Sơ lược về ngành Thiên Văn học - Vật lý thiên văn
Ý NGHĨA CỦA THIÊN VĂN HỌC
Thiên văn học là 1 ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu những thiên thể và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ. Là khoa học về cấu trúc, phát triển của thiên thể và thế giới vật chất bao quanh ta, vô tận về thời gian và không gian, phong phú về hình thức trong quá trình phát triển của vật chất vận động không ngừng.
Thiên văn học phát sinh do đòi hỏi của đời sống xã hội, loài người từ thời thượng cổ và phát triển lên cùng xã hội loài người. Từ những buổi đầu sơ khai là chiên tinh học, làm lịch dựa vào các ngôi sao,... đến hiện đại ngày nay được gọi là ngành Vật Lý Học Thiên Thể.
Thiên Văn Học trước đây là một khoa học quan sát. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, có ra đa, chụp ảnh, vệ tinh nhân tạo khảo sát từ xa, thiên văn học là 1 khoa học thực nghiệm, liên quan đến vật lý, hoá học,...
SƠ LƯỢC VỀ VŨ TRỤ
Vũ trụ được nghiên cứu từ hàng ngàn năm: trước thế kỷ 19, là hệ Mặt Trời, sau thế kỷ 19, hệ thống sao được nghiên cứu, trong đó có hệ Mặt Trời của chúng ta. Đầu thế kỷ 20, hệ Thiên Hà được nghiên cứu. Nói riêng hệ Mặt Trời, thì Mặt Trời là trung tâm, là quả cầu khí nóng sáng, đường kính của nó gấp 109 lần đường kính của Trái Đất. Mặt Trời là 1 ngôi sao cỡ trung bình. Xung quanh Mặt Trời có 8 hành tinh quay xung quanh. Ngoài ra có vô số tiểu hành tinh với nhiều hình thù bất kỳ, bán kính vài chục km, khoảng 2000 cái nằm giữa quỹ đạo sao Hoả và sao Mộc. Rải rác trong hệ Mặt Trời có tổng cộng khoảng 5000 tiểu hành tinh như thế. Thuỷ Tinh, Kim Tinh không có vệ tinh, Trái Đất có 1 vệ tinh là Mặt Trăng. Mặt Trăng sáng nhờ phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời. Giữa các hành tinh còn có những băng thạch mà khi rơi vào khí quyển của Trái Đất sẽ tạo ra sao băng hoặc chùm sao băng.
Ra khỏi hệ Mặt Trời là các thiên thể nóng sáng gọi là sao, phân bố rải rác khắp nơi trong vũ trụ, có khi tập hợp lại thành tổ sao. Có sự hợp thành hệ thống sao có nhiều nhánh, được gọi là thiên hà, có dạng hình xoắn ốc, elip,...
Có rất nhiều thiên hà. Thiên hà chứa hệ Mặt Trời có tên gọi là Ngân Hà, bao gồm khoảng 150 tỉ đến 200 tỉ ngôi sao. Đường kính của Ngân Hà là 100.000 năm ánh sáng. Từ Mặt Trời tới nhân Ngân Hà là 27.000 năm ánh sáng.
Sao gần chúng ta nhất có khoảng cách 4,3 LY là sao đôi Proxima Centauri và thuộc chòm sao Bán nhân mã.
Đơn vị đo khoảng cách trong thiên văn học:
1 đon vị thiên văn (AU), bằng bán kính quỹ đạo Trái Đất: 1 AU = 149,8 triệu km, là khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời.
1 năm ánh sáng (LY) là quãng đường ánh sáng đi được trong 1 năm với vận tốc v = 3.10^8 m/s, bằng 63240 AU
1 Parsec = 3,262 LY
ỨNG DỤNG CỦA THIÊN VĂN HỌC
Tính thời gian chính xác.
Xác định toạ độ địa lý.
Lập bản đồ địa lý, địa hình, tính thuỷ triều.
Nghiên cứu vật chất ở trạng thái không thể đạt được ở phòng thí nghiệm.
Tính lịch phục vụ cho nông nghiệp.
Báo trước hiện tượng thiên văn.
Xây dựng vũ trụ quan duy vật, chống duy tâm.
Phục vụ cho ngành du hành vũ trụ.
CÁC CHUYÊN NGÀNH CỦA THIÊN VĂN HỌC
Thiên văn học hiện đại được chia ra làm các chuyên ngành như sau:
Thiên văn đo đạc: nghiên cứu các phương pháp xác định toạ độ của các thiên thể, vị trí chính xác của các sao để tiếp tục nghiên cứu chuyển động của sao và hệ sao, nghiên cứu các phương pháp xác định thời gian, toạ độ địa lý và phương vị trên mặt đất. Các chuyên ngành thiên văn đo đạc gồm:
Thiên văn cầu: nghiên cứu các phương pháp khoa học trong việc giải các bài toán đo đạc, lý thuyết xác định thời gian chính xác, lý thuyết sai số đo đạc.
Thiên văn đo đạc cơ sở: nghiên cứu các phương pháp xác định toạ độ sao bằng quan trắc, xây dựng hệ toạ độ trên thiên cầu là Catalogue toạ độ chính xác của 1 số sao làm tựa chuẩn, để xác định vị trí các sao khác.
Thiên văn thực hành: nghiên cứu các phương pháp ứng dụng các thiết bị đo đạc và sai số đo đạc, các phương pháp xác định thời gian, kinh vĩ độ và phương vị của sao.
Cơ học thiên thể: nghiên cứu chuyển động các thiên thể dưới tác dụng của lực hấp dẫn và lực đẩy, xác định khối lượng, hình dạng, quỹ đạo của các thiên thể bằng quan sát. Một số bộ phận của cơ học thiên thể nghiên cứu phương pháp xác định vị trí nhìn thấy của thiên thể bằng quan sát chuyển động của chúng, gọi là Thiên văn lý thuyết.
Vật lý thiên văn: nghiên cứu cấu trúc, trạng thái vật lý và thành phần hoá học của các thiên thể, vật chất giữa các sao, khí quyển sao, tiến hoá của sao, nguồn gốc và năng lượng của Mặt Trời.
Thiên văn vô tuyến: nghiên cứu bức xạ vô tuyến của các thiên thể và vật chất giữa các sao bằng phương pháp vô tuyến.
Thiên văn sao: nghiên cứu quy luật phân bố và chuyển động của sao, tổ sao và bụi mù, ngoài ra còn nghiên cứu cấu trúc và sự phát triển của các hệ sao (thiên hà).
Học thuyết tiến hoá của vũ trụ: nghiên cứu lý thuyết về sự hình thành và phát triển của thiên thể, của hệ thống các thiên thể.
Vũ trụ luận: nghiên cứu các quy luật về cấu trúc của vũ trụ vô tận như 1 khối thống nhất và của 1 phần vũ trụ quan sát được.
Hiện nay, các bạn có thể học vật lý thiên văn ở số trường đại học như Khoa Vật Lý - Vật Lý Kỹ Thuật, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGTPHCM (Học đại cương năm 2, tiếp tục đi sâu ở chuyên ngành Vật lý Địa cầu hoặc Vật lý lý thuyết) hoặc ở trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (chất lượng cao) (USTH) và trường Đại học Công Nghệ, Đại học Bách khoa Hà Nội (có 3 chuyên ngành cho các bạn lựa chọn: Viễn thám, Công nghệ vệ tinh và Vật lý thiên văn). Các bạn có thể lựa chọn tiếp tục học ở nước ngoài để nâng cao hơn, để làm trong các lĩnh vực liên quan (nhưng phải ráng kiếm được học bổng để đi du học)
Nguồn tham khảo:
PGS.TS Trần Văn Nhạc, Giáo trình thiên văn học đại cương, ĐHKHTN - ĐHQGTPHCM, 2020.
Wikipedia và 1 số trang web khác.
Lena Et Films
Hải Đăng
Trang web này có thể xem được vũ trụ sẽ trông ntn trong ngày sinh nhật của bạn đấy
What Did Hubble See on Your Birthday? | NASA
www.nasa.gov
Mạnh Hùng
Càng tìm hiểu về thiên văn học mình càng bị cuốn hút, mê mệt luôn ấy
Eva Chia Sẻ