So sánh đường lối Công nghiệp hóa của nước ta ở hai thời kì trước đổi mới (1960 – 1985) và sau đổi mới (sau 1986).

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp máy móc. Nhận thức đầy đủ vai trò của công nghiệp hóa với sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có hơn nửa thế kỷ liên tục lãnh đạo nhiều triệu dân trên lãnh thổ hơn 331 nghìn km2 thực hiện công nghiệp hóa theo những quan niệm, mô hình và cơ chế rất khác nhau với những thể nghiệm, tìm tòi, rồi điều chỉnh, bổ sung, phát triển để không ngừng hoàn thiện. Nhìn tổng quan, đường lối công nghiệp hóa của Đảng thời kỳ trước và sau đổi mới có những điểm giống và khác rất rõ rệt. Bài viết tiến hành so sánh đường lối công nghiệp hóa của Đảng dựa trên những tiêu chí chính sau: - Mạch tư duy và quyết tâm chính trị. - Cách giải quyết mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - Cơ chế kinh tế. - Lực lượng tiến hành - Cơ chế phân bổ các nguồn lực - Nguồn vốn. - Chiến lược phát triển - Yếu tố thời đại.  Cách thức kết hợp, đặc điểm sử dụng các yếu tố từ nhiều mô hình… 1. Điểm giống nhau về đường lối công nghiệp hóa thời kì trước đổi mới và sau đổi mới. Điểm giống qua báo cáo của Bộ Chính trị: Bộ Chính trị đã từng báo cáo với Trung ương làm rõ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay có gì giống và khác với trước đây: “Trong những năm tiến hành công nghiệp hoá trước đây, chúng ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Một số công trình lớn đã được xây dựng và đang phát huy tác dụng (thuỷ lợi, điện, xi măng, giao thông…). Ngày nay chúng ta kế thừa và đang tiếp tục phát huy những thành tựu của thời kỳ trước, hướng những công trình đó phục vụ có hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Chỗ thống nhất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước đây và hiện nay tập trung ở những điểm sau:  Một là, trước đây cũng như hiện nay Đảng ta đều quan niệm công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.  Hai là, công nghiệp hoá đều nhằm chuyển đổi một cách căn bản nền sản xuất xã hội từ lao động thủ công là chủ yếu sang lao động dùng máy móc, phương tiện kỹ thuật là phổ biến, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở đó, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.  Ba là, từng bước hình thành quan hệ sản xuất mới tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thể hiện ngày càng đầy đủ bản chất ưu việt của chế độ mới, tạo ra hạ tầng cơ sở vững chắc cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta.  Bốn là, tiến hành công nghiệp hoá trước đây và hiện nay đều phải được thực hiện theo hướng hiện đại hoá tuy có sự khác nhau về mức độ. Do sự phát triển rất nhanh chóng của khoa học và công nghệ trong những thập kỷ gần đây, khái niệm hiện đại hoá luôn luôn được bổ sung những nội dung mới với phạm vi bao quát nhiều mặt, từ sản xuất, kinh doanh đến dịch vụ, quản lý… Những tiến bộ khoa học – công nghệ được coi là hiện đại cách đây vài thập kỷ thì nhiều cái nay đã trở nên bình thường, cần được bổ sung, thậm chí lạc hậu, cần được thay thế. Khái niệm hiện đại hoá mà chúng ta đề cập trong Nghị quyết Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần này được hiểu theo ý nghĩa đó. Bên cạnh những điểm giống nêu trên, tư duy - đường lối - lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa Việt Nam của Đảng trước và sau Đại hội Đổi mới (1986) còn có thêm những đặc điểm giống sau:  Thứ nhất, đường lối công nghiệp hóa của Đảng luôn nhấn mạnh đến yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ, luôn xác định khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp, hướng hoặc đề cập trực tiếp tới công nghệ tiên tiến, công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao… nhưng những gì đạt được trên thực tế lại cho thấy khoa học và công nghệ chưa được hiểu một cách đầy đủ, thống nhất, xứng tầm. Tính cho tới hiện tại, đây là một đặc điểm chung liên quan tới sự lãnh đạo của Đảng qua đường lối công nghiệp hóa Việt Nam. Cần và phải hiểu được khoa học và công nghệ một cách đầy đủ, nếu không đường lối chính sách liên quan tới khoa học công nghệ chỉ là những ngôn từ hoa mỹ, sáo rỗng, thiếu sức sống trên thực tế và chết yểu trước những thách thức lịch sử. Đặc biệt, sự hạn chế về nhận thức và kém hiệu quả trong thực hiện sẽ làm cho khoảng cách chênh lệch phát triển của Tổ quốc chúng ta với nhiều quốc gia sẽ ngày càng xa hơn. Việt Nam sẽ trở nên lạc hậu, sẽ bị gạt ra rìa trong xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ như ngày nay. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nhận xét trong Hội nghị lần thứ 25 (10-1976): “Không có nước nào lại nghèo như nước Việt Nam mình. Thu nhập quốc dân không quá 100 đôla/đầu người, trong khi nước khác ở Đông Nam Á thấp nhất cũng đến 300 (trong này có thể có cách tính khác nhau). Thấp như thế là vì công nghiệp chưa có gì bao nhiêu. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Mà đất đai nông nghiệp thì lại sụt”. Đây là thời điểm miền bắc đã thực hiện công nghiệp hóa được gần 2 thập kỷ. Quá khứ và hiện tại, Việt Nam đều chưa tạo ra được những cơ chế chính sách đặc biệt, có tính đột phá (mang tầm vóc “cất cánh” hay “thần kỳ”…) cho các nhà khoa học, các viện nghiên cứu khoa học và các yếu tố kinh tế liên quan để tạo ra mũi nhọn hiệu quả phát triển mạnh bền vững đi trước. Thứ hai, công nghiệp hóa bằng con đường thích hợp để đưa Tổ quốc phát triển đạt trình độ cao về mọi mặt là mạch tư duy không bao giờ dứt trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam: Khái quát bước chuyển biến tư duy lý luận về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa cho thấy một điều từ khi chủ trương đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội tới nay, khát vọng đưa nước ta từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước công nghiệp phát triển, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, nhân dân có cuộc sống ấm no tự do và hạnh phúc, là mạch tư duy không bao giờ dứt trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những con đường để đạt được điều đó là thông qua công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa thành công. Thứ ba, khẳng định công nghiệp hóa có tính tất yếu và giữ vị trí nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ góc nhìn lịch sử có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng, sự đánh giá của Đảng về tính tất yếu, vị trí, vai trò, mục tiêu, định hướng phát triển hay nói chung là tầm quan trọng của công cuộc công nghiệp hóa đối với đất nước ta là khá nhất quán và xuyên suốt. Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại được coi là nhiệm vụ trọng tâm để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp trong khoảng vài chục năm. Tuy nhiên, do chủ quan, nóng vội, duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan, và cả do sự hạn chế về trình độ nhận thức, cho nên trong một giai đoạn khá dài chúng ta đã xác định sai bước đi, “trên thực tế đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết” đúng như Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) nhận định. Ngay sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954), Đảng Cộng sản Việt Nam có quyết tâm chính trị đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội mà công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ. Quyết tâm chính trị đó được thực hiện chính thức bằng quá trình công nghiệp hóa bắt đầu từ Đại hội III (1960) của Đảng. Từ đó, dù Đảng luôn thể nghiệm, tìm tòi, rồi điều chỉnh, bổ sung, phát triển nhưng vẫn nhất quán quan điểm: công nghiệp hóa có tính tất yếu và là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thứ tư, mục tiêu công nghiệp hóa có nhiều điểm giống nhau: Mục tiêu cơ bản của công nghiệp luôn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với không ngừng cải thiện đời sống nhân dân và cải biến nước ta thành một nước công nghiệp (chung một số điểm như: đảm bảo cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ cấu kinh tế cho chủ nghĩa xã hội, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ấm no, tự do, hạnh phúc…) để thực hiện mục tiêu chung đó, ở mỗi thời kỳ thường xác định những mục tiêu cụ thể cần đạt được. Thứ năm, mô hình công nghiệp hóa Việt Nam đều sử dụng kết hợp các ưu thế của nhiều mô hình khác nhau: Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng: ưu thế của một mô hình cụ thể ở một quốc gia cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định thì có lúc lại là mô hình không ưu thế với Việt Nam. Chính vì thế, mô hình công nghiệp hóa Việt Nam có nhiều đặc điểm từ các mô hình công nghiệp hóa hiện đại của thế giới nhưng qua năm tháng vẫn có những điểm không phù hợp, chưa tạo được bước phát triển cất cánh, nhảy vọt hay thần kỳ. Đường lối công nghiệp hóa Việt Nam của Đảng qua các thời kỳ có sự kết hợp các ưu thế của nhiều mô hình khác nhau nhằm hướng tới mô hình ngày càng phù hợp hơn với nước ta: một số đặc điểm của mô hình công nghiệp hóa cổ điển, phi cổ điển, công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa…. Ngoài ra, đường lối công nghiệp hóa Việt Nam còn có những đặc điểm hạn chế chung như: Khả năng sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước chưa cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo bản chất và nội dung công nghiệp hóa hiện đại còn chậm; liên tục đổi mới tư duy để hoàn thiện các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa Tổ quốc… Những nội dung trên đã chỉ ra một số điểm giống trong đường lối CNH của Đảng thời đoạn trước và sau mốc Đại hội VI (12-1986). 2. Điểm khác nhau: Do nhiều lý do chủ quan và khách quan chi phối, đường lối, chủ trương, quan niệm công nghiệp hóa xã hội của Đảng ở các thời kỳ có những khác nhau, thực chất là quá trình thể nghiệm, trăn trở để dần tìm ra hướng đi đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước. Đặc biệt, với 20 năm đổi mới, quan niệm, mô hình và con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã định hình trên những đường hướng tổng thể và tính đúng đắn của nó đã được kiểm chứng ở những thành quả phát triển chung của đất nước. Một số điểm chính về sự khác nhau giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay và trước đây”: Theo Bộ chính trị: “Bên cạnh những điểm thống nhất nêu trên, công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay có nhiều cái khác so với trước đây mà một số điểm chính là:  Công nghiệp hoá trước đây được tiến hành theo cơ chế cũ, tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện kế hoạch hoá tập trung với các chỉ tiêu pháp lệnh. Ngày nay, chúng ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo cơ chế mới, là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng, thị trường phản ánh nhu cầu xã hội, có tiếng nói quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm thước đo.  Trước đây, công nghiệp hoá thường được hiểu là việc của Nhà nước, thông qua khu vực quốc doanh và tập thể là chủ yếu. Ngày nay, nó là sự nghiệp của toàn dân với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.  Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Đảng ta đã đề ra quan điểm xây dựng nền kinh tế mở cả trong nước và với bên ngoài, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, thúc đẩy mở cửa, khuyến khích các hình thức hợp tác, liên doanh nhằm thu hút vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài. Quan niệm của chúng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng được điều chỉnh phù hợp với xu thế quốc tế hoá về kinh tế. Trước đây, chúng ta thường thực hiện các công trình theo kiểu khép kín, làm từ đầu đến cuối. Ngày nay, chúng ta có thể đi từ lắp ráp, tiến tới sản xuất trong nước một phần với tỷ lệ tăng dần, thích hợp. Trên thế giới hiện nay, không ít sản phẩm hoàn chỉnh là kết quả hợp tác của nhiều nước. Một số sản phẩm mà chúng ta sản xuất cũng có thể làm theo cách đó. Trên đây là một số điểm chính về sự khác nhau giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay và trước đây” Bên cạnh những điểm chính khác nhau nêu trên, tư duy - đường lối - lãnh đạo thực hiện CNH Việt Nam của Đảng trước và sau Đại hội Đổi mới (1986) còn có thêm những đặc điểm khác sau: Có thể khái quát những chuyển biến công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Đảng ở mấy nét lớn sau:  Thứ nhất, về cách giải quyết mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hóa: . Đây là một mối quan hệ lớn được Đảng ta đặc biệt quan tâm và liên tục có nhiều đổi mới rất quan trọng, có tính đột phá, nhất là từ Đại hội VI đến nay. Trong thời kỳ đầu sau giải phóng, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã nhấn mạnh thái quá vai trò “tích cực” của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước, mở đường để tạo động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Ngoài ra, do công nghiệp hóa trong nền kinh tế hiện vật, không thừa nhận thị trường và cạnh tranh nên rất hạn chế trong việc tìm động lực phát triển lực lượng sản xuất từ khoa học và kỹ thuật. Bước vào thời kỳ đổi mới, chúng ta đã ngày càng khẳng định rõ: Phải từng bước xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhằm phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Đại hội VIII xác định: Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đại hội IX xác định rõ thêm: Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối. Qua tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Đại hội XI đã thảo luận và biểu quyết với đa số phiếu tán thành nội dung đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là: “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Đây là một bước bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 và các nghị quyết của Đảng từ sau đổi mới về vấn đề này. Như vậy, đường lối công nghiệp hóa của Đảng chuyển từ công nghiệp hóa gắn với quan niệm xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đi trước một bước mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, chuyển sang thực hiện ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp. Thứ hai, về bước đi, tốc độ của công nghiệp hóa: Thời kỳ trước Đổi mới, Đảng đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, xây dựng một cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp hiện đại, trù liệu thời gian công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa mất khoảng 20 năm… (đại hội IV). Thời kỳ đổi mới, Đảng xác định: quá trình công nghiệp hóa phải được tiến hành từng bước phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ chưa thể đẩy mạnh công nghiệp hóa, mà là tạo tiền đề cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hóa ở chặng đường tiếp theo (chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa từ Đại hội VIII – 1996), cơ cấu kinh tế hợp lý với từng thời đoạn, con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước… Như vậy, đường lối công nghiệp hóa chuyển từ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với cách làm nóng vội, bỏ qua các bước đi trung gian cần thiết, đã chuyển sang thực hiện công nghiệp hóa vừa có bước đi tuần tự, giai đoạn trước tạo tiền đề cho sự phát triển của giai đoạn sau theo trật tự tuyến tính, vừa cho phép phát triển “rút ngắn” trên cơ sở đi tắt, đón đầu các thành tựu phát triển nhảy vọt về khoa học và công nghệ của thế giới. Thứ ba, xây dựng cơ cấu kinh tế (mối quan hệ giữa công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, kinh tế trung ương, kinh tế địa phương, sản xuất, phân phối, tiêu dùng), cơ chế và mô hình nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa: Quan điểm công nghiệp hoá và hiện đại hoá dựa trên nhận thức mới, khác với quan niệm trước đây về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa theo cơ cấu kinh tế khép kín, nhất thiết phải đi từ công nghiệp nặng. Thực chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là không ngừng đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đạt tới năng suất lao động cao trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Cách làm phải phù hợp với điều kiện thực tế, tích cực nâng cao trình độ công nghệ và trang bị kỹ thuật trong nước, đồng thời tranh thủ tiếp nhận công nghệ và trang bị kỹ thuật mới từ bên ngoài. Trong điều kiện thiếu vốn, nhiều lao động, phải kết hợp công nghệ nhiều trình độ, vừa sử dụng và cải tiến công nghệ truyền thống, vừa tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến, kết hợp phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, làm quy mô vừa và nhỏ là chính, song không loại trừ quy mô lớn khi cần thiết và có hiệu quả. Đó là cơ sở để xác định bước đi của công nghiệp hoá trong cơ cấu kinh tế, giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp tư liệu sản xuất. Quan niệm mới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải đẩy mạnh cách mạng khoa học và công nghệ, bao gồm cả khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và đưa được các khoa học đó vào cuộc sống, nhằm đổi mới công nghệ, kể cả công nghệ quản lý (cách nói cách mạng khoa học – kỹ thuật như lâu nay dễ dẫn tới coi nhẹ vai trò rất quan trọng của khoa học xã hội). Cái nền để nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của đất nước là sự nghiệp giáo dục và đào tạo, vừa nâng cao dân trí, vừa chú trọng nhân tài. Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là một mặt rất quan trọng trong việc phát huy nhân tố con người, không thể coi như một yếu tố hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế hoặc như một chính sách về bảo đảm xã hội. Như vậy: - Từ chủ trương xác lập nóng vội cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá để đưa nước ta đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. - Từ nền kinh tế “khép kín”, “hướng nội”, quan hệ chỉ khép kín trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, chuyển sang thực hiện một nền kinh tế mở đa dạng, đa phương phù hợp thông lệ quốc tế, hướng mạnh về xuất khẩu kết hợp với thay thế nhập khẩu, - Chuyển từ công nghiệp hóa thực hiện trong khuôn khổ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang tuân theo thị trường, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới thành một chỉnh thể hữu cơ, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ tư, công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển nhanh, bền vững: Từ quan niệm công nghiệp hóa cổ điển chuyển sang quan niệm công nghiệp hóa, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, thực hiện các mục tiêu phát triển trước mắt phải đi đôi với yêu cầu không làm tổn hại đến khả năng phát triển trong tương lai (phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường). Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta lãnh đạo sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, chính là làm cho mục tiêu này thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp, tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm nhằm đạt những thành tựu to lớn và vững chắc hơn trong việc thực hiện những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội lần thứ XI của Đảng thông qua. Ngoài ra, công nghiệp hóa còn có các đặc điểm được nhận thức rõ và nhấn mạnh hơn: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức. Khoa học và công nghệ cũng là quốc sách hàng đầu, là động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước phát triển kinh tế tri thức. KẾT LUẬN. Nghiên cứu đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam và quá trình thực hiện đường lối đó trong giai đoạn hiện nay, đồng thời so sánh với trước thời kỳ đổi mới sẽ giúp chúng ta hiểu và nhận thức sâu sắc hơn quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hiện trạng của Tổ quốc. Từ đó, thái đô tích hơn, hành động hiệu quả hơn, thể hiện cụ thể thực tế vào vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện tại cũng như trong tương lai.. Công nghiệp hóa bằng con đường như nào là đúng để đưa Việt Nam có sự phát triển cất cánh, thần kỳ? Làm sao phát huy cao bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong thời đại mới? Làm sao để một nước anh hùng nhưng còn nghèo như Tổ quốc thân yêu của chúng ta sớm khắc phục tình trạng tụt hậu, trở thành nước anh hùng, giàu mạnh và văn minh, đuổi kịp và sánh vai cùng các nước trung bình, rồi từng bước với các nước tiên tiến trên thế giới, như trước đây đã từ một nước thuộc địa trở thành một trong những nước đi tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc – đó vẫn còn là câu hỏi, là thách thức lịch sử với mỗi công dân trách nhiệm.
Trả lời
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp máy móc. Nhận thức đầy đủ vai trò của công nghiệp hóa với sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có hơn nửa thế kỷ liên tục lãnh đạo nhiều triệu dân trên lãnh thổ hơn 331 nghìn km2 thực hiện công nghiệp hóa theo những quan niệm, mô hình và cơ chế rất khác nhau với những thể nghiệm, tìm tòi, rồi điều chỉnh, bổ sung, phát triển để không ngừng hoàn thiện. Nhìn tổng quan, đường lối công nghiệp hóa của Đảng thời kỳ trước và sau đổi mới có những điểm giống và khác rất rõ rệt. Bài viết tiến hành so sánh đường lối công nghiệp hóa của Đảng dựa trên những tiêu chí chính sau: - Mạch tư duy và quyết tâm chính trị. - Cách giải quyết mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - Cơ chế kinh tế. - Lực lượng tiến hành - Cơ chế phân bổ các nguồn lực - Nguồn vốn. - Chiến lược phát triển - Yếu tố thời đại.  Cách thức kết hợp, đặc điểm sử dụng các yếu tố từ nhiều mô hình… 1. Điểm giống nhau về đường lối công nghiệp hóa thời kì trước đổi mới và sau đổi mới. Điểm giống qua báo cáo của Bộ Chính trị: Bộ Chính trị đã từng báo cáo với Trung ương làm rõ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay có gì giống và khác với trước đây: “Trong những năm tiến hành công nghiệp hoá trước đây, chúng ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Một số công trình lớn đã được xây dựng và đang phát huy tác dụng (thuỷ lợi, điện, xi măng, giao thông…). Ngày nay chúng ta kế thừa và đang tiếp tục phát huy những thành tựu của thời kỳ trước, hướng những công trình đó phục vụ có hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Chỗ thống nhất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước đây và hiện nay tập trung ở những điểm sau:  Một là, trước đây cũng như hiện nay Đảng ta đều quan niệm công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.  Hai là, công nghiệp hoá đều nhằm chuyển đổi một cách căn bản nền sản xuất xã hội từ lao động thủ công là chủ yếu sang lao động dùng máy móc, phương tiện kỹ thuật là phổ biến, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở đó, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.  Ba là, từng bước hình thành quan hệ sản xuất mới tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thể hiện ngày càng đầy đủ bản chất ưu việt của chế độ mới, tạo ra hạ tầng cơ sở vững chắc cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta.  Bốn là, tiến hành công nghiệp hoá trước đây và hiện nay đều phải được thực hiện theo hướng hiện đại hoá tuy có sự khác nhau về mức độ. Do sự phát triển rất nhanh chóng của khoa học và công nghệ trong những thập kỷ gần đây, khái niệm hiện đại hoá luôn luôn được bổ sung những nội dung mới với phạm vi bao quát nhiều mặt, từ sản xuất, kinh doanh đến dịch vụ, quản lý… Những tiến bộ khoa học – công nghệ được coi là hiện đại cách đây vài thập kỷ thì nhiều cái nay đã trở nên bình thường, cần được bổ sung, thậm chí lạc hậu, cần được thay thế. Khái niệm hiện đại hoá mà chúng ta đề cập trong Nghị quyết Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần này được hiểu theo ý nghĩa đó. Bên cạnh những điểm giống nêu trên, tư duy - đường lối - lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa Việt Nam của Đảng trước và sau Đại hội Đổi mới (1986) còn có thêm những đặc điểm giống sau:  Thứ nhất, đường lối công nghiệp hóa của Đảng luôn nhấn mạnh đến yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ, luôn xác định khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp, hướng hoặc đề cập trực tiếp tới công nghệ tiên tiến, công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao… nhưng những gì đạt được trên thực tế lại cho thấy khoa học và công nghệ chưa được hiểu một cách đầy đủ, thống nhất, xứng tầm. Tính cho tới hiện tại, đây là một đặc điểm chung liên quan tới sự lãnh đạo của Đảng qua đường lối công nghiệp hóa Việt Nam. Cần và phải hiểu được khoa học và công nghệ một cách đầy đủ, nếu không đường lối chính sách liên quan tới khoa học công nghệ chỉ là những ngôn từ hoa mỹ, sáo rỗng, thiếu sức sống trên thực tế và chết yểu trước những thách thức lịch sử. Đặc biệt, sự hạn chế về nhận thức và kém hiệu quả trong thực hiện sẽ làm cho khoảng cách chênh lệch phát triển của Tổ quốc chúng ta với nhiều quốc gia sẽ ngày càng xa hơn. Việt Nam sẽ trở nên lạc hậu, sẽ bị gạt ra rìa trong xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ như ngày nay. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nhận xét trong Hội nghị lần thứ 25 (10-1976): “Không có nước nào lại nghèo như nước Việt Nam mình. Thu nhập quốc dân không quá 100 đôla/đầu người, trong khi nước khác ở Đông Nam Á thấp nhất cũng đến 300 (trong này có thể có cách tính khác nhau). Thấp như thế là vì công nghiệp chưa có gì bao nhiêu. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Mà đất đai nông nghiệp thì lại sụt”. Đây là thời điểm miền bắc đã thực hiện công nghiệp hóa được gần 2 thập kỷ. Quá khứ và hiện tại, Việt Nam đều chưa tạo ra được những cơ chế chính sách đặc biệt, có tính đột phá (mang tầm vóc “cất cánh” hay “thần kỳ”…) cho các nhà khoa học, các viện nghiên cứu khoa học và các yếu tố kinh tế liên quan để tạo ra mũi nhọn hiệu quả phát triển mạnh bền vững đi trước. Thứ hai, công nghiệp hóa bằng con đường thích hợp để đưa Tổ quốc phát triển đạt trình độ cao về mọi mặt là mạch tư duy không bao giờ dứt trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam: Khái quát bước chuyển biến tư duy lý luận về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa cho thấy một điều từ khi chủ trương đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội tới nay, khát vọng đưa nước ta từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước công nghiệp phát triển, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, nhân dân có cuộc sống ấm no tự do và hạnh phúc, là mạch tư duy không bao giờ dứt trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những con đường để đạt được điều đó là thông qua công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa thành công. Thứ ba, khẳng định công nghiệp hóa có tính tất yếu và giữ vị trí nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ góc nhìn lịch sử có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng, sự đánh giá của Đảng về tính tất yếu, vị trí, vai trò, mục tiêu, định hướng phát triển hay nói chung là tầm quan trọng của công cuộc công nghiệp hóa đối với đất nước ta là khá nhất quán và xuyên suốt. Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại được coi là nhiệm vụ trọng tâm để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp trong khoảng vài chục năm. Tuy nhiên, do chủ quan, nóng vội, duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan, và cả do sự hạn chế về trình độ nhận thức, cho nên trong một giai đoạn khá dài chúng ta đã xác định sai bước đi, “trên thực tế đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết” đúng như Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) nhận định. Ngay sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954), Đảng Cộng sản Việt Nam có quyết tâm chính trị đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội mà công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ. Quyết tâm chính trị đó được thực hiện chính thức bằng quá trình công nghiệp hóa bắt đầu từ Đại hội III (1960) của Đảng. Từ đó, dù Đảng luôn thể nghiệm, tìm tòi, rồi điều chỉnh, bổ sung, phát triển nhưng vẫn nhất quán quan điểm: công nghiệp hóa có tính tất yếu và là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thứ tư, mục tiêu công nghiệp hóa có nhiều điểm giống nhau: Mục tiêu cơ bản của công nghiệp luôn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với không ngừng cải thiện đời sống nhân dân và cải biến nước ta thành một nước công nghiệp (chung một số điểm như: đảm bảo cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ cấu kinh tế cho chủ nghĩa xã hội, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ấm no, tự do, hạnh phúc…) để thực hiện mục tiêu chung đó, ở mỗi thời kỳ thường xác định những mục tiêu cụ thể cần đạt được. Thứ năm, mô hình công nghiệp hóa Việt Nam đều sử dụng kết hợp các ưu thế của nhiều mô hình khác nhau: Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng: ưu thế của một mô hình cụ thể ở một quốc gia cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định thì có lúc lại là mô hình không ưu thế với Việt Nam. Chính vì thế, mô hình công nghiệp hóa Việt Nam có nhiều đặc điểm từ các mô hình công nghiệp hóa hiện đại của thế giới nhưng qua năm tháng vẫn có những điểm không phù hợp, chưa tạo được bước phát triển cất cánh, nhảy vọt hay thần kỳ. Đường lối công nghiệp hóa Việt Nam của Đảng qua các thời kỳ có sự kết hợp các ưu thế của nhiều mô hình khác nhau nhằm hướng tới mô hình ngày càng phù hợp hơn với nước ta: một số đặc điểm của mô hình công nghiệp hóa cổ điển, phi cổ điển, công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa…. Ngoài ra, đường lối công nghiệp hóa Việt Nam còn có những đặc điểm hạn chế chung như: Khả năng sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước chưa cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo bản chất và nội dung công nghiệp hóa hiện đại còn chậm; liên tục đổi mới tư duy để hoàn thiện các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa Tổ quốc… Những nội dung trên đã chỉ ra một số điểm giống trong đường lối CNH của Đảng thời đoạn trước và sau mốc Đại hội VI (12-1986). 2. Điểm khác nhau: Do nhiều lý do chủ quan và khách quan chi phối, đường lối, chủ trương, quan niệm công nghiệp hóa xã hội của Đảng ở các thời kỳ có những khác nhau, thực chất là quá trình thể nghiệm, trăn trở để dần tìm ra hướng đi đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước. Đặc biệt, với 20 năm đổi mới, quan niệm, mô hình và con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã định hình trên những đường hướng tổng thể và tính đúng đắn của nó đã được kiểm chứng ở những thành quả phát triển chung của đất nước. Một số điểm chính về sự khác nhau giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay và trước đây”: Theo Bộ chính trị: “Bên cạnh những điểm thống nhất nêu trên, công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay có nhiều cái khác so với trước đây mà một số điểm chính là:  Công nghiệp hoá trước đây được tiến hành theo cơ chế cũ, tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện kế hoạch hoá tập trung với các chỉ tiêu pháp lệnh. Ngày nay, chúng ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo cơ chế mới, là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng, thị trường phản ánh nhu cầu xã hội, có tiếng nói quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm thước đo.  Trước đây, công nghiệp hoá thường được hiểu là việc của Nhà nước, thông qua khu vực quốc doanh và tập thể là chủ yếu. Ngày nay, nó là sự nghiệp của toàn dân với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.  Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Đảng ta đã đề ra quan điểm xây dựng nền kinh tế mở cả trong nước và với bên ngoài, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, thúc đẩy mở cửa, khuyến khích các hình thức hợp tác, liên doanh nhằm thu hút vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài. Quan niệm của chúng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng được điều chỉnh phù hợp với xu thế quốc tế hoá về kinh tế. Trước đây, chúng ta thường thực hiện các công trình theo kiểu khép kín, làm từ đầu đến cuối. Ngày nay, chúng ta có thể đi từ lắp ráp, tiến tới sản xuất trong nước một phần với tỷ lệ tăng dần, thích hợp. Trên thế giới hiện nay, không ít sản phẩm hoàn chỉnh là kết quả hợp tác của nhiều nước. Một số sản phẩm mà chúng ta sản xuất cũng có thể làm theo cách đó. Trên đây là một số điểm chính về sự khác nhau giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay và trước đây” Bên cạnh những điểm chính khác nhau nêu trên, tư duy - đường lối - lãnh đạo thực hiện CNH Việt Nam của Đảng trước và sau Đại hội Đổi mới (1986) còn có thêm những đặc điểm khác sau: Có thể khái quát những chuyển biến công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Đảng ở mấy nét lớn sau:  Thứ nhất, về cách giải quyết mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hóa: . Đây là một mối quan hệ lớn được Đảng ta đặc biệt quan tâm và liên tục có nhiều đổi mới rất quan trọng, có tính đột phá, nhất là từ Đại hội VI đến nay. Trong thời kỳ đầu sau giải phóng, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã nhấn mạnh thái quá vai trò “tích cực” của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước, mở đường để tạo động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Ngoài ra, do công nghiệp hóa trong nền kinh tế hiện vật, không thừa nhận thị trường và cạnh tranh nên rất hạn chế trong việc tìm động lực phát triển lực lượng sản xuất từ khoa học và kỹ thuật. Bước vào thời kỳ đổi mới, chúng ta đã ngày càng khẳng định rõ: Phải từng bước xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhằm phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Đại hội VIII xác định: Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đại hội IX xác định rõ thêm: Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối. Qua tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Đại hội XI đã thảo luận và biểu quyết với đa số phiếu tán thành nội dung đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là: “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Đây là một bước bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 và các nghị quyết của Đảng từ sau đổi mới về vấn đề này. Như vậy, đường lối công nghiệp hóa của Đảng chuyển từ công nghiệp hóa gắn với quan niệm xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đi trước một bước mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, chuyển sang thực hiện ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp. Thứ hai, về bước đi, tốc độ của công nghiệp hóa: Thời kỳ trước Đổi mới, Đảng đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, xây dựng một cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp hiện đại, trù liệu thời gian công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa mất khoảng 20 năm… (đại hội IV). Thời kỳ đổi mới, Đảng xác định: quá trình công nghiệp hóa phải được tiến hành từng bước phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ chưa thể đẩy mạnh công nghiệp hóa, mà là tạo tiền đề cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hóa ở chặng đường tiếp theo (chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa từ Đại hội VIII – 1996), cơ cấu kinh tế hợp lý với từng thời đoạn, con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước… Như vậy, đường lối công nghiệp hóa chuyển từ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với cách làm nóng vội, bỏ qua các bước đi trung gian cần thiết, đã chuyển sang thực hiện công nghiệp hóa vừa có bước đi tuần tự, giai đoạn trước tạo tiền đề cho sự phát triển của giai đoạn sau theo trật tự tuyến tính, vừa cho phép phát triển “rút ngắn” trên cơ sở đi tắt, đón đầu các thành tựu phát triển nhảy vọt về khoa học và công nghệ của thế giới. Thứ ba, xây dựng cơ cấu kinh tế (mối quan hệ giữa công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, kinh tế trung ương, kinh tế địa phương, sản xuất, phân phối, tiêu dùng), cơ chế và mô hình nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa: Quan điểm công nghiệp hoá và hiện đại hoá dựa trên nhận thức mới, khác với quan niệm trước đây về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa theo cơ cấu kinh tế khép kín, nhất thiết phải đi từ công nghiệp nặng. Thực chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là không ngừng đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đạt tới năng suất lao động cao trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Cách làm phải phù hợp với điều kiện thực tế, tích cực nâng cao trình độ công nghệ và trang bị kỹ thuật trong nước, đồng thời tranh thủ tiếp nhận công nghệ và trang bị kỹ thuật mới từ bên ngoài. Trong điều kiện thiếu vốn, nhiều lao động, phải kết hợp công nghệ nhiều trình độ, vừa sử dụng và cải tiến công nghệ truyền thống, vừa tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến, kết hợp phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, làm quy mô vừa và nhỏ là chính, song không loại trừ quy mô lớn khi cần thiết và có hiệu quả. Đó là cơ sở để xác định bước đi của công nghiệp hoá trong cơ cấu kinh tế, giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp tư liệu sản xuất. Quan niệm mới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải đẩy mạnh cách mạng khoa học và công nghệ, bao gồm cả khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và đưa được các khoa học đó vào cuộc sống, nhằm đổi mới công nghệ, kể cả công nghệ quản lý (cách nói cách mạng khoa học – kỹ thuật như lâu nay dễ dẫn tới coi nhẹ vai trò rất quan trọng của khoa học xã hội). Cái nền để nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của đất nước là sự nghiệp giáo dục và đào tạo, vừa nâng cao dân trí, vừa chú trọng nhân tài. Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là một mặt rất quan trọng trong việc phát huy nhân tố con người, không thể coi như một yếu tố hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế hoặc như một chính sách về bảo đảm xã hội. Như vậy: - Từ chủ trương xác lập nóng vội cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá để đưa nước ta đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. - Từ nền kinh tế “khép kín”, “hướng nội”, quan hệ chỉ khép kín trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, chuyển sang thực hiện một nền kinh tế mở đa dạng, đa phương phù hợp thông lệ quốc tế, hướng mạnh về xuất khẩu kết hợp với thay thế nhập khẩu, - Chuyển từ công nghiệp hóa thực hiện trong khuôn khổ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang tuân theo thị trường, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới thành một chỉnh thể hữu cơ, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ tư, công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển nhanh, bền vững: Từ quan niệm công nghiệp hóa cổ điển chuyển sang quan niệm công nghiệp hóa, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, thực hiện các mục tiêu phát triển trước mắt phải đi đôi với yêu cầu không làm tổn hại đến khả năng phát triển trong tương lai (phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường). Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta lãnh đạo sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, chính là làm cho mục tiêu này thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp, tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm nhằm đạt những thành tựu to lớn và vững chắc hơn trong việc thực hiện những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội lần thứ XI của Đảng thông qua. Ngoài ra, công nghiệp hóa còn có các đặc điểm được nhận thức rõ và nhấn mạnh hơn: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức. Khoa học và công nghệ cũng là quốc sách hàng đầu, là động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước phát triển kinh tế tri thức. KẾT LUẬN. Nghiên cứu đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam và quá trình thực hiện đường lối đó trong giai đoạn hiện nay, đồng thời so sánh với trước thời kỳ đổi mới sẽ giúp chúng ta hiểu và nhận thức sâu sắc hơn quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hiện trạng của Tổ quốc. Từ đó, thái đô tích hơn, hành động hiệu quả hơn, thể hiện cụ thể thực tế vào vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện tại cũng như trong tương lai.. Công nghiệp hóa bằng con đường như nào là đúng để đưa Việt Nam có sự phát triển cất cánh, thần kỳ? Làm sao phát huy cao bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong thời đại mới? Làm sao để một nước anh hùng nhưng còn nghèo như Tổ quốc thân yêu của chúng ta sớm khắc phục tình trạng tụt hậu, trở thành nước anh hùng, giàu mạnh và văn minh, đuổi kịp và sánh vai cùng các nước trung bình, rồi từng bước với các nước tiên tiến trên thế giới, như trước đây đã từ một nước thuộc địa trở thành một trong những nước đi tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc – đó vẫn còn là câu hỏi, là thách thức lịch sử với mỗi công dân trách nhiệm.