Sinh viên ơi, đi xây dựng "thương hiệu cá nhân" đã mỏi chân thấm mệt chưa?

  1. Tâm lý học

Mình thấy chủ đề #Lề xưa thói cũ rất thú vị cho nên mình cũng tham gia góp vui.

Vấn đề mình muốn mang ra tranh luận đó là "Thương hiệu cá nhân" về 3 khía cạnh, hiện trạng, sự lầm tưởng, nguyên tắc xây dựng thương hiệu cá nhân.

 

Hiện trạng

Theo như mình nghiên cứu và tìm hiểu, cụm từ "Thương hiệu cá nhân" bắt đầu được đề cập nhắc tới vào giữa năm 2017 và nở rộ lan rộng bắt đầu vào đầu năm 2018. Từ cá nhân cho tới các cộng đồng hay tổ chức (uy tín lẫn không uy tín) đều ưu ái quan tâm đặc biệt dành cho "Thương hiệu cá nhân" từ bài viết chia sẻ, sách báo, sự kiện offline hay thậm chí có các khóa học chuyên đào tạo xây dựng "thương hiệu cá nhân".

-> Các bạn có thể lên Google search "thương hiệu cá nhân" là có tận 160,000,000 kết quả.

Sẽ chẳng có gì đáng bàn cãi nếu mọi người hiểu đúng về nó và sống hạnh phúc vui vẻ với "thương hiệu cá nhân" đó. Tuy nhiên, càng ngày càng nhiều bạn sinh viên đâm đầu đi học cách xây dựng "thương hiệu cá nhân" một cách vô tội vạ và mù quáng. Hậu quả là, các bạn sẽ gặp những vấn đề phát sinh ảnh hưởng tới chính bản thân và thậm chí ảnh hưởng đến các khía cạnh khác trong cuộc sống.

 

Bàn về những sự lầm tưởng

1/ Thương hiệu cá nhân là phải đẹp, là phải hoàn hảo

Hậu quả là, mình tự loay hoay ở chính cái "hố" mà mình tự tạo ra vì mình cố gắng gồng mình lên để theo những giá trị tốt đẹp mà mình tự đề ra để mà sống.

Theo Holloway - một nhà tư vấn thương hiệu cá nhân sống ở Yorkshire Dales đề cập trên BBC News (2017), mọi người hình thành một ý tưởng về bạn dựa trên những gì bạn nói, cách bạn hành động và dù bạn trông như thế nào. Cho nên nếu bạn đóng 1 "vai diễn" không phải là chính bạn "thực sự", đến 1 lúc nào đó bạn cũng sẽ mệt mỏi và muốn dẹp cái vai đó ngay lập tức.

Ví dụ, nếu bạn tự cộp mác là bạn là "người rất tích cực lạc quan" và la làng um sùm lên cho cả thế giới biết rằng bạn như vậy (mặc định là như vậy). Và đến khi bạn stress cực kì tiêu cực, bạn sẽ có xu thế tự trách bản thân mình rằng tại sao mình lại như vậy và bắt đầu sợ mọi người đánh giá mình là người tiêu cực. Có một số trường hợp dẫn đến tâm lý lo sợ và trầm cảm.

2/ Thương hiệu cá nhân trên các phương tiện truyền thông xã hội là một xu thế thời đại cần phải đầu tư

Tác giả người Anh Ella Woodward, người điều hành blog ăn uống lành mạnh Ella và có hơn một triệu người theo dõi trên Instagram, đã nói về sự kiệt sức trên phương tiện truyền thông xã hội của mình trong các cuộc phỏng vấn. Bạn có nhiều lợi thế khi làm việc trong một thế giới công nghệ không ngừng phát triển, tuy nhiên càng được nhiều người biết đến thì bạn phải gồng mình để diễn đúng vai mà mình đang theo đuổi. Nhưng như thế có phải là đầu tư cho thương hiệu cá nhân một cách đúng đắn không? Thay vì chạy theo cái nhìn của người khác, tại sao chúng ta dành thời gian để tự suy ngẫm xem mình thật sự là ai?

mang xa hoi

(lgejobs.vn)

3/ Thương hiệu cá nhân là tấm thẻ duy nhất để đạt được sự nghiệp mong muốn

Nhiều người cho rằng những người có bộ mặt hào nhoáng, khoác lên mình những bộ trang phục xa xỉ cùng với đó là số lượng tương tác ảo lớn trên mạng xã hội thì dễ dàng chiếm được sự ưu ái từ các nhà tuyển dụng. Vậy điều đó là đúng thì với những cá nhân sở hữu lối sống trầm lặng nhưng luôn phấn đấu để chứng minh năng lực của mình qua những thành quả mà họ đạt được.

Để tồn tại trong môi trường số đông, nơi cơ hội bộc lộ tính cách và khẳng định năng lực bản thân chia đều cho tất cả, bất kỳ ai cũng phải nắm được trong tay con thuyền - vũ khí - chìa khóa thiết thân: Thương hiệu cá nhân. Nhưng giá trị bên trong con người bạn mới thực sự là tấm gương phản chiếu chính xác “Bạn là ai?”

thuong hieu ca nhan

(kenh14.vn)



Vậy đâu là nguyễn tắc để xây dựng thương hiệu cá nhân?

1/ Sống thật với chính bản thể của mình

Trong cuộc sống, mọi sự vật luôn vận động và biến đổi. Mọi thứ đều có thể thay đổi. Vì vậy, nếu bạn cố gắng sống cho thật tốt ngày hôm nay, thì ngày mai là hình ảnh của hy vọng... và ngày hôm qua... chỉ là một giấc mộng êm đềm. Hãy sống cho thật đẹp trong ngày hôm nay, đặc biệt là ngay tại lúc này

Dám sống thật với bản chất của bản thân sẽ giúp bạn có một cuộc sống vui vẻ hơn. Bản thân đỡ mệt mỏi vì phải gồng mình sống theo cách nghĩ của người khác. Đây là cuộc sống của bạn, chính bạn phải là người quyết định và chịu trách nhiệm với chính hành động của mình.


the-hien-thuong-hieu-ca-nhan-bemecmedia_vn

(bemecmedia.com)


2/Dành thời gian để thấu hiểu bản thân

Bạn không biết mình thực sự là ai thì làm sao người khác nhìn ra điểm mạnh và công nhận bạn. Bởi vì thế đi tìm con người thật của bạn là một quá trình cần thiết để thành thật lắng nghe tiếng nói bên trong bạn.

song that

(linkhay3s.com)

3/ Xây dựng lối sống lành mạnh và luôn sẵn sàng học hỏi

Bạn cứ đứng mãi trong vùng an toàn mà không dám đối diện với những thách thức trong cuộc sống thì bạn vẫn chỉ là một chú ếch bé nhỏ ngồi dưới đáy giếng tự tán dương bản thân mà thôi. Như vậy có phải là tự thu mình, giới hạn sự phát triển của bản thân không? Thay vào đó hãy tạo cho mình

hhoc hoi


 (speedlink.vn)

Sinh viên hiện nay có phải đang quá chú trọng vào hình thức bề ngoài hơn là vẻ đẹp nội tại chăng. "Thương hiệu cá nhân" có còn xuất phát từ mục đích đại diện bộ mặt thực sự của bản thân hay chỉ đơn giản là đáp ứng cái nhìn của người khác mà thôi. Mình mong nhận được sự chia sẻ từ các bạn và anh chị!

Nguồn tham khảo:

http://kenh14.vn/thuong-hieu-ca-nhan-tam-the-vip-quyen-luc-20170810195503074.chn




Từ khóa: 

thương hiệu cá nhân

,

sống thật

,

lề xưa thói cũ

,

lầm tưởng sinh viên

,

tâm lý học

Đúng là "xây dựng thương hiệu cá nhân" (TNCN) có mặt tốt và không tốt của nó. Nhưng hãy thử nhìn lại bạn bè xung quanh và lập một bảng thống kê thử xem nhé.

Trước mình đang từng thống kê vì anh giám đốc yêu cầu khi cả công ty seminar về THCN. À nói thêm là mình học và làm ở 1 trong những môi trường hàng đầu nên tỷ lệ dưới đây có khi còn cao hơn so với thực tế. Mình đã thống kê với 100 bạn của mình: nếu xét theo khía cạnh kiến thức ngành, độ tin tưởng, trọng lượng lời nói, khả năng giao tiếp, kĩ năng mềm:  

+ 30/100 người biết khái niệmTHCN

+  8/30 người đang  XDTHCN. 

+  7/8 người đó thực sự nổi trội trong cs, lời nói có trọng lượng, bạn bè tin tưởng và họ giỏi thật sự chứ không phải chỉ được cái mác bề ngoài. 1 bạn còn lại cũng trội hơn rất nhiều so với phần lớn 92 bạn kia. 

+  15/92 người được coi là đạt yêu cầu so với những lĩnh vực trên. 77/92  thì chỉ ăn, ngủ, game, thụ động chỉ làm những gì được yêu cầu, không tự học hỏi, lao vào việc đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập (trái ngành như bưng bê, grab ..) ...

Không có gì là hoàn hảo hay tốt hoàn toàn. Nhưng nếu so sánh giữa độ tích cực và tiêu cực, nếu tích cực nhiều hơn thì ta nên chọn nó thay vì phủ nhận nó


Trả lời

Đúng là "xây dựng thương hiệu cá nhân" (TNCN) có mặt tốt và không tốt của nó. Nhưng hãy thử nhìn lại bạn bè xung quanh và lập một bảng thống kê thử xem nhé.

Trước mình đang từng thống kê vì anh giám đốc yêu cầu khi cả công ty seminar về THCN. À nói thêm là mình học và làm ở 1 trong những môi trường hàng đầu nên tỷ lệ dưới đây có khi còn cao hơn so với thực tế. Mình đã thống kê với 100 bạn của mình: nếu xét theo khía cạnh kiến thức ngành, độ tin tưởng, trọng lượng lời nói, khả năng giao tiếp, kĩ năng mềm:  

+ 30/100 người biết khái niệmTHCN

+  8/30 người đang  XDTHCN. 

+  7/8 người đó thực sự nổi trội trong cs, lời nói có trọng lượng, bạn bè tin tưởng và họ giỏi thật sự chứ không phải chỉ được cái mác bề ngoài. 1 bạn còn lại cũng trội hơn rất nhiều so với phần lớn 92 bạn kia. 

+  15/92 người được coi là đạt yêu cầu so với những lĩnh vực trên. 77/92  thì chỉ ăn, ngủ, game, thụ động chỉ làm những gì được yêu cầu, không tự học hỏi, lao vào việc đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập (trái ngành như bưng bê, grab ..) ...

Không có gì là hoàn hảo hay tốt hoàn toàn. Nhưng nếu so sánh giữa độ tích cực và tiêu cực, nếu tích cực nhiều hơn thì ta nên chọn nó thay vì phủ nhận nó


Cảm ơn bạn về những chia sẻ thú vị, đúng là xây dựng thương hiệu cá nhân là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều hiện tại nhờ sự phát triển của công nghệ.

Tr0ng bài viết, bạn cũng có đề cập câu chuyện sinh viên xây dựng thương hiệu cá nhân phải đẹp, hoàn hảo. Mình muốn hỏi đẹp và hoàn hảo ở đây cụ thể là như thế nào?

Theo mình, theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo là điều tốt. Ai mà không muốn mình xuất hiện trước mọi người trong trạng thái tốt nhất chứ. Theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo theo hướng tích cực: trau dồi kiến thức, chăm chút bản thân, tích cực tham gia hoạt động... là điều nên làm. "Ám ảnh" sự hoàn hảo: làm mọi cách để đạt mục tiêu, gây áp lực chính bản thân... thì mình không ủng hộ.