Sơ lược về quá trình phát triển du lịch ở Hạ Long?
Sơ lược về quá trình phát triển du lịch ở Hạ Long ( lịch sử, địa lý , văn hóa) ??
du lịch
Liên tiếp trong 58 năm qua kể từ khi vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích danh thắng cấp quốc gia vào năm 1962; được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ nhất vào năm 1994 và lần thứ hai vào năm 2000; dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã hết sức trách nhiệm bằng nhiều giải pháp để bảo tồn, gìn giữ, tôn tạo và phát huy, thực hiện đầy đủ, đúng với Công ước quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
Năm 1995, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Ban Quản lý vịnh Hạ Long chuyên trách trực thuộc UBND tỉnh và thường xuyên điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện bộ máy, tổ chức con người đảm bảo đủ năng lực là cơ quan chuyên trách quản lý di sản.
Năm 2015, UBND tỉnh ban hành quyết định về việc phê duyệt qui hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy di sản Vịnh Hạ long đến năm 2020 và các qui hoạch ngành về: quản lý môi trường, quản lý đa dạng sinh học, quản lý nuôi trồng thủy sản trên vịnh Hạ Long.
20 năm qua, tỉnh đã đầu tư nguồn lực thỏa đáng để nghiên cứu hàng chục đề tài khoa học cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở về các giá trị địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học động vật, thực vật; khai quật khảo cổ để làm rõ nguồn gốc lịch sử về sinh sống con người trong các hang động trên vịnh Hạ Long. Đầu tư bảo tồn các giá trị văn hóa của cư dân sinh sống trên vịnh Hạ Long và phát huy thành sản phẩm du lịch đặc sắc trên Vịnh.
Bằng những giải pháp đồng bộ đó, trong sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp hết sức trách nhiệm của tổ chức UNESCO, các bộ, ban, ngành trung ương, vịnh Hạ Long đã được bảo tồn, gìn giữ tốt, trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Từ năm 2000 đến nay, vịnh Hạ Long đã đón trên 46,8 triệu lượt khách tham quan, trong đó khách quốc tế là 26,7 triệu lượt. Doanh thu từ phí thăm Vịnh hằng năm đã góp phần quan trọng vào phát triển du lịch và kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.
Đến nay, sau 34 năm tính từ khi vịnh Hạ Long được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và sau 20 năm lần thứ hai được công nhận về giá trị địa chất - địa mạo; vịnh Hạ Long đã thực sự trở thành thương hiệu nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh, của Việt Nam và của thế giới; là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh và là điểm đến được lựa chọn hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế.
Để bảo tồn, phát huy giá trị của vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh xác định phải có một tầm nhìn mới, có một không gian phát triển rộng hơn, có tính chiến lược lâu dài. Do vậy, việc mở rộng địa giới hành chính không gian phát triển cho thành phố Hạ Long bằng sáp nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long là quyết định có tính lịch sử và đột phá. Việc mở rộng địa giới TP Hạ Long, chính là tỉnh Quảng Ninh đã tìm thấy chìa khóa cho phương pháp quản lý có tính tổng thể nhằm tăng cường khả năng liên kết vùng, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ được môi trường và các giá trị ngoại hạng của vịnh Hạ Long một cách bài bản, tổng thể. Việc bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long sẽ được tính toán hiệu quả hơn khi đặt trong sự phát triển với các ngành, lĩnh vực liên quan.
Nguồn tham khảo:
Koanh
Liên tiếp trong 58 năm qua kể từ khi vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích danh thắng cấp quốc gia vào năm 1962; được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ nhất vào năm 1994 và lần thứ hai vào năm 2000; dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã hết sức trách nhiệm bằng nhiều giải pháp để bảo tồn, gìn giữ, tôn tạo và phát huy, thực hiện đầy đủ, đúng với Công ước quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
Năm 1995, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Ban Quản lý vịnh Hạ Long chuyên trách trực thuộc UBND tỉnh và thường xuyên điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện bộ máy, tổ chức con người đảm bảo đủ năng lực là cơ quan chuyên trách quản lý di sản.
Năm 2015, UBND tỉnh ban hành quyết định về việc phê duyệt qui hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy di sản Vịnh Hạ long đến năm 2020 và các qui hoạch ngành về: quản lý môi trường, quản lý đa dạng sinh học, quản lý nuôi trồng thủy sản trên vịnh Hạ Long.
20 năm qua, tỉnh đã đầu tư nguồn lực thỏa đáng để nghiên cứu hàng chục đề tài khoa học cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở về các giá trị địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học động vật, thực vật; khai quật khảo cổ để làm rõ nguồn gốc lịch sử về sinh sống con người trong các hang động trên vịnh Hạ Long. Đầu tư bảo tồn các giá trị văn hóa của cư dân sinh sống trên vịnh Hạ Long và phát huy thành sản phẩm du lịch đặc sắc trên Vịnh.
Bằng những giải pháp đồng bộ đó, trong sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp hết sức trách nhiệm của tổ chức UNESCO, các bộ, ban, ngành trung ương, vịnh Hạ Long đã được bảo tồn, gìn giữ tốt, trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Từ năm 2000 đến nay, vịnh Hạ Long đã đón trên 46,8 triệu lượt khách tham quan, trong đó khách quốc tế là 26,7 triệu lượt. Doanh thu từ phí thăm Vịnh hằng năm đã góp phần quan trọng vào phát triển du lịch và kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.
Đến nay, sau 34 năm tính từ khi vịnh Hạ Long được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và sau 20 năm lần thứ hai được công nhận về giá trị địa chất - địa mạo; vịnh Hạ Long đã thực sự trở thành thương hiệu nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh, của Việt Nam và của thế giới; là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh và là điểm đến được lựa chọn hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế.
Để bảo tồn, phát huy giá trị của vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh xác định phải có một tầm nhìn mới, có một không gian phát triển rộng hơn, có tính chiến lược lâu dài. Do vậy, việc mở rộng địa giới hành chính không gian phát triển cho thành phố Hạ Long bằng sáp nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long là quyết định có tính lịch sử và đột phá. Việc mở rộng địa giới TP Hạ Long, chính là tỉnh Quảng Ninh đã tìm thấy chìa khóa cho phương pháp quản lý có tính tổng thể nhằm tăng cường khả năng liên kết vùng, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ được môi trường và các giá trị ngoại hạng của vịnh Hạ Long một cách bài bản, tổng thể. Việc bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long sẽ được tính toán hiệu quả hơn khi đặt trong sự phát triển với các ngành, lĩnh vực liên quan.
Nguồn tham khảo:
Phát triển Hạ Long xứng tầm thành phố du lịch biển văn minh
dangcongsan.vn