Sơ cấp cứu cho trẻ khi bị rắn cắn, ngạt nước, gãy tay chân?
Gia đình tôi ở Vĩnh Long miền sông nước, mong mọi người tư vấn khi con nít bị gặp những sự cố tan nạn không muốn như rắn cắn, hay té nước, hay gãy tay, chân thì phải làm gì ?
sức khoẻ
Những tai nạn thường gặp trong những ngày hè:
1.Rắn cắn
- Đưa trẻ ra khỏi vùng nguy hiểm.
-Trấn an trẻ.
- Cho trẻ nằm yên hạn chế cử động để hạn chế phát tán độc tố.
- Làm sạch và sát trùng vết cắn
- Bất động chi bị cắn.
- Băng ép chi bị cắn bằng băng thun rộng bản. Băng với lực vừa phải không quá chặt (ta có thể luồn hai ngón tay dưới băng là vừa) từ gốc chi xuống ngọn chi.
- Cố gắng xác định loại rắn nếu không gây nguy hiểm (Chụp hình. đập chết rắn, quan sát rắn...) để giúp các bác sĩ tại bệnh viện điều trị dễ dàng hơn).
- Không nên rạch hoặc hút vết cắn.- Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.
2. Ngạt nước
- Nhanh chóng đua trẻ ra khỏi nước.
- Dùng tay lấy các dị vật nếu có ra khỏi miệng trẻ (nếu có).
- Hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi trẻ tự thở lại.
- Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.Trong quá trình này chú ý giữ ấm cho trẻ.
3.Gãy tay chân
- Băng ép vết thương nếu có chảy máu
- Cố định chi bị gãy bằng nẹp (gỗ, tre, giấy báo gấp nhiều lần...).
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế.Trên đây là các động tác sơ cứu khi trẻ bị tai nạn. Việc sơ cứu tốt giúp trẻ có tiên lượng tốt về sau. Do đó trong tất cả các tình huống bạn cần giũ bình tĩnh mới thực hiện tốt được.
Tuy nhiên luôn để mắt tới trẻ để tránh các tai nạn vẫn tốt hơn nhiều. Chúc bạn và gia đình có một mùa hè vui vẻ.
Đỗ Thành Nam
Những tai nạn thường gặp trong những ngày hè:
1.Rắn cắn
- Đưa trẻ ra khỏi vùng nguy hiểm.
-Trấn an trẻ.
- Cho trẻ nằm yên hạn chế cử động để hạn chế phát tán độc tố.
- Làm sạch và sát trùng vết cắn
- Bất động chi bị cắn.
- Băng ép chi bị cắn bằng băng thun rộng bản. Băng với lực vừa phải không quá chặt (ta có thể luồn hai ngón tay dưới băng là vừa) từ gốc chi xuống ngọn chi.
- Cố gắng xác định loại rắn nếu không gây nguy hiểm (Chụp hình. đập chết rắn, quan sát rắn...) để giúp các bác sĩ tại bệnh viện điều trị dễ dàng hơn).
- Không nên rạch hoặc hút vết cắn.- Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.
2. Ngạt nước
- Nhanh chóng đua trẻ ra khỏi nước.
- Dùng tay lấy các dị vật nếu có ra khỏi miệng trẻ (nếu có).
- Hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi trẻ tự thở lại.
- Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.Trong quá trình này chú ý giữ ấm cho trẻ.
3.Gãy tay chân
- Băng ép vết thương nếu có chảy máu
- Cố định chi bị gãy bằng nẹp (gỗ, tre, giấy báo gấp nhiều lần...).
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế.Trên đây là các động tác sơ cứu khi trẻ bị tai nạn. Việc sơ cứu tốt giúp trẻ có tiên lượng tốt về sau. Do đó trong tất cả các tình huống bạn cần giũ bình tĩnh mới thực hiện tốt được.
Tuy nhiên luôn để mắt tới trẻ để tránh các tai nạn vẫn tốt hơn nhiều. Chúc bạn và gia đình có một mùa hè vui vẻ.