Sơ lược về một số nghiên cứu về các nghiên cứu của GS. TS Đỗ Tiến Sâm
kiến thức chung
CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Danh sách các đề tài nghiên cứu
STT Tên đề tài Cấp Năm Chú thích
1 Quan hệ đối ngoại Kinh tế Trung Quốc thời kì mở cửa Bộ 1994-1995 Tham gia
2 Tìm hiểu vấn đề sản nghiệp hoá trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp ở Trung Quốc Viện 1996 Chủ nhiệm
3 Tìm hiểu chế độ hành chính nhà nước ở Trung Quốc hiện nay Viện 1997 Chủ nhiệm
4 Tìm hiểu vấn đề công nghiệp hoá ở Trung Quốc Viện 1999 Chủ nhiệm
5 Hai mươi năm cải cách thể chính trị ở Trung Quốc Viện 1999 Chủ nhiệm
6 Viet Nam China Cross – Border Trading in the Northerm Highlands of Viet nam Đề tài hợp tác quốc tế do TTNC Thế giới thứ 3 ở Philippin tổ chức 1999 Tham gia
7 Thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có đặc sắc Trung Quốc – Một số đột phá mới về lý luận và thực tiễn từ đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay Bộ 2000 Tham gia
8 Chính sách mở cửa hội nhập quốc tế và tác động của nó đến sự phát triển ổn định của Việt Nam Hợp tác với đại học Tokyo Nhật Bản 2001 Tham gia
9 Trung Quốc gia nhập WTO và tác động đối với Đông Nam Á Đề tài hợp tác quốc tê 2001 Tham gia
10 Cải cách thể chế Chính trị Trung Quốc từ năm 1978 đến nay Bộ 2002 Chủ nhiệm
11 Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc giai đoạn 1992-2010 Bộ 2003 Tham gia
12 Vấn đề thực hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn Trung quốc
13 Sự điều chỉnh chính sách của Đài Loan sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Bộ 2004 Chủ nhiệm
14 Trung Quốc với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Bộ 2005 Chủ nhiệm
15 Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc 2000-2005 và triển vọng đến năm 2010 Bộ 2005 Chủ nhiệm
16 Trung quốc với việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân( Tam nông) Bộ 2005 Chủ nhiệm
17 Từ điển giải nghĩa cải cách mở của Trung Quốc Viện 2005 Tham gia
18 Nghiên cứu về tình hình buôn bán thương mại qua biên giới của tỉnh Tây Bắc Việt Nam Do tổ chức JICA, Nhật Bản tài trợ 2007 Đồng Chủ nhiệm
19 Sự phát triển văn hoá và con người ở một số nước Đông Nam Á- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình trình hội nhập quốc tế Cấp Nhà nước 2007-2009 Chủ nhiệm
20 The Role of China’s in Viet Nam. In “An Assesment to China’s Trade anh Investment in Viet Nam Được hỗ trợ tài chính bởi Oxfam Anh 2008 Tham gia
21 Kinh nghiệm cải cách thể chế của Trung Quốc và bài học của Việt Nam Đồng chủ nhiệm
Tóm tắt một số nghiên cứu
1. Tác phẩm: Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc từ năm 1978 đến 2003
Đề tài khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài GS.TS. Đỗ Tiến Sâm. Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc là một vấn đề lớn, nội dung phong phú, phạm vi đề cập rộng, đề tài nghiên cứu các nội dung sau: Quan niệm của các học giả Trung Quốc về thể chế chính trị và cải cách thể chế chính trị; Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tiến hành cải cách thể chế chính trị; Trình bày một cách khái quát nội dung, thành tựu và những tồn tại chủ yếu trong lĩnh vực cải cách thể chế chính trị của Trung Quốc; Rút ra một số bài học kinh nghiệm từ cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc mà Việt Nam có thể tham khảo. Phạm vi nghiên cứu của công trình này là nước CHND Trung Hoa (lục địa) từ khi tiến hành cải cách mở cửa cuối năm 1978 tới nay, không bao gồm lãnh thổ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.
2. Kinh nghiệm cải cách thể chế Trung Quốc và bài học với Việt Nam
Nghiên cứu của GS.TS Đỗ Tiến Sâm và TS. Hoàng Thế Anh.( 20 trang/pdf)
Nội dung chính:
- Khái quát về tiến trình cải cách thể chế của Trung Quốc
- Một số nhận thức về cải cách thể chế thể hiện trong Văn hiện hội nghị TW 3 khoá 18 ĐCS Trung Quốc
- Một số gợi mở đối với Việt Nam( về nhận thức và giải pháp) nhằm hướng tới “Một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại”( cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
3. Cải cách thể chế Chính trị Trung Quốc từ năm 1978 đến nay( 1/1/2002-24/3/2018) ( đăng trên Viện nghiên cứu Đông Nam Á)
Đề tài khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm. Đề tài nghiên cứu các nội dung sau: Quan niệm của các học giả Trung Quốc về thể chế chính trị và cải cách thể chế chính trị; Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tiến hành cải cách thể chế chính trị; Trình bày một cách khái quát nội dung, thành tựu và những tồn tại chủ yếu trong lĩnh vực cải cách thể chế chính trị của Trung Quốc; Rút ra một số bài học kinh nghiệm từ cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc mà Việt Nam có thể tham khảo.
http://iseas.vass.gov.vn/noidung/nghiencuukhoahoc/Lists/nghiencuukhoahoc/View_Detail.aspx?iDCapCoQuan=5&ItemID=603
4. Trung Quốc với việc xây dựng nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành tháng 5/2008, PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc làm chủ biên. Ngoài phần mở đầu và kết luận, cuốn sách được chia thành 5 chương.
Chương I nêu những nhận thức về sự cần thiết phải xây dựng nhà nước pháp quyền và về những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; trình bày quan điểm cơ bản của Trung Quốc về nhà nước pháp quyền.
Chương II hoàn thiện chế độ đại hội đại biểu nhân dân và hệ thống pháp luật.
Chương III khái quát về hệ thống tổ chức hành chính nhà nước; những nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước; cải cách bộ máy hành chính nhà nước và thực hiện hành chính theo pháp luật.
Chương IV cải cách, hoàn thiện thể chế tư pháp và thực hiện tư pháp công bằng trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền.
Chương V cải cách, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng.
Ngoài ra, cuốn sách còn có phần phụ lục về Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã được hội nghị lần thứ 5 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ngày 4 tháng 2 năm 1982 thông qua
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Băng Lan Minh