So sánh kiến trúc Phật giáo giữa Việt Nam và Thái Lan?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Nhận xét chung: Việt Nam và Thái Lan là hai nước có quan hệ láng giềng thân thiết, lại cùng chịu sự tác động của Phật giáo đến đời sống văn hóa – xã hội. Vì thế, hai nước cũng có những điểm tương đồng và riêng biệt về các đặc sắc Phật giáo nói chung và về kiến trúc Phật giáo nói riêng. 2. Nét tương đồng về kiến trúc Phật giáo của Việt Nam và Thái Lan: Thái Lan và Việt Nam đều là những nước có lịch sử lâu đời và đã tiếp cận với Phật giáo từ khá sớm. Vậy nên, các thời kỳ lịch sử của mỗi nước đều đem lại những nét kiến trúc riêng đối với đền chùa Phật giáo. Hai nước cũng có sự tương đồng khi mỗi vùng miền lại có kiểu chùa tháp khác nhau chứ không có chung một kiểu mẫu: Tại Thái Lan, các tháp Phật giáo được chia thành hai loại là Pra Chê-đi và Pra-prăng. Ở miền Bắc, Pra Chê-đi được xây dựng theo kiểu tháp của Myanma có phần thân hình chuông được dựng trên một nền có nhiều bậc mà nền dưới cùng chưa tượng Phật, trên bốn góc các bậc nền khác đều có bốn tháp nhỏ; theo kiểu tháp của Môn thì có phần thân vuông nhiều tầng, mỗi mặt mỗi tầng có khảm tượng Phật, trên tầng vuông cao nhất là phần đỉnh có chuông nhỏ. Ở miền Trung và miền Nam lại phát triển theo ba thời kỳ: Thời Xụ-khổ-phay là tháp vuông xây cao với thân tháp theo hình quả chuông úp, đỉnh hình chóp nhọn được tạo khối bởi nhiều vòng tròn xếp chồng lên nhau càng lên cao càng nhỏ dần; Thời A-giút-tha-gia có Pra Chê-đi cao và to hơn, bốn cửa có mũi nhọn và cong nhô ra bốn phía chân tháp, ngoài ra phát triển cả Pra-prăng; Thời Băng Cốc, tháp không còn là những kiến trúc có vị trí trung tâm chùa nữa, Pra Chê-đi và Pra-prăng bị thu nhỏ và trở thành yếu tố trang trí những kiến trúc khác. Tại Việt Nam: Ở miền Bắc, mỗi địa phương, mỗi tông phái Phật giáo lại có những kiến trúc chùa riêng, các bộ phận hợp thành kiến trúc chùa Bắc Bộ là Tam quan, Sân chùa, Bái đường, Chính điện, Hành lang và Hậu đường; trong đó nhà Chính điện là nơi đặt tượng Phật, Bồ Tát, còn Hậu đường có thể là nhà tổ hoặc gian thờ Mẫu, thờ Thánh. Chùa ở Nam Bộ về cơ bản có kiến trúc giống chùa Bắc Bộ cũng có Tam quan, Sân chùa, Chính điện, Hành lang, tuy nhiên do điều kiện về diện tích nên nhiều chùa ở đây không có Tam quan, Sân chùa và Hành lang. Chùa miền Nam thường không có Hậu đường, tức không có gian thờ Mẫu và thờ Thánh, đây cũng là một trong những điểm khác biệt cơ bản của kiến trúc chùa hai miền. Theo các di tích và chi tiết còn sót lại cho đến ngày nay của các ngôi chùa, tháp Phật giáo tại Việt Nam, có thể thấy chúng ta cũng có kiểu cấu trúc dạng tháp được thu nhỏ dần đến đỉnh giống với nước bạn Thái Lan. Bên cạnh đó, cả Thái Lan và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng ít nhiều của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, biểu hiện của sự ảnh hưởng này là không giống nhau giữa hai nước. 3. Nét riêng biệt về kiến trúc Phật giáo của Việt Nam và Thái Lan: Đầu tiên, ta cần tìm hiểu những điểm khác nhau cơ bản về kiến trúc và cấu trúc Phật giáo tại hai nước: Tại Việt Nam, trong tổng thể ngôi chùa từ ngoài vào ta thấy có Cổng tam quan hay tứ trụ tiếp đến là tháp chuông, sân rộng, dãy hành lang bao quanh ba mặt và cuối cùng là điện thờ hay còn gọi là tòa Tam Bảo thường gồm ba ngôi nhà nằm kế nhau: tòa Tiền đường là nơi dâng hương, tòa Thiêu hương là nơi đốt hương , gõ mõ, tụng kinh và tòa Thượng điện là nơi đặt tượng Phật. Kết cấu khung gỗ đỡ hai mái chính ở đằng trước và đằng sau, và hai mái bên, toàn bộ trọng lượng mái chuyển qua cột xuống nền nhà.Trong khu vực chùa còn có Tháp mang tính chất chế ngự và nhấn mạnh bố cục của công trình theo phương đứng. Lối cấu trúc khung gỗ này được duy trì đến các thời sau như một mẫu mực của thức kiến trúc cổ Việt Nam. Trong khi đó, đặc điểm chung của ngôi chùa Thái thể hiện ở chức năng và bố cục tổng thể chùa. Đây vừa là nơi hành lễ, vừa là trung tâm sinh hoạt văn hóa giáo dục của cộng đồng, là trường dạy lễ nghĩa cho trẻ em. Điều này được nhận rõ trong cơ cấu tổng thể,gọi là wat (hay vat). Wat là một khuôn viên có tường rào, có cổng và nhiều ngôi nhà có các chức năng chính phụ khác nhau. Trong ngôi nhà chính (gọi là Bot) có đặt tượng Phật. Khu tụng niệm gọi là Viharn. Các ngọn tháp hình xoắn ốc, với đế rộng và đỉnh tháp duyên dáng, thon nhỏ lại trông giống như cây trụ tròn nhô lên trời cao, có nhiều trang trí, thường được dát bằng vàng (gọi là Chedi), là nơi cất giữ thi hài Phật, là bộ phận nổi bật nhất của mỗi ngôi chùa. Ngoài ra, ở đây còn có nhà để kinh Phật (gọi là Mondop), chỗ ở của sư sãi (gọi là Kuti), các dãy nhà chỉ có mái không có tường vây che (gọi là Sala) dùng cho khách nghỉ hoặc tiến hành các sinh hoạt cộng đồng. Đáng chú ý trong các wat là những tháp nhỏ, thường có hình bắp ngô và có đắp hình nhiều loài chim Thần (gọi là Chota) hay hình rắn Naga. Thứ hai, kiến trúc chùa tháp ở Việt Nam và Thái Lan chịu ảnh hưởng từ những quốc gia khác nhau. Thái Lan chịu ảnh hưởng của kiến trúc chùa tháp Ấn Độ là chính. Việt Nam lại chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Thứ ba là kiến trúc mái chùa: Mái chùa của Thái có độ dốc cao, giữa chính điện thường có chóp tháp, đỉnh tháp nhô lên cao, kết cấu khung tường chịu lực và không gian lớn. Cùng với việc sử dụng màu sắc một cách rực rỡ, các bờ mái, góc mái được chạm khắc tối đa đã góp phần tạo nên hình ảnh ngôi chùa vừa phong phú, vừa trang trọng. Kiến trúc các chùa Thái là bộ mái dán những lớp ngói men nhiều màu và có nhiều gờ chỉ tinh vi. Mái chùa ở Việt Nam thể hiện rõ nét truyền thống của văn hóa người Việt: dốc mái thẳng, lợp ngói vảy, tàu đao (tức Góc mái hoặc Đao quật) làm cong uốn ngược, độ lớn bề ngang rộng và bè. Kết cấu khung gỗ đỡ hai mái chính ở đằng trước và đằng sau, và hai mái bên. Mái tỏa ra bốn phía, lan xuống thấp với các đầu đao vươn thành những đóa hoa ở bốn góc cong hất lên. Mái xây theo hệ kết cấu xà gồ cầu phong lito. Thứ tư là sự khác biệt về vật liệu xây dựng chùa tháp: Tại Thái Lan, người ta chủ yếu sử dụng gạch được trát bằng vữa nung, ngoài ra còn có thể được trang trí bằng mạ vàng với mô đai kính nhiều màu lộng lẫy và nhiều đường gờ dọc ngang uyển chuyển sống động. Tại Việt Nam, chúng ta thường thấy gạch chỉ thường được sử dụng để lát sân, lát sàn chùa, vật liệu chủ yếu vẫn là gỗ tốt nguyên khối. Khung gỗ của chùa là những thành phần to lớn chồng lên nhau, lấy sức nặng bản thân để tạo nên sự vững chắc. Chuông thái ở ngay trong chùa đền còn Việt Nam thì ở cách riêng ra 1 nơi khác Vật liệu thái thường dùng đá, Gạch vữa. Việt Nam thường dùng bê tông cốt thép và gỗ tốt nguyên khối Thứ năm là về họa tiết trang trí: Thái Lan trang trí hết sức cầu kỳ, toàn bộ Chedi được dát vàng, và Chedi vốn là những kiến trúc thờ phụng chứa đầy bạc vàng. Trang trí đã trở thành nghệ thuật tô điểm cho kiến trúc chùa ở Thái Lan, nên có thể thấy được nghệ thuật này qua hầu hết các ngôi chùa ở đây. Ngoài ra, người Thái thường lấy các thần bảo hộ để làm hoạ tiết trang trí. Việt Nam lại lấy bốn tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng làm họa tiết trang trí cho kiến trúc chùa tháp và lấy hoa sen làm cảm hứng sáng tác kiến trúc cho nhiều chùa chiền trên cả nước. Ngoài ra, hình tượng Rồng là một trong những hình ảnh điển hình nhất, có nhiều hình dạng và đem lại các ý nghĩa khác nhau qua mỗi thời kỳ lịch sử. Hình tượng Rồng chỉ thực sự phát triển từ triều Lý, trở thành biểu tượng cao quý, quyền uy của Vương quyền và linh thiêng của Thần quyền (đạo Phật là Quốc giáo).
Trả lời
1. Nhận xét chung: Việt Nam và Thái Lan là hai nước có quan hệ láng giềng thân thiết, lại cùng chịu sự tác động của Phật giáo đến đời sống văn hóa – xã hội. Vì thế, hai nước cũng có những điểm tương đồng và riêng biệt về các đặc sắc Phật giáo nói chung và về kiến trúc Phật giáo nói riêng. 2. Nét tương đồng về kiến trúc Phật giáo của Việt Nam và Thái Lan: Thái Lan và Việt Nam đều là những nước có lịch sử lâu đời và đã tiếp cận với Phật giáo từ khá sớm. Vậy nên, các thời kỳ lịch sử của mỗi nước đều đem lại những nét kiến trúc riêng đối với đền chùa Phật giáo. Hai nước cũng có sự tương đồng khi mỗi vùng miền lại có kiểu chùa tháp khác nhau chứ không có chung một kiểu mẫu: Tại Thái Lan, các tháp Phật giáo được chia thành hai loại là Pra Chê-đi và Pra-prăng. Ở miền Bắc, Pra Chê-đi được xây dựng theo kiểu tháp của Myanma có phần thân hình chuông được dựng trên một nền có nhiều bậc mà nền dưới cùng chưa tượng Phật, trên bốn góc các bậc nền khác đều có bốn tháp nhỏ; theo kiểu tháp của Môn thì có phần thân vuông nhiều tầng, mỗi mặt mỗi tầng có khảm tượng Phật, trên tầng vuông cao nhất là phần đỉnh có chuông nhỏ. Ở miền Trung và miền Nam lại phát triển theo ba thời kỳ: Thời Xụ-khổ-phay là tháp vuông xây cao với thân tháp theo hình quả chuông úp, đỉnh hình chóp nhọn được tạo khối bởi nhiều vòng tròn xếp chồng lên nhau càng lên cao càng nhỏ dần; Thời A-giút-tha-gia có Pra Chê-đi cao và to hơn, bốn cửa có mũi nhọn và cong nhô ra bốn phía chân tháp, ngoài ra phát triển cả Pra-prăng; Thời Băng Cốc, tháp không còn là những kiến trúc có vị trí trung tâm chùa nữa, Pra Chê-đi và Pra-prăng bị thu nhỏ và trở thành yếu tố trang trí những kiến trúc khác. Tại Việt Nam: Ở miền Bắc, mỗi địa phương, mỗi tông phái Phật giáo lại có những kiến trúc chùa riêng, các bộ phận hợp thành kiến trúc chùa Bắc Bộ là Tam quan, Sân chùa, Bái đường, Chính điện, Hành lang và Hậu đường; trong đó nhà Chính điện là nơi đặt tượng Phật, Bồ Tát, còn Hậu đường có thể là nhà tổ hoặc gian thờ Mẫu, thờ Thánh. Chùa ở Nam Bộ về cơ bản có kiến trúc giống chùa Bắc Bộ cũng có Tam quan, Sân chùa, Chính điện, Hành lang, tuy nhiên do điều kiện về diện tích nên nhiều chùa ở đây không có Tam quan, Sân chùa và Hành lang. Chùa miền Nam thường không có Hậu đường, tức không có gian thờ Mẫu và thờ Thánh, đây cũng là một trong những điểm khác biệt cơ bản của kiến trúc chùa hai miền. Theo các di tích và chi tiết còn sót lại cho đến ngày nay của các ngôi chùa, tháp Phật giáo tại Việt Nam, có thể thấy chúng ta cũng có kiểu cấu trúc dạng tháp được thu nhỏ dần đến đỉnh giống với nước bạn Thái Lan. Bên cạnh đó, cả Thái Lan và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng ít nhiều của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, biểu hiện của sự ảnh hưởng này là không giống nhau giữa hai nước. 3. Nét riêng biệt về kiến trúc Phật giáo của Việt Nam và Thái Lan: Đầu tiên, ta cần tìm hiểu những điểm khác nhau cơ bản về kiến trúc và cấu trúc Phật giáo tại hai nước: Tại Việt Nam, trong tổng thể ngôi chùa từ ngoài vào ta thấy có Cổng tam quan hay tứ trụ tiếp đến là tháp chuông, sân rộng, dãy hành lang bao quanh ba mặt và cuối cùng là điện thờ hay còn gọi là tòa Tam Bảo thường gồm ba ngôi nhà nằm kế nhau: tòa Tiền đường là nơi dâng hương, tòa Thiêu hương là nơi đốt hương , gõ mõ, tụng kinh và tòa Thượng điện là nơi đặt tượng Phật. Kết cấu khung gỗ đỡ hai mái chính ở đằng trước và đằng sau, và hai mái bên, toàn bộ trọng lượng mái chuyển qua cột xuống nền nhà.Trong khu vực chùa còn có Tháp mang tính chất chế ngự và nhấn mạnh bố cục của công trình theo phương đứng. Lối cấu trúc khung gỗ này được duy trì đến các thời sau như một mẫu mực của thức kiến trúc cổ Việt Nam. Trong khi đó, đặc điểm chung của ngôi chùa Thái thể hiện ở chức năng và bố cục tổng thể chùa. Đây vừa là nơi hành lễ, vừa là trung tâm sinh hoạt văn hóa giáo dục của cộng đồng, là trường dạy lễ nghĩa cho trẻ em. Điều này được nhận rõ trong cơ cấu tổng thể,gọi là wat (hay vat). Wat là một khuôn viên có tường rào, có cổng và nhiều ngôi nhà có các chức năng chính phụ khác nhau. Trong ngôi nhà chính (gọi là Bot) có đặt tượng Phật. Khu tụng niệm gọi là Viharn. Các ngọn tháp hình xoắn ốc, với đế rộng và đỉnh tháp duyên dáng, thon nhỏ lại trông giống như cây trụ tròn nhô lên trời cao, có nhiều trang trí, thường được dát bằng vàng (gọi là Chedi), là nơi cất giữ thi hài Phật, là bộ phận nổi bật nhất của mỗi ngôi chùa. Ngoài ra, ở đây còn có nhà để kinh Phật (gọi là Mondop), chỗ ở của sư sãi (gọi là Kuti), các dãy nhà chỉ có mái không có tường vây che (gọi là Sala) dùng cho khách nghỉ hoặc tiến hành các sinh hoạt cộng đồng. Đáng chú ý trong các wat là những tháp nhỏ, thường có hình bắp ngô và có đắp hình nhiều loài chim Thần (gọi là Chota) hay hình rắn Naga. Thứ hai, kiến trúc chùa tháp ở Việt Nam và Thái Lan chịu ảnh hưởng từ những quốc gia khác nhau. Thái Lan chịu ảnh hưởng của kiến trúc chùa tháp Ấn Độ là chính. Việt Nam lại chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Thứ ba là kiến trúc mái chùa: Mái chùa của Thái có độ dốc cao, giữa chính điện thường có chóp tháp, đỉnh tháp nhô lên cao, kết cấu khung tường chịu lực và không gian lớn. Cùng với việc sử dụng màu sắc một cách rực rỡ, các bờ mái, góc mái được chạm khắc tối đa đã góp phần tạo nên hình ảnh ngôi chùa vừa phong phú, vừa trang trọng. Kiến trúc các chùa Thái là bộ mái dán những lớp ngói men nhiều màu và có nhiều gờ chỉ tinh vi. Mái chùa ở Việt Nam thể hiện rõ nét truyền thống của văn hóa người Việt: dốc mái thẳng, lợp ngói vảy, tàu đao (tức Góc mái hoặc Đao quật) làm cong uốn ngược, độ lớn bề ngang rộng và bè. Kết cấu khung gỗ đỡ hai mái chính ở đằng trước và đằng sau, và hai mái bên. Mái tỏa ra bốn phía, lan xuống thấp với các đầu đao vươn thành những đóa hoa ở bốn góc cong hất lên. Mái xây theo hệ kết cấu xà gồ cầu phong lito. Thứ tư là sự khác biệt về vật liệu xây dựng chùa tháp: Tại Thái Lan, người ta chủ yếu sử dụng gạch được trát bằng vữa nung, ngoài ra còn có thể được trang trí bằng mạ vàng với mô đai kính nhiều màu lộng lẫy và nhiều đường gờ dọc ngang uyển chuyển sống động. Tại Việt Nam, chúng ta thường thấy gạch chỉ thường được sử dụng để lát sân, lát sàn chùa, vật liệu chủ yếu vẫn là gỗ tốt nguyên khối. Khung gỗ của chùa là những thành phần to lớn chồng lên nhau, lấy sức nặng bản thân để tạo nên sự vững chắc. Chuông thái ở ngay trong chùa đền còn Việt Nam thì ở cách riêng ra 1 nơi khác Vật liệu thái thường dùng đá, Gạch vữa. Việt Nam thường dùng bê tông cốt thép và gỗ tốt nguyên khối Thứ năm là về họa tiết trang trí: Thái Lan trang trí hết sức cầu kỳ, toàn bộ Chedi được dát vàng, và Chedi vốn là những kiến trúc thờ phụng chứa đầy bạc vàng. Trang trí đã trở thành nghệ thuật tô điểm cho kiến trúc chùa ở Thái Lan, nên có thể thấy được nghệ thuật này qua hầu hết các ngôi chùa ở đây. Ngoài ra, người Thái thường lấy các thần bảo hộ để làm hoạ tiết trang trí. Việt Nam lại lấy bốn tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng làm họa tiết trang trí cho kiến trúc chùa tháp và lấy hoa sen làm cảm hứng sáng tác kiến trúc cho nhiều chùa chiền trên cả nước. Ngoài ra, hình tượng Rồng là một trong những hình ảnh điển hình nhất, có nhiều hình dạng và đem lại các ý nghĩa khác nhau qua mỗi thời kỳ lịch sử. Hình tượng Rồng chỉ thực sự phát triển từ triều Lý, trở thành biểu tượng cao quý, quyền uy của Vương quyền và linh thiêng của Thần quyền (đạo Phật là Quốc giáo).