Sinh viên kinh tế muốn theo đuổi Product Manager nên bắt đầu từ đâu?

  1. Hướng nghiệp

Em hiện tại đang là sinh viên FTU, em cũng rất quan tâm ngành Product và có vài câu hỏi mà mình đã thắc mắc từ lâu, em hy vọng nhận được giải đáp từ anh chị đang làm trong ngành ạ.

- Với background kinh tế, business thì em cần chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng gì để có thể theo đuổi được ngành Product sau khi ra trường?

- Em nên đi từ các vị trí như BA, Product Analyst,... trước, sau đó mới chuyển qua PO/PM hay nên tham gia các chương trình Product Trainee của các công ty. Sự khác nhau khi đi theo 2 hướng này là gì ạ?

Vì ngành này còn mới nên em thấy cũng khá khó khăn trong việc định hướng và tìm kiếm thông tin, nên em hy vọng nhận được giải đáp. Em cảm ơn!

Từ khóa: 

hướng nghiệp

Chị cũng background FTU và theo ngành product từ khi ra trường, đến nay đc ~5 năm, trong đó có hơn 3 năm làm PM và đều tự học mọi thứ. Theo kinh nghiệm cá nhân tự học mọi thứ và quan sát nhiều ng, nhiều môi trường thì thấy rằng, là 1 PM cần:

  1. Về mindset: tư duy về sản phẩm, phát triển sản phẩm. Làm PM thì hầu hết là pt product inhouse - 1 product inhouse rất khác biệt so với outsource ở mindset, cách vận hành... vì em sẽ cần rất hiểu sản phẩm, hiểu hệ thống, hiểu người dùng và các stakeholders liên quan. Từ đó mới có thể execute, tìm source of growth rồi ra định hướng phát triển sản phẩm ra sao.
  2. Các tập kĩ năng thì cũng từ đặc trưng vai trò mà đa dang cả về hard skills và soft skills.

Hardskills thì data analysis, requirement analysis, stakeholder analysis, user research... Data cụ thể cần kĩ năng đọc, hiểu, làm việc với data vì hầu hết các vị trí PM đều cho các các sản phẩm software, app. Từ data cũng sẽ hiểu đc cấu trúc hệ thống, luồng làm việc, integrate giữa các component. Từ data thì sẽ có insight về business, người dùng... để hiểu insight, detect problems....nói chung là có data skills là 1 lợi thế rất tốt, và thậm chí must-have trong các cty, hệ thống lớn. User research thì chính là 1 cách lấy và phân tích qualitative data... Hiểu biết về core logic hệ thống, system design... để em biết khi đưa ra 1 feature hay có bug thì chỗ frontend làm gì, backend làm gì hay cần integrate vào components nào khác... Hiểu biết về dev, code sẽ là lợi thế nhưng c từng làm cả công ty startup, tập đoàn lớn thì chưa bên nào yêu cầu cả vì đã có những tech lead, solution architecture... họ đảm nhiệm. Nên chị không nghĩ nên bắt đầu hay học bằng cách đi lên từ vị trí Dev.

https://cdn.noron.vn/2022/04/13/productmanager-1649824369.jpg
Soft skills thì cần prioritisation ( cực kì quan trọng vì làm PM thì luôn có núi việc và cần phải biết priorituse), problem solving, critical thinking hay logical thinking, communication với các stakeholders để compromise hay deal, rồi projext management theo scrum, waterfall...

Nói chung là nếu xác định làm PM, để học hard skills, em có thể tự tìm các khóa học với kĩ năng tương ứng để học. Tất nhiên cách học tốt nhất là nắm đc kiến thức nền và có điều kiện practise. Soft skills thì có thể học, practise bằng nhiều cách.

3. Cần hiểu rằng vai trò của PM là ng owner của sản phẩm, định hướng đc sản phẩm cần pt nư thế nào, từng giai đoạn làm gì. Và vì thế PM là cầu nối giữa những người dùng của sản phẩm (users, đội business) và người làm ra sản phẩm (Dev, QA, designer)...

Trả lời

Chị cũng background FTU và theo ngành product từ khi ra trường, đến nay đc ~5 năm, trong đó có hơn 3 năm làm PM và đều tự học mọi thứ. Theo kinh nghiệm cá nhân tự học mọi thứ và quan sát nhiều ng, nhiều môi trường thì thấy rằng, là 1 PM cần:

  1. Về mindset: tư duy về sản phẩm, phát triển sản phẩm. Làm PM thì hầu hết là pt product inhouse - 1 product inhouse rất khác biệt so với outsource ở mindset, cách vận hành... vì em sẽ cần rất hiểu sản phẩm, hiểu hệ thống, hiểu người dùng và các stakeholders liên quan. Từ đó mới có thể execute, tìm source of growth rồi ra định hướng phát triển sản phẩm ra sao.
  2. Các tập kĩ năng thì cũng từ đặc trưng vai trò mà đa dang cả về hard skills và soft skills.

Hardskills thì data analysis, requirement analysis, stakeholder analysis, user research... Data cụ thể cần kĩ năng đọc, hiểu, làm việc với data vì hầu hết các vị trí PM đều cho các các sản phẩm software, app. Từ data cũng sẽ hiểu đc cấu trúc hệ thống, luồng làm việc, integrate giữa các component. Từ data thì sẽ có insight về business, người dùng... để hiểu insight, detect problems....nói chung là có data skills là 1 lợi thế rất tốt, và thậm chí must-have trong các cty, hệ thống lớn. User research thì chính là 1 cách lấy và phân tích qualitative data... Hiểu biết về core logic hệ thống, system design... để em biết khi đưa ra 1 feature hay có bug thì chỗ frontend làm gì, backend làm gì hay cần integrate vào components nào khác... Hiểu biết về dev, code sẽ là lợi thế nhưng c từng làm cả công ty startup, tập đoàn lớn thì chưa bên nào yêu cầu cả vì đã có những tech lead, solution architecture... họ đảm nhiệm. Nên chị không nghĩ nên bắt đầu hay học bằng cách đi lên từ vị trí Dev.

https://cdn.noron.vn/2022/04/13/productmanager-1649824369.jpg
Soft skills thì cần prioritisation ( cực kì quan trọng vì làm PM thì luôn có núi việc và cần phải biết priorituse), problem solving, critical thinking hay logical thinking, communication với các stakeholders để compromise hay deal, rồi projext management theo scrum, waterfall...

Nói chung là nếu xác định làm PM, để học hard skills, em có thể tự tìm các khóa học với kĩ năng tương ứng để học. Tất nhiên cách học tốt nhất là nắm đc kiến thức nền và có điều kiện practise. Soft skills thì có thể học, practise bằng nhiều cách.

3. Cần hiểu rằng vai trò của PM là ng owner của sản phẩm, định hướng đc sản phẩm cần pt nư thế nào, từng giai đoạn làm gì. Và vì thế PM là cầu nối giữa những người dùng của sản phẩm (users, đội business) và người làm ra sản phẩm (Dev, QA, designer)...

Một câu trả lời không liên quan lắm nhưng mình thấy sau khi học đủ thứ kiến thức, lý thuyết trên trời dưới bể thì mình nên tham gia xây dựng product thông qua cuộc thi hoặc training program (cái này ở những nước phát triển về tech industry khá phổ biến, Việt Nam mình hiện tại thì chắc chưa nhiều). Trong quá trình cùng team xây 1 product, dù là 1 tính năng nhỏ thôi bạn sẽ thấy thích Product nhiều hơn và vỡ ra nhiều điều. Nếu bạn may mắn quen anh chị nào đó trong ngành thì cứ mạnh dạn xin feedback, bạn sẽ thấy bất ngờ vì những thứ mình nhận được. Từ kinh nghiệm ít ỏi thì mình chia sẻ được vậy thôi còn vụ nên bắt đầu từ BA hay Engineer thì mình cũng chờ các các bạn đã có kinh nghiệm vào trả lời.

Đầu tiên học coding & các khái niệm về tech em nhé, làm product không cần code nhưng biết code sẽ có lợi thế rất nhiều lúc phỏng vấn, khi viết tài liệu và làm việc với dev. Sau đó học tiếp về BA. Đủ 2 cái này em có thể đi xin việc, làm BA hoặc trainee đều được hết, trong quá trình làm thì học về product design để chuyển lên PM.