Sinh viên ngành Ngôn ngữ học sau khi ra trường có thể làm những việc gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Sinh viên học ngành Ngôn ngữ học sau khi ra trường có thể làm được rất nhiều ngành nghề, trong đó phổ biến nhất là các công việc: - Lĩnh vực báo chí, truyền hình, thông tin đại chúng: Ở lĩnh vực này, sinh viên ra trường có thể đảm nhiệm các công việc biên tập báo, biên tập website; viết tin, bài; xây dựng kịch bản truyền hình; làm phóng sự truyền hình; viết nội dung phim tài liệu; sáng tác kịch bản phim; dẫn chương trình,... - Lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học: sinh viên có thể học lên bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học hay các ngành gần để trở thành nhà nghiên cứu chuyên ngành hay liên ngành ở các viện, trung tâm nghiên cứu hoặc các trường đại học và cao đẳng. - Lĩnh vực quản lý văn phòng: Kiến thức ngôn ngữ học có thể tạo điều kiện cho sinh viên ra trường làm các công việc hành chính, quản trị văn phòng, quản lý hệ thống văn bản. - Lĩnh vực biên tập, xuất bản, dịch thuật: Nhiều sinh viên ngành Ngôn ngữ học đã và đang làm việc tại các nhà xuất bản; biên tập sách, báo, tạp chí; làm các công tác xuất bản; làm công tác biên phiên dịch; chuyển thể kịch bản phim; viết lời thoại phim ảnh; tham gia hoạt động biên soạn từ điển, sách giáo khoa, sách tham khảo. - Lĩnh vực lưu trữ, thư viện, trung tâm từ điển: Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu; làm việc tại các thư viện, các trung tâm xử lý thông tin ngôn ngữ. - Lĩnh vực giảng dạy, đào tạo: Kiến thức Ngôn ngữ học làm tiền đề cho sinh viên ra trường, cùng với các kiến thức giáo dục học bổ sung, có thể tham gia vào công việc giảng dạy và đào tạo các ngành ngữ văn tại các trường và trung tâm đào tạo. Ngoài ra, nếu kết hợp với các kiến thức bổ sung, sinh viên tốt nghiệp có thể hoạt động tốt trong các lĩnh vực như: - Lĩnh vực truyền thông, quan hệ công chúng, ngoại giao: các công việc liên quan đến quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng, công tác đối ngoại, ngoại giao, … - Lĩnh vực y khoa liên quan đến tâm lý ngôn ngữ: tham gia vào nghiên cứu và điều trị các bệnh lý về ngôn ngữ hay tâm lý ngôn ngữ - Lĩnh vực công nghệ thông tin liên quan đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên: tham gia vào các dự án xử lý ngôn ngữ tự nhiên như dịch tự động; xây dựng lời nói nhân tạo; phân tích văn bản tự động; sửa lỗi chính tả tự động; phân tích ngôn ngữ tội phạm... - Lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến chính sách ngôn ngữ, chính sách dân tộc, đến phát triển văn hoá xã hội: Kiến thức vĩ mô về NNH giúp sinh viên những nền tảng trong các công việc quản lý nhà nước về ngôn ngữ, bảo tồn văn hoá phi vật chất, bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá dân tộc.
Trả lời
Sinh viên học ngành Ngôn ngữ học sau khi ra trường có thể làm được rất nhiều ngành nghề, trong đó phổ biến nhất là các công việc: - Lĩnh vực báo chí, truyền hình, thông tin đại chúng: Ở lĩnh vực này, sinh viên ra trường có thể đảm nhiệm các công việc biên tập báo, biên tập website; viết tin, bài; xây dựng kịch bản truyền hình; làm phóng sự truyền hình; viết nội dung phim tài liệu; sáng tác kịch bản phim; dẫn chương trình,... - Lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học: sinh viên có thể học lên bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học hay các ngành gần để trở thành nhà nghiên cứu chuyên ngành hay liên ngành ở các viện, trung tâm nghiên cứu hoặc các trường đại học và cao đẳng. - Lĩnh vực quản lý văn phòng: Kiến thức ngôn ngữ học có thể tạo điều kiện cho sinh viên ra trường làm các công việc hành chính, quản trị văn phòng, quản lý hệ thống văn bản. - Lĩnh vực biên tập, xuất bản, dịch thuật: Nhiều sinh viên ngành Ngôn ngữ học đã và đang làm việc tại các nhà xuất bản; biên tập sách, báo, tạp chí; làm các công tác xuất bản; làm công tác biên phiên dịch; chuyển thể kịch bản phim; viết lời thoại phim ảnh; tham gia hoạt động biên soạn từ điển, sách giáo khoa, sách tham khảo. - Lĩnh vực lưu trữ, thư viện, trung tâm từ điển: Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu; làm việc tại các thư viện, các trung tâm xử lý thông tin ngôn ngữ. - Lĩnh vực giảng dạy, đào tạo: Kiến thức Ngôn ngữ học làm tiền đề cho sinh viên ra trường, cùng với các kiến thức giáo dục học bổ sung, có thể tham gia vào công việc giảng dạy và đào tạo các ngành ngữ văn tại các trường và trung tâm đào tạo. Ngoài ra, nếu kết hợp với các kiến thức bổ sung, sinh viên tốt nghiệp có thể hoạt động tốt trong các lĩnh vực như: - Lĩnh vực truyền thông, quan hệ công chúng, ngoại giao: các công việc liên quan đến quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng, công tác đối ngoại, ngoại giao, … - Lĩnh vực y khoa liên quan đến tâm lý ngôn ngữ: tham gia vào nghiên cứu và điều trị các bệnh lý về ngôn ngữ hay tâm lý ngôn ngữ - Lĩnh vực công nghệ thông tin liên quan đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên: tham gia vào các dự án xử lý ngôn ngữ tự nhiên như dịch tự động; xây dựng lời nói nhân tạo; phân tích văn bản tự động; sửa lỗi chính tả tự động; phân tích ngôn ngữ tội phạm... - Lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến chính sách ngôn ngữ, chính sách dân tộc, đến phát triển văn hoá xã hội: Kiến thức vĩ mô về NNH giúp sinh viên những nền tảng trong các công việc quản lý nhà nước về ngôn ngữ, bảo tồn văn hoá phi vật chất, bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá dân tộc.