Số mệnh bị thảm của vị sử quan lỗi lạc chỉ một lần vạ miệng...

  1. Lịch sử

Cách đây hơn 2000 năm, dưới thời nhà Tây Hán, Trung Hoa có một vị quan chép sử vô cùng lỗi lạc. Đó không ai khác chính là Tư Mã Thiên – tác giả của "Sử ký".Nhờ những đóng góp to lớn của mình, Tư Mã Thiên từng được mệnh danh là "ông tổ của nghề chép sử", thậm chí còn được ví von là "sử gia sải bước qua nhiều thời đại".Nhưng ít ai biết rằng, vị sử gia lừng danh ấy lại là cái gai trong mắt Hoàng đế lúc bấy giờ, thậm chí bị biến thành thái giám chỉ vì… "vạ miệng".

Năm 99 TCN, Hán Vũ đế sai Lý Quảng Lợi dẫn 8 vạn đại quân cùng 5000 quân hậu bệ của Lý Lăng- cháu danh tướng Lý Quảng, con trai danh tướng Lý Cảm đi đánh quân Hung Nô. Vốn Lý Quảng Lợi là anh rể vua nên Vũ Đế cho Lý Lăng đi theo để tăng thêm thuật lợi kiếm quân công cho anh rể mình để dễ bề phong hầu. Tuy nhiên Lý Lăng có lẽ vì không hiểu hoặc hiểu nhưng không muốn làm 1 con cờ và lập công riêng nên xin vua cho một mình đem quân tấn công Hung Nô tại 1 khu vực khác, Vũ Đế miễn cưỡng chấp nhận.

Lý Lăng đem quân đi được 3 ngày thì đụng độ đại quân Hung Nô, dưới quyền ông chỉ có 5000 quân mà quân Hung Nô đông tới 8 vạn do trực tiếp Thiền vu Hung Nô chỉ huy . Sau một trận chiến khốc liệt, quân của Lý Lăng chết mất quá nửa và bị vây chặt không lối thoát. Nhân trời tối không trăng, ông lẻn vào Nha trướng định giết Thiền vu nhưng thất bại. Ông muốn tự sát nhưng quân lính ngăn lại khuyên ông nên tìm cơ hội khác. Sau đó, với nhiều nỗ lực vô ích, ông lệnh cho binh sĩ tự ý tìm đường rút lui, tuy nhiên chỉ có khoảng 400 lính thoát được về với triều đình. Còn bản thân ông vì sợ tôi (Vũ Đế rất cứng rắn trong xử lý, thua là chém bất kể lý do) nên đầu hàng Hung Nô, biết tiếng gia tộc Lý Quảng, Thiền Vu rất trọng đãi và còn gả con gái cho ông. 

Vũ Đế hay tin, lập tức ra lệnh xử tử cả nhà họ Lý, triều thần không chút can ngăn, nhiều kẻ vốn ganh ghét đố kỵ còn xúc xiểm, soi mói thêm, chỉ một mình Tử Trường không chút giao tình nào với Lăng đứng ra bênh vực vì biết Lăng là môt chỉ huy có tài lại rất được lòng tướng sĩ. Nhưng Vũ Đế lại cho rằng Thiên bênh Lý Lăng do ác cảm với Lý Quảng Lợi nên nổi giận, phán Thiên tội đồng lõa, phán ông xử tội cung hình. Theo luât pháp Đại Hán, ông có thể đem tiền chuộc tội tuy nhiên nhà ông quá nghèo, từ đời cha đã làm quan sử sống thanh bạch bần hàn, bạn bè thì nhiều người sợ giúp sẽ bị vua ghét lây nên bơ ông, khiến ông phải cắn răng chịu nhục. Thời điểm đó, ông mới chỉ có một người con gái, bị hoạn tức dòng họ Tư Mã kể từ đây tuyệt tự và ông sẽ mang trọng tội bất hiếu với tổ tiên. 

Ông đã rất đau khổ, tủi nhục, muốn tự sát, nhưng ngẫm lại ước nguyện của cha ông lúc sinh tiền, ông cố gắng nhẫn nhục sống bỏ ngoài tai sự bêu rếu, cũng dẹp một bên những sự trọng đãi mang tính hối lỗi và đền bù của Vũ Đế để hoàn thành bộ sử ký huy hoàng bậc nhất và là khuôn mẫu cho sử gia đời sau.

“Đó là tội của ta! 

Đó là tội của ta! 

Thân tàn rồi , không dùng được nữa…”

Than ôi! Thương thay!

tử trường
Từ khóa: 

tử trường

,

lịch sử