So sánh một số điểm khác biệt giữa từ vựng Hán ngữ cổ đại với từ vựng Hán ngữ hiện đại?
kiến thức chung
* Từ cổ đại đa số là đơn âm tiết, từ hiện đại thường là song âm tiết (cũng có một số ít từ đa âm tiết).
* Gắn thêm một âm tiết vào trước hoặc sau từ cổ đại (ý nghĩa không đổi). Thí dụ (cổ đại / hiện đại): sư 師 / lão sư 老師 (thầy giáo); di 姨 / a di 阿姨 (dì); trác 桌 / trác tử 桌子 (cái bàn); thạch 石 / thạch đầu 石頭 (đá); nữ 女 / nữ nhi 女兒 (con gái)…
* Dùng từ khác hẳn (diễn tả cùng một ý nghĩa): Thí dụ (cổ đại / hiện đại):
nhật 日 / thái dương 太陽 (mặt trời); duyệt 悅 / cao hứng 高興 (vui); dịch 弈 / hạ kỳ 下棋 (đánh cờ); …
* Từ cổ có ý nghĩa khác với từ hiện nay:
Thí dụ (cổ đại / hiện đại):
– Địa phương sổ thiên lý 地方數千里
+ Nghĩa cổ đại: diện tích vài ngàn dặm
+ Nghĩa hiện đại: nơi đó [xa] vài ngàn dặm
– Kỳ thực vị bất đồng 其實味不同
+ Nghĩa cổ đại: quả của nó có vị khác
+ Nghĩa hiện đại: thực tế, vị nó khác
* Từ xưa nay không còn dùng: Ví dụ: Từ xã tắc 社稷 (ám chỉ quốc gia) nay không còn dùng nữa.
Minh Quang