Số liệu thất nghiệp được tính như thế nào?

  1. Thấu Ngành Hiểu Nghề

Kiểu tỷ lệ thất nghiệp, có việc làm của các trường đại học người ta tính kiểu gì vậy? Gọi điện, gửi khảo sát đến từng sinh viên hay sao mà mình chưa bao giờ thấy ai hỏi :v

Từ khóa: 

thấu ngành hiểu nghề

Câu hỏi rất hay trong thời điểm dịch Covid khiến nhiều người mất việc như hiện nay.

Cách tính tỷ lệ thất nghiệp thông dụng nhất là theo công thức U3. Nó định nghĩa những người thất nghiệp là những người sẵn sàng làm việc, và họ đã tích cực tìm việc trong vòng bốn tuần gần nhất nhưng chưa có việc làm. Những người có việc làm tạm thời, bán thời gian hoặc toàn thời gian đều được coi là có việc làm, kể cả những người làm việc tại nhà. Để tính tỷ lệ thất nghiệp, ta lấy số người thất nghiệp chia cho lực lượng lao động của một quốc gia, bao gồm cả những người đang thất nghiệp. Tỷ lệ này được biểu thị bằng phần trăm. U3 = (Người thất nghiệp/Lực lượng lao động) * 100 Nhiều người muốn làm việc nhưng không thể (ví dụ người khuyết tật), không được coi là thất nghiệp theo khái niệm này. Vì họ không được xếp vào lực lượng lao động của một quốc gia. Một số nhà phê bình cho rằng cách tiếp cận này không hợp lý. U3 cũng bị chỉ trích vì không phân biệt giữa những công việc tạm thời, bán thời gian và toàn thời gian.

(Nguồn:

https://solieukinhte.com/loai/lao-dong/ty-le-that-nghiep/
)

Trả lời

Câu hỏi rất hay trong thời điểm dịch Covid khiến nhiều người mất việc như hiện nay.

Cách tính tỷ lệ thất nghiệp thông dụng nhất là theo công thức U3. Nó định nghĩa những người thất nghiệp là những người sẵn sàng làm việc, và họ đã tích cực tìm việc trong vòng bốn tuần gần nhất nhưng chưa có việc làm. Những người có việc làm tạm thời, bán thời gian hoặc toàn thời gian đều được coi là có việc làm, kể cả những người làm việc tại nhà. Để tính tỷ lệ thất nghiệp, ta lấy số người thất nghiệp chia cho lực lượng lao động của một quốc gia, bao gồm cả những người đang thất nghiệp. Tỷ lệ này được biểu thị bằng phần trăm. U3 = (Người thất nghiệp/Lực lượng lao động) * 100 Nhiều người muốn làm việc nhưng không thể (ví dụ người khuyết tật), không được coi là thất nghiệp theo khái niệm này. Vì họ không được xếp vào lực lượng lao động của một quốc gia. Một số nhà phê bình cho rằng cách tiếp cận này không hợp lý. U3 cũng bị chỉ trích vì không phân biệt giữa những công việc tạm thời, bán thời gian và toàn thời gian.

(Nguồn:

https://solieukinhte.com/loai/lao-dong/ty-le-that-nghiep/
)