Sợ đổi mới có phải là vấn nạn cản trở phát triển của cá nhân, dân tộc, quốc gia?

  1. Văn hóa

  2. Xã hội

Từ khóa: 

văn hóa

,

xã hội

Vừa hay hôm nay mình đọc được 1 đoạn rất hay, cũng khá gần với câu hỏi của bạn! Xin chia sẻ lại:

Khi mong muốn thành đạt hơn, đặc biệt để vượt qua một thách thức hoặc trắc trở, con người ta thường hành động theo một trong ba mẫu thức căn bản:

1. Nỗ lực cao hơn về lượng (thời gian, nguồn lực), nhưng giữ nguyên phương cách hành động và lối tư duy cũ;

2. Đưa ra những phương cách hành động mới với nỗ lực cao hơn, nhưng vẫn giữ nguyên về căn bản lối tư duy cũ;

3. Đổi mới tư duy, trên cơ sở đó tìm thấy những phương cách hành động mới và nguồn sinh lực mới, trên cơ sở đó, có nỗ lực cao hơn hẳn về chất.

Thực tiễn chỉ ra rằng, hành động của con người ta thường dừng ở mẫu thức I, một số vượt lên mẫu thức II, và chỉ rất ít đạt tới mẫu thức III. Thêm nữa, người ta thường chỉ hành động theo mẫu thức III khi đã rơi vào tình thế vô cùng khó khăn, khủng hoảng; khi mà, hành động theo mẫu thức III là không còn là sự lựa chọn tùy ý nữa mà đã trở thành mệnh lệnh bức thiết cho sự sống còn.

Hành động theo mẫu thức ba, nghĩa là, đổi mới sâu sắc tư duy để tìm ra phương cách và sinh lực dồi dào cho những nỗ lực mới có ý nghĩa nền tảng và là bước đi then chốt nhằm tạo nên cục diện phát triển mới với những thuận lợi và thời cơ mà trước đó khó có thể hình dung được. Các Mác từng nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới tư duy khi khẳng định rằng, chúng ta phải “căng tầm mắt đại bàng của tư duy” để suy xét và hành động, một khi tình thế đã thay đổi. Ngạn ngữ phương tây cũng có câu: “Đổi mới tư duy, Đổi thay thế giới”.

Trả lời

Vừa hay hôm nay mình đọc được 1 đoạn rất hay, cũng khá gần với câu hỏi của bạn! Xin chia sẻ lại:

Khi mong muốn thành đạt hơn, đặc biệt để vượt qua một thách thức hoặc trắc trở, con người ta thường hành động theo một trong ba mẫu thức căn bản:

1. Nỗ lực cao hơn về lượng (thời gian, nguồn lực), nhưng giữ nguyên phương cách hành động và lối tư duy cũ;

2. Đưa ra những phương cách hành động mới với nỗ lực cao hơn, nhưng vẫn giữ nguyên về căn bản lối tư duy cũ;

3. Đổi mới tư duy, trên cơ sở đó tìm thấy những phương cách hành động mới và nguồn sinh lực mới, trên cơ sở đó, có nỗ lực cao hơn hẳn về chất.

Thực tiễn chỉ ra rằng, hành động của con người ta thường dừng ở mẫu thức I, một số vượt lên mẫu thức II, và chỉ rất ít đạt tới mẫu thức III. Thêm nữa, người ta thường chỉ hành động theo mẫu thức III khi đã rơi vào tình thế vô cùng khó khăn, khủng hoảng; khi mà, hành động theo mẫu thức III là không còn là sự lựa chọn tùy ý nữa mà đã trở thành mệnh lệnh bức thiết cho sự sống còn.

Hành động theo mẫu thức ba, nghĩa là, đổi mới sâu sắc tư duy để tìm ra phương cách và sinh lực dồi dào cho những nỗ lực mới có ý nghĩa nền tảng và là bước đi then chốt nhằm tạo nên cục diện phát triển mới với những thuận lợi và thời cơ mà trước đó khó có thể hình dung được. Các Mác từng nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới tư duy khi khẳng định rằng, chúng ta phải “căng tầm mắt đại bàng của tư duy” để suy xét và hành động, một khi tình thế đã thay đổi. Ngạn ngữ phương tây cũng có câu: “Đổi mới tư duy, Đổi thay thế giới”.

Câu hỏi của bạn hay nhưng ở tầm vĩ mô quá.

Mình xin trả lời ở phần vi mô là việc sợ đổi mới ảnh hưởng tới sự phát triển của bản thân mỗi người ra sao thôi.

Việc sợ đổi mới - cũng chính là cái tư duy duy trì cái cũ đã lối thời, lạc hậu không chịu tiếp cận cái hay, cái tiến bộ. Trong khi đó thế giới của chúng ta đang không ngừng thay đổi. Mọi thứ đang nhanh chóng chuyển sang thời đại của công nghệ, của máy tính và robot… Nếu chúng ta không lập tức trau dồi và thành thạo nó, tất nhiên chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau, thậm chí tệ hơn là đào thải khỏi xã hội. Chính vì sự sống còn của cá nhân này mà chúng ta cần luôn luôn đổi mới để bắt kịp với thế giới hiện tại.

Thêm nữa, mình nghĩ việc học tập, sẵn sàng đổi mới nghe thì có vẻ áp lực nhưng thực tế liên tục sẽ giúp bạn hình thành thói quen sẵn sàng học tập, không bao giờ thấy nhàm chán. Việc này cũng giúp cho cuộc sống của cá nhân mỗi người trở nên có ý nghĩa hơn rất nhiều.

Theo quan điểm của mình là đúng á. Sợ thay đổi thì sẽ chẳng có gì phát triển cả. Chưa nói gì tới 1 đất nước, nhìn vào ngay cá thể mỗi chúng ta, nếu k mãnh mẽ bước qua vòng an toàn của bản thân thì sẽ mãi giậm chân tại chỗ.