Sợ người khác phật lòng trong công việc?

  1. Kỹ năng mềm

Khi muốn biểu đạt ý kiến và đối mặt với lợi ích, vì sợ xảy ra xích mích với người khác, vì muốn tránh xung đột mà sẽ chủ động hi sinh lợi ích của mình, phủ nhận ý kiến của bản thân để duy trì ảo tưởng về sự hòa hợp, hòa bình.

Ví dụ như, ở công ty, vì để tránh tối đa việc khiến người khác phật lòng mà ta giúp đồng nghiệp, dịch tài liệu vô điều kiện, mua đồ ăn dù có mất cả nửa tiếng trời cũng không than vãn, chỉnh sửa tài liệu dù có phải tan làm muộn hơn một chút. Và việc đó diễn ra như những "thói quen" hàng ngày vậy.

Trong công việc, bạn có phải một người như thế không?

Từ khóa: 

công việc

,

sợ người khác phật lòng

,

kỹ năng mềm

Cty mình đag làm là startup nên rất cần sự linh hoạt, sáng tạo trong công việc, thành viên cũng k phải nhiều nên sự trao đổi rất rất quan trọng. Làm việc trong một nhóm mà còn phải ganh đua, gièm pha, nhường việc thì thôi, chắn chắn mình sẽ nghỉ, cảm giác rất giống khi học cấp 2, cấp 3, ai cũng dành 1/6 quãng đời để như vậy r, k mệt à? May sao mình có sếp tốt, đồng đội tuyệt vời, cùng nhau giải quyết vấn đề, cùng nhau thức thâu đêm để làm việc, thậm chí camping luôn ở cty :>
À trước đây khi học, mình cũng rất hay có người hỏi bài, nói lạnh nhạt thì là lợi dụng đấy, cứ đến sát mùa thi là nhắn tin cả ngày luôn, còn ngày thường thì chả có ma nào, các bạn cứ đến rồi đi như lá mùa thu vậy. Mà thực ra như vậy cũng vui -.-, kiểu cuộc sống có thêm gia vị ấy.
Trả lời
Cty mình đag làm là startup nên rất cần sự linh hoạt, sáng tạo trong công việc, thành viên cũng k phải nhiều nên sự trao đổi rất rất quan trọng. Làm việc trong một nhóm mà còn phải ganh đua, gièm pha, nhường việc thì thôi, chắn chắn mình sẽ nghỉ, cảm giác rất giống khi học cấp 2, cấp 3, ai cũng dành 1/6 quãng đời để như vậy r, k mệt à? May sao mình có sếp tốt, đồng đội tuyệt vời, cùng nhau giải quyết vấn đề, cùng nhau thức thâu đêm để làm việc, thậm chí camping luôn ở cty :>
À trước đây khi học, mình cũng rất hay có người hỏi bài, nói lạnh nhạt thì là lợi dụng đấy, cứ đến sát mùa thi là nhắn tin cả ngày luôn, còn ngày thường thì chả có ma nào, các bạn cứ đến rồi đi như lá mùa thu vậy. Mà thực ra như vậy cũng vui -.-, kiểu cuộc sống có thêm gia vị ấy.

Bạn cần đưa ra sự lựa chọn để cân bằng các mối quan hệ công việc và lợi ích của chính bản thân mình. Chỉ có bạn mới biết được thời điểm nào cần làm gì, vì không có đúng sai tuyệt đối mà chỉ có sự phù hợp với bạn. Nói một cách đơn giản là sự lựa chọn nào của bạn cũng đúng hết, vì nó đúng với bạn tại thời điểm đó.

Còn thiên hạ không vui cho bạn, buồn cho bạn, lo cho bạn, ghét bỏ bạn như tâm trí bạn tự vẽ ra nên đừng quá lo lắng cho họ. Hãy lo vun vén và chăm sóc cho nội tâm của mình, để khi mình giúp người khác mình cũng vui vẻ tận hưởng chứ không canh cánh lợi ích cá nhân hoặc biết cách ưu tiên hoàn thành xong việc mình trước khi lo hộ người khác. Nếu khó cân bằng quá thì chọn một thôi và đã chọn rồi thì đừng ấm ức nữa nhé:)

Chúc bạn sẽ lựa chọn đúng.

Không bạn ơi. Công ty trả lương cho bạn để làm việc cho công ty, dù bạn có làm hết việc của mình rồi thì cũng tìm cách mà nâng cao năng lực của bản thân chứ không sếp nào trả lương cho bạn để "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng" đâu. Bạn làm như thế không phải nhiệt tình đâu, mà sếp thậm chí còn nhìn bạn như một người không biết từ chối, không biết giới hạn. Chưa kể, với những công ty đề cao tính bảo mật mà giao việc của mình cho người khác cũng là một hành vi leak thông tin nhé. Đi làm thì bạn cần học cách nói "không" bên cạnh nói "có" chứ không phải cứ đâm đầu vào làm là được đâu. Thực chất là không doanh nghiệp nào đánh giá cao kiểu người như trên trừ những doanh nghiệp vớ vẩn.

Đặt ra giới hạn ngay từ đầu bạn ạ, giúp trong khả năng và chỉ có thể là giúp khi họ kẹt, không phải trách nhiệm của mình.
Mình không ngại nói từ KHÔNG đâu!

Mọi mối quan hệ trong cuộc sống đều nên được thiết lập trên cơ sở bình đẳng, khi bạn không ngừng nhượng bộ, không ngừng đánh mất đi lập trường của mình, bạn sẽ phát hiện ra, khi quay lại nhìn người khác, bạn chỉ có thể ngước lên mà nhìn.

Cái hậu quả của việc không ngừng nhượng bộ đó là bạn sẽ ngày càng bị đẩy ra rìa, bị vô giá trị hóa, lâu dần bạn sẽ trở thành một "người tử tế" để mặc cho ai thích bắt nạt thì bắt nạt.

Sống ở xã hội này, đừng làm người "quá tử tế", tử tế quá chết nhanh lắm.

Đừng xem thường điều này, bởi lẽ một người không biết phản công lại người khác, cũng như không có kênh để trút bỏ những cảm xúc tiêu cực, sẽ rất dễ có xu hướng "tấn công", trút bỏ vào chính mình, và những người "quá tử tế" lại có xu hướng làm vậy lớn hơn.

Điều này nó không khác cái khái niệm "sống sĩ diện chết đền tội", nhưng ít nhất thì người ta còn vớt vát lại được cái sĩ diện, còn bạn thì sao? Cứ liên tục "tra tấn tinh thần" như vậy, bạn có sống vui vẻ, có sống khỏe mạnh được không?

Chúng ta từ nhỏ đã được giáo dục rằng phải tử tế, tốt bụng, hòa đồng với người khác, "sự thân thiện" là quy tắc an toàn nhất trong giao tiếp với mọi người. Nói chung, những người thân thiện luôn giữ nguyên hiện trạng, cố gắng tránh những thay đổi, kẻo gây lo lắng cho những người xung quanh.

Tuy nhiên, lòng tốt này thường trở thành chướng ngại vật chết người trên con đường thoát khỏi sự tầm thường và đạt được thành công của một người.

Chúng ta đối xử quá tốt với mọi người, nhưng ngược lại lại vô cùng nghiêm khắc với bản thân. Trong khi người chúng ta nên yêu thương, nên tử tế nhất lại là chính mình, thế gian này, có thứ còn quan trọng hơn cả cảm nhận của người khác, đó chính là nội tâm của bản thân.

Chúng ta đều nên yêu mình trước rồi hãy yêu người.

https://cdn.noron.vn/2022/05/15/3765256656721762-1652599463.jpg

Có nhà văn đã từng nói: "Đừng sợ một kiểu tính cách nào đó sẽ khiến bạn đắc tội với người khác, nên biết rằng thế gian này không tồn tại một kiểu tính cách nào mà không đắc tội với người khác cả, nếu đều phải đắc tội với người khác, vậy thì thôi hãy cứ là chính mình, đừng sợ đắc tội với họ, bởi lẽ, bạn hoàn toàn có thể gánh được cái hậu quả này."

Sự nhượng bộ tự làm tổn hại tới quyền lợi và lợi ích của bản thân sẽ chẳng thể đem lại cho bạn cảm giác an toàn, cảm giác an toàn của bạn vĩnh viễn không phải do người khác cho, cảm giác an toàn chỉ có thể là tự mình cho mình.

Nói cách khác, cảm giác an toàn không tới từ việc không đắc tội người khác mà tới từ việc bạn biết cách làm sao để ứng phó với mấy người mà bạn cho là mình đắc tội.

Người khác tôn trọng bạn là vì năng lực của bạn, chứ không phải là bộ dạng nịnh nọt lấy lòng của bạn.

"Người quá tử tế" có khuynh hướng lấy lòng người khác, hay nói cách khác là họ không biết cách từ chối. Họ cho rằng chỉ cần duy trì sự hòa thuận với người khác, vô điều kiện thỏa mãn yêu cầu của đối phương, đối phương sẽ thích họ.

Thực ra mọi giao tiếp đều như vậy, sự "xâm phạm" của người khác nó giống như một kiểu thăm dò vậy, thăm dò xem phạm vi lớn nhất mà bạn có thể tiếp nhận là tới đâu, bạn không kêu dừng, người khác sẽ được nước lấn tới, thậm chí còn trở nên quá quắt hơn.

Mọi người sẽ không tôn trọng một người không có chủ kiến, một người nhu nhược, người như vậy ở trong đám đông sẽ rất dễ bị coi thường, sẽ bị người khác cho là họ thiếu năng lực nên mới phải làm như vậy.

Lâu dần, dù bạn có năng lực, nhưng vì bạn không dám thể hiện ra bên ngoài, người khác cũng sẽ không công nhận, bạn sẽ không có chút địa vị nào trong tập thể, thậm chí không có được sự tôn trọng cơ bản nhất.

Vì vậy, đừng sợ làm phật lòng, hay từ chối người khác. Việc bạn cần làm, là vào những lúc cần thiết, chấm dứt sự nhiệt tình một cách mù quáng, thỉnh thoảng làm "người xấu" một lần, dũng cảm nói ra câu "không, tôi không muốn".

Đây không phải chuyện quá khó khăn gì, cứ nghe theo mong muốn của nội tâm là được. Chúng ta không cần phải từ bỏ lòng tốt, nhưng cũng hãy học cách tôn trọng chính mình.