So sánh sự khác nhau giữa Nho học Trung Quốc với Nho học Nhật Bản (tức là Nho học khoa cử và Nho học tự do).

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nho học Trung Quốc- Nho học khoa cử Nho học Nhật Bản- Nho học tự do Mục đích Để thi cử và tuyển chọn quan lại Vận dụng tạo ra một nền học thuật tự do. Đối tượng Kẻ sĩ làng quê và quan lại Những chuyên gia nghiên cứu Nho học và những võ sĩ Nội dung Nhấn mạnh chữ “hiếu” Đề cao chữ “trung” 1.1 Nho học Trung Quốc Dưới thời phong kiến, nho học được dùng làm kiến thức căn bản để thi tuyển quan lại, là trọng tâm của chế độ khoa cử. Chế độ khoa cử là chế độ tuyển chọn nhân tài của xã hội phong kiến cổ đại Trung Quốc dựa trên việc tổ chức thi cử theo khoa mục (Tú tài, Minh kinh, Tiến sĩ, Minh pháp, Minh thư, Minh toán). Chế độ khoa cử bắt đầu vào thời Tùy, hoàn thiện vào thời Đường, Tống và kết thúc vào đời Thanh, tồn tại trong xã hội Trung Quốc hơn 1300 năm, nó đã có ảnh hưởng to lớn đến giáo dục và sự phát triển của xã hội Trung Quốc. Về mặt tích cực và tiêu cực của Nho học khoa cử: Thứ nhất, Nho học khoa cử giúp đào tạo, giáo dục nhân tài và làm phong phú, hoàn thiện nền giáo dục và chính trị văn hóa Trung Quốc.Nho học đã đào tạo ra lớp nhân tài đã tiếp thu giáo dục văn hoá có hệ thống, nắm vững những tri thức lý luận về phương pháp quản lý quốc gia, được bồi dưỡng văn hoá tương đối tốt, đảm bảo được đội ngũ quan lại có trình độ tương đối cao, có lợi cho việc nâng cao hiệu suất hành chính, củng cố nền chính trị quốc gia. Thứ hai, chế độ khoa cử thể hiện tính chất dân chủ và minh bạch trong việc tuyển dụng nhân tài, chống lại sự lũng đoạn của tầng lớp quyền quý trong việc lựa chọn quan lại, trong một chừng mực nhất định đã tạo điều kiện và cơ hội để tầng lớp bình dân gia nhập hàng ngũ của giai cấp thống trị, từ đó, dùng khoa cử tuyển quan chức là một công cụ để củng cố vương quyền.
Trả lời
Nho học Trung Quốc- Nho học khoa cử Nho học Nhật Bản- Nho học tự do Mục đích Để thi cử và tuyển chọn quan lại Vận dụng tạo ra một nền học thuật tự do. Đối tượng Kẻ sĩ làng quê và quan lại Những chuyên gia nghiên cứu Nho học và những võ sĩ Nội dung Nhấn mạnh chữ “hiếu” Đề cao chữ “trung” 1.1 Nho học Trung Quốc Dưới thời phong kiến, nho học được dùng làm kiến thức căn bản để thi tuyển quan lại, là trọng tâm của chế độ khoa cử. Chế độ khoa cử là chế độ tuyển chọn nhân tài của xã hội phong kiến cổ đại Trung Quốc dựa trên việc tổ chức thi cử theo khoa mục (Tú tài, Minh kinh, Tiến sĩ, Minh pháp, Minh thư, Minh toán). Chế độ khoa cử bắt đầu vào thời Tùy, hoàn thiện vào thời Đường, Tống và kết thúc vào đời Thanh, tồn tại trong xã hội Trung Quốc hơn 1300 năm, nó đã có ảnh hưởng to lớn đến giáo dục và sự phát triển của xã hội Trung Quốc. Về mặt tích cực và tiêu cực của Nho học khoa cử: Thứ nhất, Nho học khoa cử giúp đào tạo, giáo dục nhân tài và làm phong phú, hoàn thiện nền giáo dục và chính trị văn hóa Trung Quốc.Nho học đã đào tạo ra lớp nhân tài đã tiếp thu giáo dục văn hoá có hệ thống, nắm vững những tri thức lý luận về phương pháp quản lý quốc gia, được bồi dưỡng văn hoá tương đối tốt, đảm bảo được đội ngũ quan lại có trình độ tương đối cao, có lợi cho việc nâng cao hiệu suất hành chính, củng cố nền chính trị quốc gia. Thứ hai, chế độ khoa cử thể hiện tính chất dân chủ và minh bạch trong việc tuyển dụng nhân tài, chống lại sự lũng đoạn của tầng lớp quyền quý trong việc lựa chọn quan lại, trong một chừng mực nhất định đã tạo điều kiện và cơ hội để tầng lớp bình dân gia nhập hàng ngũ của giai cấp thống trị, từ đó, dùng khoa cử tuyển quan chức là một công cụ để củng cố vương quyền.