So sánh tác phẩm Bức tường -Tội của S. Karuma của nhà văn Nhật Bản Abe Kobo và Hóa thân của nhà văn gốc Do Thái Frank Kafka?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Abe Kobo là một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại Nhật Bản. Đánh giá về Abe Kobo thì ở giải thưởng Nobel Văn chương năm 1998 có viết: “[…] Trong số họ nổi lên hàng đầu là Kobo Abe, một trong những gương mặt quan trọng nhất, nổi bật nhất sau chiến tranh. Ông sáng tác với ý thức tách khỏi truyền thống Nhật Bản, tuy gắn bó với việc xây dựng thế giới ảo tưởng, nhưng vẫn in đậm một lối nhìn riêng tư mà nghiêm túc về đời sống hiện đại” . Sáng tác của Abe Kobo đã chịu những ảnh hưởng lớn của những tư tưởng triết học phương Tây, của những nhà văn lớn mà một trong số đó là Kafka – một nhà văn lớn của thế kỉ XX. Hóa thân là một truyện ngắn đặc sắc, đáng chú ý của Franz Kafka, truyện được coi là một trong những truyện ngắn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thế kỉ XX. Và ta cũng thấy được motif “hóa thân” ấy trong các sáng tác của Abe Kobo, tiêu biểu là những truyện ngắn như Viên phấn phù thủy (1950), Cái kén đỏ (1950), truyện dài Bức tường – Tội của S.Karuma (1951)… Đặc biệt, truyện dài Bức tường – Tội của S.Karuma đã thể hiện rất rõ sự ảnh hưởng của Kafka lên sáng tác của Abe Kobo. Đầu tiên là về truyện ngắn Hóa thân của Franz Kafka. Truyện bắt đầu với việc một nhân viên chào hàng tên là Sama trong một sáng thức dậy bỗng thấy mình biến trở thành một con côn trùng khổng lồ với tấm lưng “rắn như thể được bọc một lớp giáp sắt”, “bụng khum tròn, nâu bóng phân chia làm nhiều đốt cong cứng đơ”, chân thì “nhễu ra, mảnh khảnh thảm hại so với phần còn lại của thân hình to đùng”. Cuộc sống của Samsa cũng thay đổi hẳn kể từ sau lần “hóa thân” ấy. Anh đã phải sống những chuỗi ngày cô đơn, bi đát khi mà bị chính những người thân của mình xa lánh, bị bỏ rơi ngay trong chính ngôi nhà của mình. Anh đã trở thành “thứ” khiến cho người thân của anh khiếp sợ, thậm chí là ghét bỏ. Mặc dù Samsa đã tìm mọi cách để bày tỏ tình cảm của mình với mọi người trong gia đình nhưng không một ai có thể hiểu được, thậm chí họ còn càng thêm ghét bỏ và xa lánh anh, coi sự tồn tại của anh trong căn nhà như một nỗi nhục nhã. Để rồi cuối cùng Samsa đã phải chết trong căn phòng bẩn thỉu vì không được ai dọn dẹp của mình với một cái bụng dẹp lép, và đổi lại chính là sự nhẹ nhõm, vui mừng của gia đình trước cái chết của anh giống như là trú bỏ được một gánh nặng. Cũng với motif hóa thân như truyện của Kafka, truyện Bức tường – Tội của S.Karuma nói về một nhân vật là Karuma trong một buổi sáng tỉnh dậy bỗng nhiên bị mất tên. Anh ta không thể nào nhớ ra được tên của bản thân là gì, rồi lục tung danh thiếp, vật dụng của mình để nhằm tìm kiếm cái tên mà anh ta đã đánh mất nhưng cũng không thành công. Đánh mất tên, người đàn ông ấy cũng đã đánh mất cả sự tự tin của mình khi mà trở nên vô cùng tự ti, không tự nhiên với tất cả mọi thứ: từ việc kí tên ở giấy thanh toán hay việc ghi tên ở sổ khám bệnh,… Sau đó thì anh ta phát hiện ra tên của mình đã bị danh thiếp lấy mất, rồi cũng từ đây người đàn ông đó đã sa vào một thế giới đầy những nghịch lý: bị xem là tên trộm, bị mang ra xử ở một tòa án kì quặc, bị những đồ vật xung quanh mình đứng lên phản kháng, làm cách mạng chống đối lại mình, người mình thầm yêu bấy lâu lại có một nửa con người là một con rối,… Những chuyện phi lý đó xảy đến liên tục, và không một ai giúp đỡ người đàn ông đó, ngay cả luật pháp cũng không đứng về phía anh ta bởi vì anh ta “đã đánh mất tên mình, cho nên bây giờ không có tên nữa, mà đối với một người không có tên thì không thể áp dụng pháp luật được”. Sauk hi đánh mất tên, anh ta đã trở nên hoàn toàn bị động và không thể tự định đoạt cho số phận của bản thân. Cuối cùng, anh ta đã bị buộc đến “rìa thế giới” và sau đó biến thành một bức tường, một bức tường nặng nề, lẻ loi trong sa mạc chỉ có gió và cát ở nơi gọi là “rìa thế giới” ấy. Như vậy có thể thấy, điểm chung nổi bật nhất ở truyện Hóa thân và truyện Bức tường – Tội của S.Karuma chính là motif hóa thân của nhân vật trong truyện. Cả hai nhân vật trong hai câu truyện, trong một buổi sáng thức dậy đều “hóa thân”, thay đổi. Chỉ khác ở chỗ một người thì biến thành một con bọ hung, còn một người thì trở nên trống rỗng vì đánh mất tên của mình. Cả hai câu truyện, đều chung đề tài hóa thân, đều đề cập đến những vấn đề về quyền được làm người. Về thi pháp truyện, thì cả hai câu truyện cũng có nét tương đồng nhất định: cả hai truyện đều được khởi đầu trực diện bằng tiền đề chính – sự hóa thân – rồi sau đó là sự khai thác các hướng phát triển của tiền đề chính ấy. Chính sự mở đầu một cách trực diện, thẳng thừng như vậy đã tạo ra được sự kinh ngạc, tò mò của độc giả trước tình huống truyện kì quái này, và thu hút người đọc vào sự phát triển của câu chuyện sau đó. Bên cạnh những điểm giống nhau thì Hóa thân của Kafka và truyện Bức tường – Tội của S.Karuma của Abe Kobo cũng tồn tại nhiều điểm khác biệt. Đầu tiên là về ý nghĩa của truyện. Mặc dù cùng một motif truyện hóa thân, nhưng những thông điệp, ý nghĩa của hai truyện lại có những điểm khác biệt nhất định. Truyện Hóa thân của Kafka, bên cạnh việc đề cập đến quyền làm người, thì còn đề cập đến nhiều vấn đề khác như: phản ánh một xã hội mà đồng tiền chi phối mọi thứ. Sama lúc còn là một con người khỏe mạnh, bình thường thì là trụ cột kinh tế trong gia đình, được mọi người quan tâm, lo lắng hỏi han (chi tiết bà mẹ gõ cửa phòng vào buổi sáng đầu tiên Sama biến thân). Nhưng rồi, khi anh biến trở thành một con bọ hung thì mọi người khiếp sợ, dần dần xa lánh, và cực điểm là coi anh như một gánh nặng, một vết nhơ, chỉ mong có thể mau chóng tống anh ra khỏi nhà hoặc là anh mau chóng chết đi. Chính xã hội đồng tiền chi phối mọi thứ ấy đã khiến cho tình yêu thương giữa những người thân thiết nhất – người thân trong gia đình – cũng trở nên nghèo nàn, và nhanh chóng cạn kiệt. Có lẽ, sự hóa thân trong tác phẩm này không phải chỉ là sự hóa thân đối với Sama mà còn là sự hóa thân với những người trong gia đình anh. Nếu như trước kia mọi người trong gia đình đều lệ thuộc vào Sama thì giờ đây họ đều trở nên độc lập, mỗi người đều có một công việc riêng và kiếm được tiền từ công việc đó, họ đều trở nên mạnh mẽ và độc lập, để rồi khi đã trở nên độc lập thì không còn cần đến sự tồn tại của anh. Bên cạnh đó, với khả năng hiện thực hóa các biểu tượng, Kafka đã khiến người đọc cảm thấy câu chuyện mang đầy tính chân thực, gần gũi với cuộc sống thường ngày, mặc dù được bắt đầu bằng việc hết sức phi lý. Đây chính là điểm nổi bật trong thi pháp của truyện Hóa thân. Còn ở truyện Bức tường – Tội của S.Karuma của Abe Kobo thì tác giả đã nhấn mạnh đến việc con người khi đánh mất tên – nghĩa là đánh mất đi căn cước của bản thân thì sẽ trở nên như thế nào, anh ta có thể làm cách nào để chứng minh được bản thân? Bằng bút pháp phi hiện thực, Abe Kobo đã vẽ được một bức tranh đầy sinh động cuộc sống ngập tràn những điều phi lý của nhân vật Karuma khi anh đánh mất tên của mình. Đánh mất tên, đồng nghĩa với việc anh đánh mất cả quyền làm người của mình khi mà đến cả pháp luật cũng không đứng về phía anh nữa khi anh không có tên, anh ta mất quyền lợi được xử án, và, thậm chí mất cả quyền được yêu: “Một người đã bị mất tên, mất cả quyền lợi bị xử án, một người như vậy làm gì có quyền được yêu. Phải không ? Nhất định là không !”. Việc nhân vật trong tác phẩm đánh mất tên, đánh mất căn cước của bản thân đã một phần nào phản ánh được hoàn cảnh xã hội Nhật Bản giai đoạn đó, giai đoạn sụp đổ của Thiên Hoàng, sự xóa bỏ của Thần đạo,… tất cả đã khiến người dân Nhật Bản rơi vào khủng hoảng, mà trong đó khủng hoảng căn cước, việc không xác định được bản thân mình là ai là nổi bật nhất. Nói tóm lại, có thể thấy rằng truyện Hóa thân và truyện Bức tường – Tội của S.Karuma có những điểm tương đồng, cũng như nhiều điểm khác biệt, mang những đặc trưng riêng. Nhưng dù thế nào thì cũng không thể phủ nhận được mức độ thành công cũng như tầm ảnh hưởng của truyện Hóa thân và truyện Bức tường – Tội của S.Karuma trong văn học.
Trả lời
Abe Kobo là một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại Nhật Bản. Đánh giá về Abe Kobo thì ở giải thưởng Nobel Văn chương năm 1998 có viết: “[…] Trong số họ nổi lên hàng đầu là Kobo Abe, một trong những gương mặt quan trọng nhất, nổi bật nhất sau chiến tranh. Ông sáng tác với ý thức tách khỏi truyền thống Nhật Bản, tuy gắn bó với việc xây dựng thế giới ảo tưởng, nhưng vẫn in đậm một lối nhìn riêng tư mà nghiêm túc về đời sống hiện đại” . Sáng tác của Abe Kobo đã chịu những ảnh hưởng lớn của những tư tưởng triết học phương Tây, của những nhà văn lớn mà một trong số đó là Kafka – một nhà văn lớn của thế kỉ XX. Hóa thân là một truyện ngắn đặc sắc, đáng chú ý của Franz Kafka, truyện được coi là một trong những truyện ngắn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thế kỉ XX. Và ta cũng thấy được motif “hóa thân” ấy trong các sáng tác của Abe Kobo, tiêu biểu là những truyện ngắn như Viên phấn phù thủy (1950), Cái kén đỏ (1950), truyện dài Bức tường – Tội của S.Karuma (1951)… Đặc biệt, truyện dài Bức tường – Tội của S.Karuma đã thể hiện rất rõ sự ảnh hưởng của Kafka lên sáng tác của Abe Kobo. Đầu tiên là về truyện ngắn Hóa thân của Franz Kafka. Truyện bắt đầu với việc một nhân viên chào hàng tên là Sama trong một sáng thức dậy bỗng thấy mình biến trở thành một con côn trùng khổng lồ với tấm lưng “rắn như thể được bọc một lớp giáp sắt”, “bụng khum tròn, nâu bóng phân chia làm nhiều đốt cong cứng đơ”, chân thì “nhễu ra, mảnh khảnh thảm hại so với phần còn lại của thân hình to đùng”. Cuộc sống của Samsa cũng thay đổi hẳn kể từ sau lần “hóa thân” ấy. Anh đã phải sống những chuỗi ngày cô đơn, bi đát khi mà bị chính những người thân của mình xa lánh, bị bỏ rơi ngay trong chính ngôi nhà của mình. Anh đã trở thành “thứ” khiến cho người thân của anh khiếp sợ, thậm chí là ghét bỏ. Mặc dù Samsa đã tìm mọi cách để bày tỏ tình cảm của mình với mọi người trong gia đình nhưng không một ai có thể hiểu được, thậm chí họ còn càng thêm ghét bỏ và xa lánh anh, coi sự tồn tại của anh trong căn nhà như một nỗi nhục nhã. Để rồi cuối cùng Samsa đã phải chết trong căn phòng bẩn thỉu vì không được ai dọn dẹp của mình với một cái bụng dẹp lép, và đổi lại chính là sự nhẹ nhõm, vui mừng của gia đình trước cái chết của anh giống như là trú bỏ được một gánh nặng. Cũng với motif hóa thân như truyện của Kafka, truyện Bức tường – Tội của S.Karuma nói về một nhân vật là Karuma trong một buổi sáng tỉnh dậy bỗng nhiên bị mất tên. Anh ta không thể nào nhớ ra được tên của bản thân là gì, rồi lục tung danh thiếp, vật dụng của mình để nhằm tìm kiếm cái tên mà anh ta đã đánh mất nhưng cũng không thành công. Đánh mất tên, người đàn ông ấy cũng đã đánh mất cả sự tự tin của mình khi mà trở nên vô cùng tự ti, không tự nhiên với tất cả mọi thứ: từ việc kí tên ở giấy thanh toán hay việc ghi tên ở sổ khám bệnh,… Sau đó thì anh ta phát hiện ra tên của mình đã bị danh thiếp lấy mất, rồi cũng từ đây người đàn ông đó đã sa vào một thế giới đầy những nghịch lý: bị xem là tên trộm, bị mang ra xử ở một tòa án kì quặc, bị những đồ vật xung quanh mình đứng lên phản kháng, làm cách mạng chống đối lại mình, người mình thầm yêu bấy lâu lại có một nửa con người là một con rối,… Những chuyện phi lý đó xảy đến liên tục, và không một ai giúp đỡ người đàn ông đó, ngay cả luật pháp cũng không đứng về phía anh ta bởi vì anh ta “đã đánh mất tên mình, cho nên bây giờ không có tên nữa, mà đối với một người không có tên thì không thể áp dụng pháp luật được”. Sauk hi đánh mất tên, anh ta đã trở nên hoàn toàn bị động và không thể tự định đoạt cho số phận của bản thân. Cuối cùng, anh ta đã bị buộc đến “rìa thế giới” và sau đó biến thành một bức tường, một bức tường nặng nề, lẻ loi trong sa mạc chỉ có gió và cát ở nơi gọi là “rìa thế giới” ấy. Như vậy có thể thấy, điểm chung nổi bật nhất ở truyện Hóa thân và truyện Bức tường – Tội của S.Karuma chính là motif hóa thân của nhân vật trong truyện. Cả hai nhân vật trong hai câu truyện, trong một buổi sáng thức dậy đều “hóa thân”, thay đổi. Chỉ khác ở chỗ một người thì biến thành một con bọ hung, còn một người thì trở nên trống rỗng vì đánh mất tên của mình. Cả hai câu truyện, đều chung đề tài hóa thân, đều đề cập đến những vấn đề về quyền được làm người. Về thi pháp truyện, thì cả hai câu truyện cũng có nét tương đồng nhất định: cả hai truyện đều được khởi đầu trực diện bằng tiền đề chính – sự hóa thân – rồi sau đó là sự khai thác các hướng phát triển của tiền đề chính ấy. Chính sự mở đầu một cách trực diện, thẳng thừng như vậy đã tạo ra được sự kinh ngạc, tò mò của độc giả trước tình huống truyện kì quái này, và thu hút người đọc vào sự phát triển của câu chuyện sau đó. Bên cạnh những điểm giống nhau thì Hóa thân của Kafka và truyện Bức tường – Tội của S.Karuma của Abe Kobo cũng tồn tại nhiều điểm khác biệt. Đầu tiên là về ý nghĩa của truyện. Mặc dù cùng một motif truyện hóa thân, nhưng những thông điệp, ý nghĩa của hai truyện lại có những điểm khác biệt nhất định. Truyện Hóa thân của Kafka, bên cạnh việc đề cập đến quyền làm người, thì còn đề cập đến nhiều vấn đề khác như: phản ánh một xã hội mà đồng tiền chi phối mọi thứ. Sama lúc còn là một con người khỏe mạnh, bình thường thì là trụ cột kinh tế trong gia đình, được mọi người quan tâm, lo lắng hỏi han (chi tiết bà mẹ gõ cửa phòng vào buổi sáng đầu tiên Sama biến thân). Nhưng rồi, khi anh biến trở thành một con bọ hung thì mọi người khiếp sợ, dần dần xa lánh, và cực điểm là coi anh như một gánh nặng, một vết nhơ, chỉ mong có thể mau chóng tống anh ra khỏi nhà hoặc là anh mau chóng chết đi. Chính xã hội đồng tiền chi phối mọi thứ ấy đã khiến cho tình yêu thương giữa những người thân thiết nhất – người thân trong gia đình – cũng trở nên nghèo nàn, và nhanh chóng cạn kiệt. Có lẽ, sự hóa thân trong tác phẩm này không phải chỉ là sự hóa thân đối với Sama mà còn là sự hóa thân với những người trong gia đình anh. Nếu như trước kia mọi người trong gia đình đều lệ thuộc vào Sama thì giờ đây họ đều trở nên độc lập, mỗi người đều có một công việc riêng và kiếm được tiền từ công việc đó, họ đều trở nên mạnh mẽ và độc lập, để rồi khi đã trở nên độc lập thì không còn cần đến sự tồn tại của anh. Bên cạnh đó, với khả năng hiện thực hóa các biểu tượng, Kafka đã khiến người đọc cảm thấy câu chuyện mang đầy tính chân thực, gần gũi với cuộc sống thường ngày, mặc dù được bắt đầu bằng việc hết sức phi lý. Đây chính là điểm nổi bật trong thi pháp của truyện Hóa thân. Còn ở truyện Bức tường – Tội của S.Karuma của Abe Kobo thì tác giả đã nhấn mạnh đến việc con người khi đánh mất tên – nghĩa là đánh mất đi căn cước của bản thân thì sẽ trở nên như thế nào, anh ta có thể làm cách nào để chứng minh được bản thân? Bằng bút pháp phi hiện thực, Abe Kobo đã vẽ được một bức tranh đầy sinh động cuộc sống ngập tràn những điều phi lý của nhân vật Karuma khi anh đánh mất tên của mình. Đánh mất tên, đồng nghĩa với việc anh đánh mất cả quyền làm người của mình khi mà đến cả pháp luật cũng không đứng về phía anh nữa khi anh không có tên, anh ta mất quyền lợi được xử án, và, thậm chí mất cả quyền được yêu: “Một người đã bị mất tên, mất cả quyền lợi bị xử án, một người như vậy làm gì có quyền được yêu. Phải không ? Nhất định là không !”. Việc nhân vật trong tác phẩm đánh mất tên, đánh mất căn cước của bản thân đã một phần nào phản ánh được hoàn cảnh xã hội Nhật Bản giai đoạn đó, giai đoạn sụp đổ của Thiên Hoàng, sự xóa bỏ của Thần đạo,… tất cả đã khiến người dân Nhật Bản rơi vào khủng hoảng, mà trong đó khủng hoảng căn cước, việc không xác định được bản thân mình là ai là nổi bật nhất. Nói tóm lại, có thể thấy rằng truyện Hóa thân và truyện Bức tường – Tội của S.Karuma có những điểm tương đồng, cũng như nhiều điểm khác biệt, mang những đặc trưng riêng. Nhưng dù thế nào thì cũng không thể phủ nhận được mức độ thành công cũng như tầm ảnh hưởng của truyện Hóa thân và truyện Bức tường – Tội của S.Karuma trong văn học.