Sinh viên đi làm thêm "được" và "mất" gì?
Em đang là sinh viên năm 2, vì còn nhiều thời gian trống không lên lớp nên định đi làm thêm gì đó chứ không hẳn là thiếu thốn. Nhưng bị ba mẹ mắng không cho đi làm vì sợ bị đồng tiền mê hoặc. Mọi người cho em xin thêm ý kiến với.
kỹ năng mềm
Chuyện kiếm tiền và bị tiền cám dỗ là 2 thứ khác nhau bạn nhé, bạn chỉ bị ảnh hưởng khi không đủ bản lĩnh thôi.
Con trai anh bạn mình, 8 tuổi, muốn mua 1 đôi giày chạy bộ, đã phải "làm ô sin" cho gia đình, để lấy lương để dành mua cho được. Vấn đề không phải họ không có tiền để mua đôi giày, nhưng đó là những giá trị họ dạy cho con họ từ sớm. Họ dạy giá trị của đồng tiền, của lao động, của việc đạt được những điều họ muốn bằng khả năng của mình. Họ làm điều đó khi con trai còn rất nhỏ, để khi cám dỗ đến gần, cậu con trai sẽ được chuẩn bị cả kỹ năng và tinh thần.
Mình thấy phụ huynh ở Việt Nam hay bị kiểu lúc bé thì bảo con còn bé quá ko hiểu được, đến khi lớn hơn thì đùng phát bảo con lớn rồi phải tự quyết định và chịu trách nhiệm cho đời mình đi. Một người trẻ ko thể vụt lớn lên ngày trước ngày sau được, cần có thời gian chuẩn bị cho họ về tinh thần, kỹ năng đối phó, cách ứng xử với thất bại, với sai lầm.
Mình xưa cũng đi làm sớm, cũng bị mê hoặc, cũng bỏ học, cũng có lúc thèm như bạn bè, cố gắng vài năm, đến nay mình thấy cũng ổn, cũng có công việc yêu thích, vị trí ổn định, cũng đạt được sự tôn trọng trong chuyên môn, và hầu như có được những thứ mình mong muốn cho tuổi 30. Nhưng trong suốt quá trình đó, mình không nghĩ mình đã từng bị tiền mê hoặc, việc bỏ học của mình cũng ko liên quan đến tiền, đơn giản là vì có tiếp xúc, mình biết mình ko thích ngành đó (nay mình làm và dạy ở 1 ngành khác, ko được đào tạo chính quy)
Mos Dang
Chuyện kiếm tiền và bị tiền cám dỗ là 2 thứ khác nhau bạn nhé, bạn chỉ bị ảnh hưởng khi không đủ bản lĩnh thôi.
Con trai anh bạn mình, 8 tuổi, muốn mua 1 đôi giày chạy bộ, đã phải "làm ô sin" cho gia đình, để lấy lương để dành mua cho được. Vấn đề không phải họ không có tiền để mua đôi giày, nhưng đó là những giá trị họ dạy cho con họ từ sớm. Họ dạy giá trị của đồng tiền, của lao động, của việc đạt được những điều họ muốn bằng khả năng của mình. Họ làm điều đó khi con trai còn rất nhỏ, để khi cám dỗ đến gần, cậu con trai sẽ được chuẩn bị cả kỹ năng và tinh thần.
Mình thấy phụ huynh ở Việt Nam hay bị kiểu lúc bé thì bảo con còn bé quá ko hiểu được, đến khi lớn hơn thì đùng phát bảo con lớn rồi phải tự quyết định và chịu trách nhiệm cho đời mình đi. Một người trẻ ko thể vụt lớn lên ngày trước ngày sau được, cần có thời gian chuẩn bị cho họ về tinh thần, kỹ năng đối phó, cách ứng xử với thất bại, với sai lầm.
Mình xưa cũng đi làm sớm, cũng bị mê hoặc, cũng bỏ học, cũng có lúc thèm như bạn bè, cố gắng vài năm, đến nay mình thấy cũng ổn, cũng có công việc yêu thích, vị trí ổn định, cũng đạt được sự tôn trọng trong chuyên môn, và hầu như có được những thứ mình mong muốn cho tuổi 30. Nhưng trong suốt quá trình đó, mình không nghĩ mình đã từng bị tiền mê hoặc, việc bỏ học của mình cũng ko liên quan đến tiền, đơn giản là vì có tiếp xúc, mình biết mình ko thích ngành đó (nay mình làm và dạy ở 1 ngành khác, ko được đào tạo chính quy)
Hannah Tran
Ngay trong chính câu hỏi của bạn đã hiện hữu câu trả lời.
Trong cuộc sống, bạn không thể chỉ luôn "nhận" hoặc luôn "cho". Chúng ta gọi đó là đánh đổi. Vậy hãy nghĩ xem, bạn sẽ mất gì và được gì khi không đi làm thêm?1
Bạn sẽ được ngồi chơi máy tính, tụ tập cà phê với bạn bè hoặc có thời gian chat với người yêu. Còn mất ? Bạn sẽ mất đi thời gian có thể kiếm tiền và học hỏi kinh nghiệm, va chạm với các tình huống mà bạn chưa bao giờ gặp trong cuộc sống.
Chung quy lại, bạn đi làm thêm hay không làm thêm bạn đều mất thời gian cả. Quan trọng là bạn được gì và mục tiêu của bạn là gì.