Số Pi có ứng dụng gì trong cuộc sống thường ngày không?
Học toán dùng suốt ngày cơ mà trong cuộc sống thường nhật thì số Pi (π) có ứng dụng gì không?
khoa học
Đến tính thể tích 1 cái bình đựng nước hình cầu còn không cần dùng tới số Pi thì cuộc sống thường ngày chắc chẳng dùng mấy đến số Pi đâu.
Số Pi cũng như các hằng số khác thường có ý nghĩa trong Toán học là chủ yếu. Sau đó là đến các công việc chuyên môn, như mình làm xây dựng này, lâu lâu cũng dùng số Pi khi gặp cái trụ tròn.
Còn trong thường nhật hầu như chẳng ai đi đo đường kính 1 cái cây bằng cách đo chu vi rồi chia cho Pi, mà chỉ đơn giản dùng thước kẹp hoặc nhanh hơn, kéo ra ngắm nghía 2 bên rồi đọc số là xong.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Quang Vinh
Đến tính thể tích 1 cái bình đựng nước hình cầu còn không cần dùng tới số Pi thì cuộc sống thường ngày chắc chẳng dùng mấy đến số Pi đâu.
Số Pi cũng như các hằng số khác thường có ý nghĩa trong Toán học là chủ yếu. Sau đó là đến các công việc chuyên môn, như mình làm xây dựng này, lâu lâu cũng dùng số Pi khi gặp cái trụ tròn.
Còn trong thường nhật hầu như chẳng ai đi đo đường kính 1 cái cây bằng cách đo chu vi rồi chia cho Pi, mà chỉ đơn giản dùng thước kẹp hoặc nhanh hơn, kéo ra ngắm nghía 2 bên rồi đọc số là xong.
Orion
Trang Exploratorium thông tin, Pi được phát hiện gần 4.000 năm trước bởi người Babylon cổ đại. Một bản khắc ở Babylon có niên đại khoảng 1900-1680 trước công nguyên cho thấy giá trị của nó được tính là 3,125.
Cuốn "Rhind Papyrus" khoảng năm 1650 trước công nguyên cũng mở ra cái nhìn sâu sắc về toán học của Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập đã tính diện tích hình tròn bằng một công thức cho giá trị của π là 3.1605, chính xác hơn con số trước đó của người Babylon.
Archimedes thành Syracuse (287-212 trước công nguyên), một trong những nhà toán học vĩ đại nhất thời Hy Lạp cổ đại, góp công lớn trong việc tìm ra giá trị của số π. Ông sử dụng định lý Pythagoras để tìm diện tích của hai đa giác thông thường: đa giác ngoại tiếp đường tròn và đa giác nội tiếp đường tròn.
Archimedes biết rằng diện tích của hình tròn là một giá trị nằm ở khoảng giữa diện tích của đa giác ngoại tiếp và đa giác nội tiếp của nó, tức bằng cách tính diện tích của hai đa giác này, ta giới hạn được khoảng giá trị của diện tích hình tròn. Tuy không tìm ra con số cụ thể, ông tính được π là một số nằm giữa 3 1/7 và 3 10/71.
Cách tiếp cận tương tự đã được sử dụng bởi Tổ Xung Chi (429-501), một nhà toán học và thiên văn học xuất chúng người Trung Quốc. Ông đã tính giá trị tỷ lệ giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của nó là 355/113. Để làm được điều đó, ông thực hiện các phép tính dài liên quan đến hàng trăm căn bậc hai cho ra kết quả đến 9 chữ số thập phân. Tuy nhiên, vì cuốn sách của ông bị thất lạc, việc ông làm thế nào để tìm ra π vẫn chưa được giải đáp cặn kẽ.
Các nhà toán học bắt đầu sử dụng ký hiệu π, vốn là chữ cái Hy Lạp, vào những năm 1700. Ký hiệu này được giới thiệu vào năm 1706 bởi William Jones, nhà toán học xứ Wales, sau đó nhà toán học Thụy Sĩ Leonhard Euler góp phần phổ biến nó từ năm 1737.
Theo Amazing Archimedes, ngoài toán học, các ngành khoa học khác cũng sử dụng π trong một số công thức quan trọng, bao gồm các ngành thống kê, nhiệt động lực học, cơ học, vũ trụ học, lý thuyết số và điện từ học.
π được sử dụng để tính giá trị của hàm lượng giác như sin, cosin, đường tiếp tuyến..., từ đó đo vận tốc chuyển động tròn của những thứ như bánh xe tải, trục động cơ, bánh răng.
Người ta cũng dùng nó để kiểm tra tốc độ, độ chính xác của máy tính, phát hiện các lỗi phần mềm hoặc phần cứng.
Trong tự nhiên, π có thể ứng dụng để đo những thứ như sóng ánh sáng, sóng âm, sóng biển, khuỷu sông (phần khúc khuỷu của con sông)...
π được các nhà thiên văn học sử dụng từ sớm để nghiên cứu Trái Đất, chuyển động và quỹ đạo của nó. Nó thậm chí còn là yếu tố quan trọng giúp tìm kiếm các hành tinh mới và bầu khí quyển của chúng bên ngoài hệ Mặt Trời. Nhờ π, người ta tính được mật độ của một hành tinh, từ đó hiểu về bản chất của nó, chẳng hạn được tạo thành chủ yếu từ đá hay khí.
NASA sử dụng π để tính toán quỹ đạo tàu vũ trụ, đo đạc miệng núi lửa, tìm hiểu về thành phần các tiểu hành tinh. Gần đây, π được dùng để tính toán lượng hydro trong đại dương bên dưới bề mặt của Europa, vệ tinh của Sao Mộc.