Sinh viên tâm lý khi ra trường cần chuẩn bị cho mình kỹ năng gì để hỗ trợ cho nghề nghiệp?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Vậy “ngành tâm lí khi ra trường sẽ làm gì, thị trường việc làm ra sao?” câu trả lời là : Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên tâm lí học. Các bạn có thể làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lí học đường, giúp cho đời sống học sinh có tinh thần tốt hơn. Cụ thể là công việc hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lí, cha mẹ học sinh trong việc vận dụng kiến thức tâm lí học và giáo dục học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dự phòng , từ đó ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần ở học sinh. Ngoài ra, sinh viên tâm lí cũng có hể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm ở vị trí trị liệu tâm lí hỗ trợ cho bác sĩ hoặc phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lí bên trong và bên ngoài con người; làm chuyên viên tham vấn tâm lí, tư vấn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống như tình yêu, hôn nhân, gia đình, kinh doanh,…. Tại các trung tâm tư vấn; phụ trách bộ phận nhân sự, chăm sóc, quan hệ khách hàng tại các công ty hoặc làm giảng viên, nhà nghiên cứu về tâm lí con người, các viện, trung tâm, trường đại học. Như vậy có thể thấy công việc của ngành tâm lí rất đa dạng và hấp dẫn nhưng để tự tin theo đuổi và nắm bắt ngành tâm lí học, bên cạnh các kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành, việc trang bị thêm kiến thưc về kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức,… cũng là những nhân tố quan trọng không thể thiếu của một nhà tâm lí thực thụ. Cuối cùng, bạn có phù hợp với ngành học này hay không, ngành Tâm lí xét tuyển những tổ hợp môn nào và những trường nào uy tín đào tạo ngành Tâm lí học,… là những câu hỏi mà bạn phải tiếp tục trả lời nếu thực sự muốn theo đuổi ngành Tâm lí học và trở thành một chuyên gia tâm lí trong tương lai.
Trả lời
Vậy “ngành tâm lí khi ra trường sẽ làm gì, thị trường việc làm ra sao?” câu trả lời là : Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên tâm lí học. Các bạn có thể làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lí học đường, giúp cho đời sống học sinh có tinh thần tốt hơn. Cụ thể là công việc hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lí, cha mẹ học sinh trong việc vận dụng kiến thức tâm lí học và giáo dục học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dự phòng , từ đó ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần ở học sinh. Ngoài ra, sinh viên tâm lí cũng có hể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm ở vị trí trị liệu tâm lí hỗ trợ cho bác sĩ hoặc phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lí bên trong và bên ngoài con người; làm chuyên viên tham vấn tâm lí, tư vấn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống như tình yêu, hôn nhân, gia đình, kinh doanh,…. Tại các trung tâm tư vấn; phụ trách bộ phận nhân sự, chăm sóc, quan hệ khách hàng tại các công ty hoặc làm giảng viên, nhà nghiên cứu về tâm lí con người, các viện, trung tâm, trường đại học. Như vậy có thể thấy công việc của ngành tâm lí rất đa dạng và hấp dẫn nhưng để tự tin theo đuổi và nắm bắt ngành tâm lí học, bên cạnh các kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành, việc trang bị thêm kiến thưc về kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức,… cũng là những nhân tố quan trọng không thể thiếu của một nhà tâm lí thực thụ. Cuối cùng, bạn có phù hợp với ngành học này hay không, ngành Tâm lí xét tuyển những tổ hợp môn nào và những trường nào uy tín đào tạo ngành Tâm lí học,… là những câu hỏi mà bạn phải tiếp tục trả lời nếu thực sự muốn theo đuổi ngành Tâm lí học và trở thành một chuyên gia tâm lí trong tương lai.