên quan đến bi kịch luôn để lại điều day dứt trong lòng người đọc, suốt 10 năm trời sau khi được ra mắt, cuốn tiểu thuyết này luôn là đề tài tranh cãi cả giới chuyên môn lẫn bạn đọc. Lần đầu tiên xem bộ phim này, tôi hoàn toàn không thích nhân vật Karuthamma lẫn Parikutti, đặc biệt là chi tiết cuối cùng khi người chồng Palani khi chết vẫn gọi tên Karuthama, trong lúc đó Karuthamma lại ôm người tình cũ trên biển. Phải chăng khi ấy, Karuthamma một lòng cầu nguyện cho chồng mình thì Palani đã không chết trên biển. Nhưng khi đã đọc rõ hơn về cuốn tiểu thuyết này, tôi rất thương xót cho tình yêu của Karuthama và Parikutti, nó cũng giống như motip thanh mai trúc mã mà các bạn trẻ bây giờ tìm thấy trong ngôn tình vậy. Hai đứa trẻ chơi với nhau từ bé, cậu bé nói “ Có thể cho tớ vồ đấy không?”, “ Nhà em có chịu bán cá cho anh không?”, “ Anh sẽ hát cho tới khi cổ anh vỡ ra và anh chết.”. Hai con người yêu nhau tới như vậy, như chỉ vì Parakutti theo đạo Hồi, anh không thuộc đẳng cấp dân chài mà hai người vĩnh viễn không tới được với nhau, anh mất hết tất cả còn cô phải đi lấy chồng. Lại nó về người chồng Palani, anh cũng là kẻ đáng thương và không có tội, anh sinh ra đã không có người thân, không có gia đình, anh thật lòng yêu thương cho Karuthamma và còn tha thứ cho cả quý khứ của cô, khi ai cũng nghĩ Karuthamma là cô gái hư hỏng, chỉ có Palani là tin tưởng và bảo vệ cô, chỉ có cô là gia đình của anh. Tới khi chết, Palani vẫn gọi tên Karuthamma vì hi vọng cô có thể nghe thấy tiếng gọi mà tiếp tục cầu nguyện cho người chồng đang đi biển này, tiếc rằng đêm ấy sao Arundati đã bị mây đen che mất. Cùng với câu chuyện tình của 3 nhân vật chính trên, tình yêu của Chem Ban với Chakki cũng không hề lu mờ. Có thể Chem Ban không phải là người cha tốt, không phải là người giữ chữ tín và còn hơi xấu xa, nhưng ông ta luôn mong muốn giàu có để lo cho vợ mình ăn ngon mặc đẹp, ông ta muốn vợ mình được ngủ giường đệm, ăn mặc sang trọng và nô đùa cùng ông ta như mấy người trẻ tuổi. Chakki là 1 người vợ tuyệt vời, cho tới lúc chết, bà cũng muốn Chem Ban được hạnh phúc mà yêu cầu Chem Ban hãy lấy người vợ mới. Trong Mùa Tôm, không có nhân vật nào hoàn toàn xấu, có thể người đó không có hành vi đúng đắn ở phương diện này, nhưng ở góc độ khác người đó lại là người tốt. Kết thúc trong Mùa Tôm tuy bi kịch nhưng với Karuthamma và Parikutti thì nó là hạnh phúc, cuối cùng 2 người cũng được ở bên nhau. Nhưng nếu tôi là tác giả, tôi sẽ không để Palani phải chết, Palani không có tội mà phải chịu cái chết, anh thật đáng thương khi chỉ làm nền cho tình yêu của người khác, chỉ cần Karuthamma và Karikutti cùng tự tử, còn Palani sẽ nuôi con một mình, đứa bé đó cũng cần có người thân. Hoặc giả dụ, tôi sẽ cho nhân vật nam nữ chính chết từ lúc Karuthamma bị bắt lấy chồng, như vậy sẽ không có nhiều bi kịch như về sau nữa, Karuthamma và Parikutti sẽ giả chết và đến 1 làng chài khác sống 1 cuộc đời mới, thỉnh thoảng liên hệ với người mẹ già cho họ bớt lo thôi cũng được, vậy là câu chuyện sẽ kết thúc hạnh phúc. Nhưng thiết nghĩ nếu Mùa Tôm mà diễn biến đơn thuần như vậy, nó đã không phải tiểu thuyết được đích thân tổng thống trao tặng giải thưởng văn học cao nhất của Ấn Độ. Tiểu thuyết và bộ phim Mùa Tôm đã ra đời từ lâu, nhưng đã hơn 50 năm rồi, nó vẫn còn giữ được giá trị tới tận ngày nay. Để khi khép lại cuốn sách, ta vẫn nghe thấy đâu đây tiếng sóng biển bên tai và văng vẳng bài hát của những người dân chài làng Niakunnam.
Trả lời
Mùa Tôm là 1 cuốn tiểu thuyết nổi tiếng và được chuyển thể thành nhiều bộ phim khác nhau. Bài tiểu luận này sẽ so sánh tiểu thuyết Mùa Tôm và bộ phim cùng tên được sản xuất năm 1965 để tìm ra sự khác biệt về nội dung và cách thể hiện khi cuốn tiểu thuyết đã được tái hiện lại trên màn ảnh rộng. Trước hết, bộ phim Mùa Tôm đã rất tôn trọng nguyên tác khi đã giữ lại những tình tiết quan trọng, hầu như toàn bộ cốt truyện đã được giữa lại 1 cách triệt để. Câu chuyện kể về tình yêu của Karuthamma – con gái của gia đình dân chài Chemban và Chakki với Parikutti- 1 chủ nhà sấy cá tại 1 làng biển xa xôi ở Ấn Độ. 2 đứa trẻ khi còn nhỏ luôn chơi đùa với nhau trên bãi biển, từ lần đầu tiên gặp mặt, Karuthamma đã tặng cho cậu bé Parikutti vỏ sò của mình, và khi lớn lên, cô cũng giao cả trái tim mình cho cậu. Nhưng sự phân biệt đẳng cấp và phân biệt tôn giáo tồn tại trong xã hội Ấn Độ không cho phép 2 người tới với nhau. Chem Ban lợi dụng lòng tốt của Parikutti để vay tiền cậu mua thuyền lưới sau đó quỵt nợ khiến Parikutti phải đóng cửa nhà sấy cá và phá sản. Karuthamma buộc lòng phải lấy 1 người mà mình hoàn toàn xa lạ và tới 1 làng chài xa xôi. Kết cục của bộ phim cũng giống như trong tiểu thuyết, tất cả những nhân vật đều phải trả giá cho hành động của mình. Chem Ban cả đời tìm cách trở nên giàu có cuối cùng mất hết tất cả, vợ chết, nhà tan cửa nát, trở thành người điên. Karuthamma chọn cách tự tư cùng Parikutti để bảo toàn trọn vẹn tình yêu của mình. Palani – chàng trai dân chài tứ cố vô thân đáng thương chết trên biển trong cô đơn… Tất cả tấn bi kịch trong truyện đã được bộ phim diễn tả vô cùng xuất sắc, đặc biệt qua diễn xuất tuyệt vời của các nhân vật từ chính đến phụ, người xem như cảm nhận được từng nỗi đau khổ dằn vặt hiện lên trong đôi mắt nhân vật. Tuy thời lượng bộ phim không cho phép toàn bộ câu chuyện về làng chài Niakunnam được tái hiện nhưng bộ phim đã thể hiện thành công hầu như toàn bộ diễn biến chính của cuốn tiểu thuyết lên màn ảnh tuy nhiên vẫn có 1 số chi tiết khác nhau giữa phim và truyện. Tiểu thuyết Mùa Tôm : Mở đầu tiểu thuyết là cảnh Karuthamma và Parikutti nô đùa với nhau trên biển.Parikutti nhìn vào ngực Karuthamma, cô tức giận bỏ đi.Đêm ấy, Chakki bảo Chem Ban hãy lấy chồng cho con. Parikutti thổi sáo trên bờ biển, Karuthamma khóc trong nhà.Tối hôm Parikutti đem cá tới nhà Chem Ban, Karuthamma còn thức và chứng kiến hết mọi chuyện.Bạn thân Achakunju sang nhà Chem Ban để nói với vợ chồng họ rằng 1 số người sẽ gấy rắc rối khi Chem Ban mua thuyền.Với khoản tiền hối lộ trưởng làng 30 rupi, Chem Ban đã lợi dụng Parikutti để lấy tiền.Nhà Chem Ban mở tiệc mừng việc mua thuyền, Karuthamma được sai đi mời khách, cô gặp Parikutti trên bãi biển.Mấy chị em bán cá cùng Chakki muốn bà khuyên Chem Ban bán cá cho mình.Ngày biển đỏ không đánh cá được, cả làng chài đói kém, các gia đình tới nhà Chem Ban cầm đồ lấy tiền.Sau khi Palani nghe Karuthamma kể chuyện quá khứ của mình, Palani dần trở nên lạnh lùng với cô. 1 lần đi biển, anh chèo thuyền xa tít xa như bị ma nhập, mọi người không muốn Palani cầm lái nữa.Khi Karuthamma tới miền Đông bán cá, cô bị đám con gái trong làng ghen ghét và đánh đập. Sau đó cô ở nhà phơi cá. Panchami trêu chọc mẹ kế Pappikunju, bà ta khóc lóc, Panchami bị Chem Ban tát. Papaikunju sau khi cãi nhau thua với Nanpapennu đã tức giận nói với Chem Ban biết Karuthamma yêu 1 người Hồi giáo. Chem Ban đánh Panchami. Trưởng làng và bô lão lập 1 phiên toà nhỏ để hỏi tội Chem Ban khi đuổi Papokunju ra khỏi nhà. Panchami tới nhà chị gái khi Palani có ở nhà. Phim Mùa Tôm: Mở đầu bộ phim là cảnh cuộc sống sinh hoạt thường ngày tại làng chài.Parikutti ngồi hát vui vẻ cạnh thuyền bên bờ biển.Karuthamma không chứng kiến cảnh Parikuti đem cá tới nhà mình.Parikutti hát bên bờ biển vào buổi tô. Karuthamma thấy em gái đã ngủ nên lén chạy ra nhìn trộm rồi về.Achakunju gặp vợ chồng Chem Ban ngay trên bãi biển.Karuthamma đang lấy nước ở 1 hồ nhỏ thì Parikutti xuất hiện.Karuthamma đi bán cá, cô không bị đánh mà bị đám con gái trong làng sỉ nhục.Panchami chế nhạo 2 mẹ con Papaikunju, Chem Ban cầm roi đánh thua. Papaikunju sau khi cãi nhau thua với Nanpapennu đã tức giận mắng. Chem Ban.Panchami tới nhà chị gái khi Palani không có ở nhà. Ngoài những chi tiết đã liệt kê trong bảng biểu trên, tiểu thuyết Mùa Tôm còn rất nhiều chi tiết mà bộ phim không thể đủ thời lượng để đưa lên màn ảnh, ví dụ như sau khi Chem Ban biết Karuthamma yêu 1 chàng trai Hồi giáo, ông đã phát điên cầm quốc quật mộ vợ cũ Chakki, hình ảnh Karuthamma và Parikutti khi còn là đứa trẻ, hay cuộc sống của vợ chồng Palani và Karuthamma đã trải qua những khó khăn gì để hiểu lòng nhau hơn… Ngoài ra, do bất đồng ngôn ngữ vì bộ phim không có bản dịch tiếng việt nên người viết cũng không hiểu được hoàn toàn nhân vật trong phim nói những gì, liệu có nói những câu thoại như trong tiểu thuyết không? 2. Cảm xúc về Mùa Tôm Mùa Tôm là câu chuyện bi kịch nói về tình yêu, mà thường những thứ liên quan đến bi kịch luôn để lại điều day dứt trong lòng người đọc, suốt 10 năm trời sau khi được ra mắt, cuốn tiểu thuyết này luôn là đề tài tranh cãi cả giới chuyên môn lẫn bạn đọc. Lần đầu tiên xem bộ phim này, tôi hoàn toàn không thích nhân vật Karuthamma lẫn Parikutti, đặc biệt là chi tiết cuối cùng khi người chồng Palani khi chết vẫn gọi tên Karuthama, trong lúc đó Karuthamma lại ôm người tình cũ trên biển. Phải chăng khi ấy, Karuthamma một lòng cầu nguyện cho chồng mình thì Palani đã không chết trên biển. Nhưng khi đã đọc rõ hơn về cuốn tiểu thuyết này, tôi rất thương xót cho tình yêu của Karuthama và Parikutti, nó cũng giống như motip thanh mai trúc mã mà các bạn trẻ bây giờ tìm thấy trong ngôn tình vậy. Hai đứa trẻ chơi với nhau từ bé, cậu bé nói “ Có thể cho tớ vồ đấy không?”, “ Nhà em có chịu bán cá cho anh không?”, “ Anh sẽ hát cho tới khi cổ anh vỡ ra và anh chết.”. Hai con người yêu nhau tới như vậy, như chỉ vì Parakutti theo đạo Hồi, anh không thuộc đẳng cấp dân chài mà hai người vĩnh viễn không tới được với nhau, anh mất hết tất cả còn cô phải đi lấy chồng. Lại nó về người chồng Palani, anh cũng là kẻ đáng thương và không có tội, anh sinh ra đã không có người thân, không có gia đình, anh thật lòng yêu thương cho Karuthamma và còn tha thứ cho cả quý khứ của cô, khi ai cũng nghĩ Karuthamma là cô gái hư hỏng, chỉ có Palani là tin tưởng và bảo vệ cô, chỉ có cô là gia đình của anh. Tới khi chết, Palani vẫn gọi tên Karuthamma vì hi vọng cô có thể nghe thấy tiếng gọi mà tiếp tục cầu nguyện cho người chồng đang đi biển này, tiếc rằng đêm ấy sao Arundati đã bị mây đen che mất. Cùng với câu chuyện tình của 3 nhân vật chính trên, tình yêu của Chem Ban với Chakki cũng không hề lu mờ. Có thể Chem Ban không phải là người cha tốt, không phải là người giữ chữ tín và còn hơi xấu xa, nhưng ông ta luôn mong muốn giàu có để lo cho vợ mình ăn ngon mặc đẹp, ông ta muốn vợ mình được ngủ giường đệm, ăn mặc sang trọng và nô đùa cùng ông ta như mấy người trẻ tuổi. Chakki là 1 người vợ tuyệt vời, cho tới lúc chết, bà cũng muốn Chem Ban được hạnh phúc mà yêu cầu Chem Ban hãy lấy người vợ mới. Trong Mùa Tôm, không có nhân vật nào hoàn toàn xấu, có thể người đó không có hành vi đúng đắn ở phương diện này, nhưng ở góc độ khác người đó lại là người tốt. Kết thúc trong Mùa Tôm tuy bi kịch nhưng với Karuthamma và Parikutti thì nó là hạnh phúc, cuối cùng 2 người cũng được ở bên nhau. Nhưng nếu tôi là tác giả, tôi sẽ không để Palani phải chết, Palani không có tội mà phải chịu cái chết, anh thật đáng thương khi chỉ làm nền cho tình yêu của người khác, chỉ cần Karuthamma và Karikutti cùng tự tử, còn Palani sẽ nuôi con một mình, đứa bé đó cũng cần có người thân. Hoặc giả dụ, tôi sẽ cho nhân vật nam nữ chính chết từ lúc Karuthamma bị bắt lấy chồng, như vậy sẽ không có nhiều bi kịch như về sau nữa, Karuthamma và Parikutti sẽ giả chết và đến 1 làng chài khác sống 1 cuộc đời mới, thỉnh thoảng liên hệ với người mẹ già cho họ bớt lo thôi cũng được, vậy là câu chuyện sẽ kết thúc hạnh phúc. Nhưng thiết nghĩ nếu Mùa Tôm mà diễn biến đơn thuần như vậy, nó đã không phải tiểu thuyết được đích thân tổng thống trao tặng giải thưởng văn học cao nhất của Ấn Độ. Tiểu thuyết và bộ phim Mùa Tôm đã ra đời từ lâu, nhưng đã hơn 50 năm rồi, nó vẫn còn giữ được giá trị tới tận ngày nay. Để khi khép lại cuốn sách, ta vẫn nghe thấy đâu đây tiếng sóng biển bên tai và văng vẳng bài hát của những người dân chài làng Niakunnam.